Giáo trình An toàn điện - Chương một: Nhập môn về khoa học bảo hộ lao động và vệ sinh lao động

1.1.1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động (BHLĐ)

a. Mục đích, ý nghĩa của công tác BHLĐ

Mục đích của BHLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức,

kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản

xuất; tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện để ngăn

ngừa tai nạn lao độngvà bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau, giảm sút sức khoẻ cũng

như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức

khoẻ và tính mạng người lao động trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng

sản xuất, tăng năng suất lao động.

Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù sản xuất, do yêu cầu của sản xuất và gắn

liền với quá trình sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động, quan trọng nhất của lực

lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác, việc chăm lo sức khoẻ của người lao

động mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.mà công tác BHLĐ mang lại còn

có ý nghĩa nhân đạo.

b. Tính chất của công tác bảo hộ lao động

BHLĐ Có 3 tính chất chủ yếu là: Pháp lý, Khoa học kỹ thuật và tính quần

chúng.

- BHLĐ mang tính chất pháp lý

Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hoá chúng thành những luật

lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi tổ

chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu

chuẩn, được ban hành trong công tác bảo hộ lao động là luật pháp của Nhà nước.

- BHLĐ mang tính KHKT

Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và

chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp. đều xuất phát từ những cơ sở của KHKT. Các

hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các

yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm

bảo an toàn đều dựa trên các cơ sở khoa học kỹ thuật.

pdf75 trang | Chuyên mục: An Toàn Điện | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Giáo trình An toàn điện - Chương một: Nhập môn về khoa học bảo hộ lao động và vệ sinh lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 nguy 
hiểm
- Thực hiện nối không bảo vệ.
- Thực hiện nối đất bảo vệ, cân bằng thế.
- Sử dụng máy cắt điện an toàn.
- Sử dụng các phương tiện bảo vệ dụng cụ phòng hộ. 
8.2. Phương tiện bảo vệ và dụng cụ kiểm tra điện cho người khi làm việc
Để bảo vệ con người khi làm việc với các thiết bị điện khỏi bị tác dụng của 
dòng điện, hồ quang cần phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cần thiết.Các phương 
tiện bảo vệ chia thành nhóm:
. Phương tiện cách điện, tránh điện áp (bước, tiếp xúc, làm việc) gồm: sào 
cách điện, kìm cách điện, dụng cụ có tay cầm cách điện, găng tay cao su, giày cao su, 
ủng cao su, đệm cách điện cao su.
. Thiết bị thử điện di động, kìm đo dòng điện.
. Bảo vệ nối đất di chuyển tạm thời, hàng rào, bảng báo hiệu.
. Phương tiện bảo vệ tránh tác dụng của hồ quang, mảnh kim loại bi nung 
nóng, các hư hỏng cơ học: kính bảo vệ, găng tay bằng vải bạt, dụng cụ chống khí độc.
8.2.1. Cấu tạo một số phương tiện bảo vệ cách điện:
Bộ môn Hệ thống điện - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
70
Hình 8.1: Phương tiện bảo vệ và dụng cụ
a. Sào cách điện; b. Kìm cách điện; c. Găng tay điện môi
d. Giày ống; đ. Ủng điện môi; e. đệm và thảm cao su; g. bệ cách điện
h. Những dụng cụ sửa chữa có tay cầm cách điện; k. Cái chỉ điện áp di động
Giáo trình An Toàn Điện Trang
Phương tiện bảo vệ cách điện chia làm hai loại chính và phụ. Phương tiện bảo 
vệ chính có cách điện đảm bảo không bị điện áp của thiết bị chọc thủng, có thể dùng 
chúng để sờ trực tiếp những phần mạng điện. Phương tiện bảo vệ phụ chỉ làm 
phương tiện phụ vào phương tiện chính bản thân chúng không thể bảo vệ.
Loại bảo vệ Điện áp cao hơn 1000V Điện áp thấp hơn 1000V
Chính Sào, kìm Sào, kìm, găng tay cách điện, dụng 
cụ của thợ điện có cán cách điện 
(10cm)
Phụ Găng tay cách điện, đệm, bề, 
giày ống ngắn và dài
Giày, đệm, bệ cách điện
 a. Sào cách điện
Sào cách điện dùng trực tiếp để điều khiển dao cách li, đặt nối đất di động, thí 
nghiệm cao áp. Gồm 3 phần: phần cách điện, phần làm việc và phần cầm tay. Độ dài 
của sào phụ thuộc vào điện áp. Khi dùng sào cần đứng trên bệ cách điện, tay đeo 
găng cao su, chân mang giày cao su.
Điện thế định mức của 
thiết bị (KV)
Độ dài của phần cách điện 
(m)
Độ dài tay cầm (m)
Dưới 1kV Không có tiêu chuẩn Tuỳ theo sự liên hệ
Trên 1kV dưới 10kV 1,0 0,5
Trên 10kV dưới 35kV 1,5 0,7
Trên 35kV dưới 110kV 1,8 0,9
Trên 110kV dưới 220kV 3,0 1,0
 b. Kìm cách điện
Kìm cách điện dùng để đặt và lấy cầu chì, đẩy các nắp cách điện bằng cao su. 
Kìm là phương tiện chính dùng với điện áp dưới 35kV. Gồm 3 phần: phần làm việc 
phần cách điện, phần cầm tay.
Điện thế định mức của 
thiết bị (KV)
Độ dài của phần cách điện 
(m)
Độ dài tay cầm (m)
10 0,45 0,15
35 0,75 0,2
 c. Găng tay điện môi, giày ống, đệm lót
Dùng với thiết bị điện, các dụng cụ này được sản xuất riêng với cấu tạo phù 
hợp với quy trình.
 d. Bệ cách điện:
Bệ cách điện có kích thước khoảng 75 x 75 nhưng không quá 150 x 150cm, 
làm bằng gỗ tấm ghép. Khoảng cách giữa các tấm gỗ không quá 2,5cm. Chiều cao bệ 
Bộ môn Hệ thống điện - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
71
Giáo trình An Toàn Điện Trang
từ sàn gỗ đến nền nhà không nhỏ hơn 10cm.
8.2.2. Thiết bị thử điện di động
Thiết bị thử điện di động dùng để kiểm tra có điện áp hay không và để định 
pha. Dụng cụ có bóng đèn neon, đèn sáng khi có dòng điện dung đi qua. Kích thước 
thiết bị phụ thuộc vào điện áp, kích thước tối thiểu như sau:
Điện thế định mức 
của thiết bị (kV)
Độ dài giá đỡ 
(mm)
Độ dài tay cầm 
(mm)
Độ dài chung 
(mm)
10 320 110 680
10 ÷ 35 510 120 1060
Khi dùng thiết bị thử điện chỉ đưa vào thiết bị thử đến mức cần thiết để có thể 
thấy sáng. Chạm vào thiết bị chỉ cần khi vật được thử không có điện áp.
8.2.3. Thiết bị bảo vệ nối đất tạm thời di động
Bảo vệ nối đất tạm thời di động là phương tiện bảo vệ khi làm việc ở những 
chỗ đã ngắt mạch điện những dễ có khả năng đưa điện áp nhầm vào hoặc dễ bị xuất 
hiện điện áp bất ngờ trên chúng.
Cấu tạo gồm những dây dẫn để ngắn mạch pha, cần nối đất với các chốt để nối 
vào phần mang điện. Chốt phải chịu được lực điện động khi có dòng ngắn mạch. Các 
dây dẫn làm bằng đồng tiết diện không bé hơn 25mm2. Chốt phải có chỗ để tháo dây 
ngắn mạch bằng đòn.
Nối đất chỉ được thực hiện khi đã kiểm tra, không đóng điện vào bộ phận được 
nối đất. Đầu tiên nối đầu cuối của cái nối đất vào đất sau đó thử có điện áp hay không 
rồi nối dây vào vật mang điện. Khi tháo nối đất thì làm ngược lại. 
8.2.4. Những cái chắn tạm thời di động, nắp đậy bằng cao su
Cái chắn tạm thời di động bảo vệ cho người thợ sửa chữa khỏi bị chạm vào 
điện áp. Những vật này làm bình phong để ngăn cách, chiều cao chừng 1,8m.
Vật lót cách điện đặt che vật mang điện phải làm bằng vật mềm, không cháy 
(cao su, tectolit, bakelit...). Có thể dùng chúng ở những thiết bị dưới 10 kV trong 
trường hợp không tiện dùng bình phong. 
Bao đậy bằng cao su để cách điện dao cách ly phải chế tạo sao cho dễ đậy và 
tháo dễ dàng bằng kìm.
8.2.5. Bảng báo hiệu
Cần có các bảng báo hiệu để báo trước sự nguy hiểm cho người đến gần vật 
mang điện, cấm thao tác những thiết bị gây ra tai nạn chết người, để nhắc nhở...
Các loại bảng báo hiệu sau: 
 . Bảng báo trước:
Bộ môn Hệ thống điện - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
72
Giáo trình An Toàn Điện Trang
“Điện thế cao - nguy hiểm” “Đứng lại - điện thế cao”
“Không trèo - nguy hiểm chết người” “Không sờ vào - nguy hiểm chết 
người”
 . Bảng cấm:
“Không đóng điện - có người đang làm việc”
“Không đóng điện - đang làm việc trên đường dây”
 . Bảng cho phép:
“Làm việc tại chỗ này”
 . Bảng nhắc nhở:
“Nối đất”.
8.3. Cấp cứu người bị điện giật
Nguyên nhân chính làm chết người vì điện giật là do hiện tượng kích thích chứ 
không do bị chấn thương.
Khi có người bị tan nạn điện, việc tiến hành sơ cứu nhanh chóng, kịp thời và 
đúng phương pháp là các yếu tố quyết định để cứu sống nạn nhân. Các thí nghiệm và 
thực tế cho thấy rằng từ lúc bị điện giật đến một phút sau được cứu chữa thì 90% 
trường hợp cứu sống, để 6 phút sau mới cứu chỉ có thể cứu sống 10%, nếu để từ 10 
phút mới cấp cứu thì rất ít trường hợp cứu sống được. Việc sơ cứu phải thực hiện 
đúng phương pháp mới có hiệu quả và tác dụng cao.
Khi sơ cứu người bị tai nạn cần thực hiện hai bước cơ bản sau:
- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
 . Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
* Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần:
 Nhanh chóng cắt nguồn điện (cầu dao, aptomat, cầu chì...); nếu không thể cắt 
nhanh nguồn điện thì phải dùng các vật cách điện khô như sào, gậy tre, gỗ khô để gạt 
dây điện ra khỏi nạn nhân, nếu nạn nhân nắm chặt vào dây điện cần phải đứng trên 
các vật cách điện khô (bệ gỗ) để kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng hay dùng găng tay cách 
điện để gỡ nạn nhân ra; cũng có thể dùng dao rìu với cán gỗ khô, kìm cách điện để 
chặt hoặc cắt đứt dây điện.
* Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao
Không thể đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy, sào cách điện 
để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện. Đồng thời báo cho người quản lý đến cắt 
điện trên đường dây. Nếu người bị nạn đang làm việc ở đường dây trên cao dùng dây 
nối đất làm ngắn mạch đường dây. Khi làm ngắn mạch và nối đất cần phải tiến hành 
nối đất trước, sau đó ném dây lên làm ngắn mạch đường dây. Dùng các biện pháp để 
đỡ chống rơi, ngã nếu người bị nạn ở trên cao.
Bộ môn Hệ thống điện - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
73
Giáo trình An Toàn Điện Trang
 . Làm hô hấp nhân tạo
Thực hiện ngay sau khi tách người bị nạn ra khỏi bộ phận mang điện. Đặt nạn 
nhân ở chỗ thoáng khí, cởi các phần quần áo bó thân (cúc cổ, thắt lưng ...), lau sạch 
máu, nước bọt và các chất bẩn. Thao tác theo trình tự: 
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mềm để đầu ngửa về phía sau. 
Kiểm tra khí quản có thông suốt không và lấy các di vật ra. Nếu hàm bị co cứng phải 
mở miệng bằnh cách để tay và phía dưới của góc hàm dưới, tỳ ngón tay cái vào mép 
hàm để đẩy hàm dưới ra.
- Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng 
đảm bảo cho không khí vào dể dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước đề phòng lưỡi rơi 
xuống đóng thanh quản.
- Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. 
Người cấp cứu hít hơi và thở mạnh vào 
miệng nạn nhân (đặt khẩu trang hoặc 
khăn sạch lên miệng nạn nhân). Nếu 
không thể thổi vào miệng được thì có thể 
bịt kít miệng nạn nhân và thổi vào mũi.
- Lặp lại các thao tác trên nhiều 
lần. Việc thổi khí cần làm nhịp nhàng và 
liên tục 10-12 lần trong 1 phút với người 
lớn, 20 lần trong 1 phút với trẻ em.
 . Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt còn một người xoa bóp tim. 
Người xoa bóp tim đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới xương ức của 
nạn nhân, ấn khoảng 4-6 lần thì dừng lại 2 giây để người thứ nhất thổi không khí vào 
phổi nạn nhân. Khi ép mạnh lồng ngực xuống khoảng 4-6cm, sau đó giữ tay lại 
khoảng 1/3s rồi mới rời tay khỏi lồng ngực cho trở về vị trí cũ.
Nếu có một người cấp cứu thì cứ sau hai ba lần thổi ngạt ấn vào lồng ngực nạn 
nhân như trên từ 4-6 lần.
Bộ môn Hệ thống điện - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
74
Hình 7.2: Cấp cứu phương pháp
 hà hơi thổi ngạt
Hình 8.3: Cấp cứu theo phương pháp ấn tim vào lồng ngực
Giáo trình An Toàn Điện Trang
Các thao tác phải được làm liên tục cho đến khi nạn nhân xuất hiện dấu hiệu 
sống trở lại, hệ hô hấp có thể tự hoạt động ổn định. Để kiểm tra nhip tim nên ngừng 
xoa bóp khoảng 2-3s. Sau khi thấy khí sắc mặt trở lại hồng hào, đồng tử co dãn, tim 
phổi bắt đầu hoạt động nhẹ... cần tiếp tục cấp cứu khoảng 5-10 phút nữa để tiếp sức 
thêm cho nạn nhân. Sau đó kịp thời chuyển nạn nhân đến bệnh viện. Trong quá trình 
vận chuyển vẫn phải tiếp tục tiến hành công việc cấp cứu liên tục. 
Bộ môn Hệ thống điện - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
75

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_an_toan_dien_chuong_mot_nhap_mon_ve_khoa_hoc_bao.pdf