Giáo trình An toàn điện - Chương 1: Nhập môn về khoa học bảo hộ lao động và vệ sinh lao động

1.1.1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động (BHLĐ)

a. Mục đích, ý nghĩa của công tác BHLĐ

Mục đích của BHLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức,

kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản

xuất; tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải thiện để ngăn

ngừa tai nạn lao độngvà bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau, giảm sút sức khoẻ cũng

như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức

khoẻ và tính mạng người lao động trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng

sản xuất, tăng năng suất lao động.

Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù sản xuất, do yêu cầu của sản xuất và gắn

liền với quá trình sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động, quan trọng nhất của lực

lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác, việc chăm lo sức khoẻ của người lao

động mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.mà công tác BHLĐ mang lại còn

có ý nghĩa nhân đạo.

pdf12 trang | Chuyên mục: An Toàn Điện | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Giáo trình An toàn điện - Chương 1: Nhập môn về khoa học bảo hộ lao động và vệ sinh lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
c gây tác dụng khó chịu ít hơn tiếng ồn gián đoạn. Tiếng ồn có 
các thành phần tần số cao khó chịu hơn tiếng ồn có tần số thấp.Khó chịu nhất là tiếng 
ồn thay đổi cả về tần số và cường độ. Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể còn phụ 
thuộc vào hướng của năng lượng âm thanh tới, thời gian tác dụng, vào độ nhạy riêng 
của từng người cũng như vào lứa tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể của ngưòi công 
nhân.
c. Bụi
Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước lớn nhỏ khác nhau tồn tại lâu trong không 
khí dưới dạng bụi bay bay hay bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha như hơi, khói, 
mù . Bụi phát sinh tự nhiên do gió bão, động đất, núi lửa nhưng quan trọng hơn là 
trong sinh hoạt và sản xuất của con người như từ các quá trình gia công, chế biến, vận 
chuyển các nguyên vật liệu rắn.
Bụi gây nhiều tác hại cho con người mà trước hết là các bệnh về đường hô hấp, 
bệnh ngoài da, bệnh tiêu hoánhư các bệnh về phổi, bệnh viêm mũi, họng, phế quản, 
bệnh mụn nhọt, lở loét
Bộ môn Hệ thống điện - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
7
Giáo trình An Toàn Điện Trang
d. Chiếu sáng.
Chiếu sáng hợp lý không những góp phần làm tăng năng suất lao động mà còn 
hạn chế các tai nạn lao động, giảm các bệnh về mắt.
e. Phóng xạ.
Nguyên tố phóng xạ là những nguyên tố có hạt nhân nguyên tử phát ra các tia có 
khả năng ion hoá vật chất, các tia đó gọi là tia phóng xạ. Hiện tại người ta đã biết 
được khoảng 50 nguyên tố phóng xạ và 1000 đồng vị phóng xạ nhân tạo. Hạt nhân 
nguyên tử của các nguyên tố phóng xạ có thể phát ra những tia phóng xạ như tia α,β,γ 
tia Rơnghen, tia nơtơron,những tia này mắt thường không nhìn thấy được, phát ra 
do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử .
Làm việc với các chất phóng xạ có thể bị nhiễm xạ. Nhiễm xạ cấp tính thường 
xảy ra sau vài giờ hoặc vài ngày khi toàn than nhiễm xạ 1 liều lượng nhất định (trên 
200Rem).Khi bị nhiễm xạ cấp tính thường có những triệu chứng như :
- Da bị bỏng, tấy đỏ ở chổ tia phóng xạ chiếu vào.
- Chức năng thần kinh trung ương bị rối loạn.
- Gầy, sút cân, chết dần chết mòn trong tình trạng suy nhược
Trường hợp nhiễm xạ cấp tính thường ít gặp trong sản xuất và nghiên cứu mà 
chủ yếu xảy ra trong các vụ nổ vũ khí hạt nhân và tai nạn ở các lò phản ứng nguyên 
tử.
Nhiễm xạ mãn tính xảy ra khi liều lượng ít hơn (nhỏ hơn 200 Rem) nhưng trong 
một thời gian dài và thường có các triệu chứng sau :
- Thần kinh bị suy nhược.
- Rối loạn các chức năng tạo máu.
- Có hiện tượng đục nhân mắt, ung thư da, ung thư xương.
- Cần lưu ý là các cơ quan cảm giác của người không thể phát hiện được các 
tác động của phóng xạ lên cơ thể, chỉ khi nào có hậu quả mới biết được.
1.4 Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương và biện pháp phòng ngừa.
1.4.1 Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất.
 Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương sản xuất chủ yếu do cơ cấu, đặc 
trưng quá trình công nghệ của các dây chuyền sản xuất gây ra như : 
+ Có các cơ cấu chuyển động, khớp nối truyền động.
+ Chi tiết, vật liệu gia công văng bắn ra (cắt, màiđập, nghiền)
+ Điện giật.
+Yếu tố về nhiệt : Kim loại nóng chảy,vật liệu nung nóng,nước nóng ( luyện 
kim,sản xuất vật liệu xây dựng).
+ Chất độc công nghiệp , các chất lỏng hoạt tính (a xít, kiềm..)
+ Bụi (sản xuất xi măng)
Bộ môn Hệ thống điện - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
8
Giáo trình An Toàn Điện Trang
+ Nguy hiểm về nổ, cháy, áp suất cao (sản xuất pháo hoa, vũ khí,lò hơi )
+ Làm việc trên cao, vật rơi từ trên cao xuống (xây dựng).
1.4.2 Nguyên nhân gây chấn thương .
a) Nhóm các nguyên nhân kỹ thuật.
- Quá trình công nghệ chứa đựng các yếu tố nguy hiểm, có hại: có các bộ phận 
chuyển động,bụi, tiếng ồn
- Thiết kế, kết cấu không đảm bảo, không thích hợp với đặc điểm sinh lý của 
người sử dụng; độ bền kém; thiếu các tín hiệu, cơ cấu báo hiệu, ngăn ngừa quá tải 
như van an toàn, phanh hãm, chiếu sáng không thích hợp; ồn, rung vượt quá mức 
cho phép , 
- Không thực cơ khí hoá, tự động hoá những khâu lao động nặng nhọc, nguy 
hiểm .
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các qui tắc kỹ thuật an toàn như 
các thiết bị áp lực không được kiểm nghiệm trước khi đưa vào sử dụnh, thiếu hoặc sử 
dụng không đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân. 
b) Nhóm các nguyên nhân về quản lý, tổ chức.
- Tổ chức, sắp xếp chỗ làm việc không hợp lý, tư thế thao tác khó khăn.
- Tổ chức tuyển dụng, phân công, huấn luyện, giáo dục không đúng, không đạt 
yêu cầu.
1.4.3 Các biện pháp và phương tiện kỹ thuật an toàn cơ bản.
a) Biện pháp an toàn đối với bản thân người lao động .
- Thực hiện thao tác, tư thế lao động phù hợp, đúng nguyên tắc an toàn, 
tránh các tư thế cúi gập người, các tư thế có thể gây chấn thương cột sống, 
thoát vị đĩa đệm
- Bảo đảm không gian vận động, thao tác tối ưu, sự thích nghi giữa người và 
máy
- Đảm bảo các điều kiện lao động thị giác, thính giác, xúc giác.
- Đảm bảo tâm lý phù hợp, tránh quá tải, căng thẳng hay đơn điệu.
b) Thực hiện các biện pháp che chắn an toàn.
Mục đích của thiết bị che chắn an toàn là cách li các vùng nguy hiểm đối với 
người lao động như các vùng có điện áp cao, có các chi tiết chuyển động, những nơi 
người có thể rơi, ngă .
Yêu cầu đối với thiết bị che chắn là :
- Ngăn ngừa được các tác động xấu, nguy hiểm gây ra trong quá trình sản 
xuất.
Bộ môn Hệ thống điện - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
9
Giáo trình An Toàn Điện Trang
- Không gây trở ngại, khó chịu cho người lao động.
- Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất thiết bị.
Phân loại các thiết bị che chắn :
- Che chắn các bộ phận, cơ cấu chuyển động.
- Che chắn các bộ phận dẫn điện.
- Che chắn các nguồn bức xạ có hại.
- Che chắn hào, hố, các vùng làm việc trên cao..
- Che chắn cố dịnh, che chắn tạm thời.
c) Sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa.
Mục đích sử dụng thiết bị và cơ cấu phòng ngừa là để ngăn chặn các tác động 
xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra, ngăn chặn, hạn chế sự cố lan rộng.Sự cố 
gây ra có thể do sự quá tải (về áp suất, nhiệt độ, điện áp) hoặc do các hư hỏng 
ngẫu nhiên của các chi tiết, phần tử của thiết bị.
Nhiệm vụ của thiết bị và cơ cấu phòng ngừa là phải tự động loại trừ nguy cơ 
sự cố hoặc tai nạn khi đối tượng phòng ngừa vượt quá giới hạn qui định.
Thiết bị phòng ngừa chỉ làm việc tốt khi đã tính toán đúng ở khâu thiết kế, chế 
tạo và nhất là khi sử dụng phải tuân thủ các qui định về kỹ thuật an toàn.
Phân loại thiết bị và cơ cấu phòng ngừa :
- Hệ thống có thể tự phục hồi lại khả năng làm việc khi đối tượng phòng 
ngừa đã trở lại dướI giới hạn qui định như van an toàn kiểu tải trọng, rơ le 
nhiệt
- Hệ thống phục hồi lại khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới như 
cầu chì, chốt cắm 
d) Sử dụng các tín hiệu, dấu hiệu an toàn.
Tín hiệu an toàn nhằm mục đích:
- Báo trước cho ngườI lao động những nguy hiểm có thể xảy ra.
- Hướng dẫn các thao tác cần thiết .
- Nhận biết qui định về kỹ thuật và an toàn qua các dấu hiệu qui ước về màu 
sắc, hình vẽ (biển báo chỉ đường).
Tín hiệu an toàn có thể dung :
- Ánh sáng, màu sắc.
- Âm thanh : còi chuông
- Màu sơn, hình vẽ, chữ.
Bộ môn Hệ thống điện - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
10
Giáo trình An Toàn Điện Trang
- Đồng hồ, dụng cụ đo lường.
Yêu cầu đối với tín hiệu an toàn :
- Dễ nhận biết.
- Độ tin cậy cao, ít nhầm lẫn.
- Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu 
của tiêu chuẩn hoá.
e) Đảm bảo khoảng cách và kích thước an toàn.
Khoảng cách an toàn là là khoảng không gian tối thiểu giữa người lao động và 
các phương tiện, thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không 
bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất như khoảng cách giữa đường dây dẫn điện 
đến người, khoảng cách an toàn khi nổ mìn, khoảng cách giữa các máy móc, khoảng 
cách trong chặt cây, kéo gỗ, khoảng cách an toàn về phóng xạ
Tuỳ thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị mà qui 
định các khoảng cách an toàn khác nhau..
f) Thực hiện cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa..
Đó là biện pháp nhằm giải phóng người lao động khỏi khu vực nguy hiểm , 
độc hại. Các trang thiết bị cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa thay thế con 
người thực hiện các thao tác từ xa, trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm , đồng thời 
nâng cao được năng suất lao động.
g) Trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân.
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân là biện pháp bảo vệ bổ sung, hỗ trợ 
nhưng có vai trò rất quan trọng khi các biện pháp bảo vệ khác vẫn không đảm bảo an 
toàn cho người lao động, nhất là trong điều kiện thiết bị, công nghệ lạc hậu.
Các trang bị , phương tiện bảo vệ cá nhân có thể bao gồm :
- Trang bị bảo vệ mắt :các loại kính bảo vệ khác nhau.
- Trang bị bảo vệ cơ quan hô hấp :mặt nạ, khẩu trang, bình thở
- Trang bị bảo vệ cơ quan thính giác nhằm ngăn ngừa tiếng ồn.như 
nút bịt tai, bao úp tai..
- Trang bị bảo vệ đầu, chân tay : các loại mũ, giày, bao tay..
- Quần áo bảo hộ lao động : bảo vệ người lao động khỏi các tác động 
về nhiệt, về hoá chất, về phóng xạ, áp suất
Bộ môn Hệ thống điện - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
11
Giáo trình An Toàn Điện Trang
Trang bị phương tiện cá nhân phải được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng 
nhà nước, việc cấp phát, sử dụng phải theo qui định của pháp luật. Người sử dụng lao 
động phải tiến hành kiểm tra chất lượng phương tiện bảo vệ cá nhân trước khi cấp 
phát và kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn khi đưa vào sử dụng.
h) Thực hiện kiểm nghiệm dự phòng thiết bị.
Kiểm nghiệm độ bền, độ tin cậy của máy móc, thiết bị, công trình, các bộ phận 
của chúng là biện pháp an toàn nhất thiết trước khi đưa chúng vào sử dụng.Mục đích 
của kiểm nghiệm dự phòng là đánh giá chất lượng của thiết bị về các mặt tính năng , 
độ bền, độ tin cậy để quyết định có đưa thiết bị vào sử dụng hay không. Kiểm nghiệm 
dự phòng được tiến hành định kỳ, hoặc sau những kỳ sữa chữa, bão dưỡng. 
Bộ môn Hệ thống điện - Khoa Điện - Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
12

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_an_toan_dien_chuong_1_nhap_mon_ve_khoa_hoc_bao_ho.pdf