Giáo dục tôn giáo và vai trò của tôn giáo trong lịch sử giáo dục Việt Nam
Tóm tắt: Mục tiêu cao nhất của giáo dục là hướng tới sự phát triển
con người. Cùng với việc trao truyền tri thức, giáo dục theo nghĩa
hẹp là giáo dục đạo đức, định hình các chuẩn mực, giá trị và lối ứng
xử cho mỗi cá nhân trong xã hội, tức là hướng đến việc hình thành
nhân cách con người. Tôn giáo là một trong các yếu tố góp phần
giáo dục nhân cách bởi giáo lý mỗi tôn giáo đều có những nội dung
răn dạy tín đồ tu dưỡng cách làm người và đối nhân xử thế. Trong
bài viết này, tác giả không có chủ ý so sánh giáo dục nhân cách giữa
giáo dục quốc dân và giáo dục của các tôn giáo để kêu gọi thiết lập
nền giáo dục tôn giáo, mà bằng cách tiếp cận Sử học, tác giả khái
quát sự đóng góp của tôn giáo trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam từ
thế kỷ XI tới nay nhằm cho thấy tôn giáo có thể là một nguồn lực
tham gia vào sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam hiện nay.
o hai mô hình Kitô giáo và Phật giáo cho thấy có những khác biệt trong cách dạy và học. Các trường mẫu giáo theo mô hình Kitô giáo, tự do cá nhân của trẻ em được tôn trọng và trẻ em được tạo điều kiện phát triển nhân cách tự do, và vui chơi của trẻ em là hoạt động chủ đạo, được tôn trọng. Giáo viên ít can thiệp vào hoạt động của trẻ. Ngược lại, ở mô hình trường tổ chức theo Phật giáo, trẻ em lại được giáo dục từ rất sớm khả năng nhận biết hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống và biết cách ứng xử để cùng mọi người thoát ra khỏi hoàn cảnh ấy. Triết lý giáo dục là nhấn mạnh đến tình thương và lòng từ bi, không chỉ giữa người với người mà còn giữa con người với mọi sinh vật và cả cây cỏ nữa. Ngoài ra, nhà trường còn chủ trương cho trẻ em tập rèn luyện thân thể như những hoạt động chính của trường để các em có thể trở thành những con người mạnh mẽ và rộng lượng theo hình mẫu Phật giáo (Trần Hữu Thiên, 2015). Dẫn ra vài ví dụ nói trên để thấy rằng giáo dục tôn giáo là một đặc điểm phổ quát ở nhiều hệ thống giáo dục quốc dân, và các triết lý sống, đạo đức và chuẩn mực tôn giáo đã thấm đượm vào tâm hồn trẻ thơ từ rất sớm, góp phần tạo nên nhân cách của con người khi trưởng thành. Những kiến thức đạo đức, quan điểm và văn hóa ứng xử trẻ em học được sẽ được chúng vận dụng vào cuộc sống, và từ đó, tạo ra ảnh hưởng tới xã hội và mọi người xung quanh. Lối nghĩ và cách ứng xử của trẻ em được hình thành thông qua sự tham gia vào những thực hành trao đổi qua lại với nhau. Chúng giải thích và tạo lập các chuẩn mực để ứng xử trong những tình huống khác nhau dựa trên kinh nghiệm và cách nghĩ chúng học được. Nếu chúng ta cho rằng mục tiêu cao nhất của giáo dục là nhằm vào con người, lấy con người làm trung tâm, là vì sự phát triển con người (Phùng Xuân Nhạ, 2016) thì cách giáo dục đạo đức, các chuẩn mực, giá trị và lối ứng xử có ý nghĩa đặc biệt. Nếu một hệ thống giáo dục không coi trọng điều đó, nếu chỉ tập trung vào trao truyền tri thức, giáo dục đó Nguyêñ Quang Hưng, Nguyêñ Văn Chıńh. Giaó dụ c tôn giáo... 99 sẽ thất bại. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng giáo dục tôn giáo không có gì mâu thuẫn với vai trò của nhà nước thế tục, ngược lại, nó không chỉ mang các giá trị tốt đẹp của tôn giáo vào công tác đào tạo thế hệ tương lai mà còn góp phần huy động được nguồn lực to lớn từ các tôn giáo tham gia vào công tác giáo dục. Cuối cùng, chúng tôi không kêu gọi một nền giáo dục tôn giáo mà ngược lại, khẳng định tầm quan trọng của việc xây dựng mô hình nhà nước thế tục. Tuy nhiên, sự trở lại của tôn giáo trong lĩnh vực giáo dục có một ý nghĩa quan trọng góp phần xã hội hóa giáo dục, sử dụng được nguồn lực của tôn giáo và giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giáo dục là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Sự tham gia của tôn giáo vào giáo dục không chỉ giúp đa dạng hóa các nguồn lực văn hóa, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các văn hóa và niềm tin tôn giáo mà còn giúp tận dụng được sự tham gia của xã hội vào sự nghiệp giáo dục, giảm thiểu những nguy cơ gây xung đột giữa các tôn giáo và giữa tôn giáo với nhà nước./. CHÚ THÍCH: 1 Alexandre B. Woodside (1988), Vietnam and the Chinese Model - A Comparative Study of Vietnamese and Chinese Governments in the First Half of the Nineteenth Century, Harvard University, Cambridge, Massachustts and London: 224-225. 2 Vũ Ngọc Khánh (1985), Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945, Nxb. Giáo dục, Hà Nội: 71-72. 3 Nguyễn Q. Thắng (2005), Khoa cử & Giáo dục Việt Nam, Nxb. Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh: 69. 4 Thư của Giám mục Lefèbvre, Archive MEP, vol. 758, p. 417. 5 Création d’une Aca dé mie Tonkinoise par Paul Bert, 3/7/1886. In: Les Débuts de l’ Enseigmement Franşái au Tonkin pả Dumoutier, 1887. Trong: Dumoutier, M. G (1900), Rapport du Directeur de l’ Enseignement sur l’ Enseignement Franşais en Annam et au Tonkin en 1900, L’ Enseignement Franco-Annamite - A Exposition Universelle de 1900 par Dumoutier, Imprimerie Typo- Lithographique Schneider, Hanoi. Appendix. 6 Situation de l’Indo-chine (1897-1901) (1902), Rapport par M. Paul Doumer, Gouveneur-Genéral, Hanoi, F. H. Schneider, 1902, T’oung Pao, Second Series, Vol. 3, No. 2, tr. 130. Dẫn theo: Trần Thị Phương Hoa (2012), Giáo dục Pháp- Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 55. 7 Đạo chỉ dụ thứ nhất của Đức Bảo Đại, số 176 tháng 9 năm 1932, tr. 305-328. Dẫn theo: Trần Thị Phương Hoa (2012), Giáo dục Pháp-Việt ở Bắc Kỳ (1884- 1945), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 191. 8 Gouvernement de l’Indochine, Rapports, deuxi è me partie, tableau V, 1920 1940, p. 23. 9 Trần Thị Phương Hoa (2012), Giáo dục Pháp-Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 211. 10 Trần Thị Phương Hoa (2012), Giáo dục Pháp-Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945), Sđd, 245. 100 Nghiên cứu Tôn giáo. Sô ́5 - 2016 11 Theo sách Niên giám Công giáo Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 2004, thì vào năm 1969, Giáo hội Công giáo ở Miền Nam Việt Nam đã sở hữu 226 trường trung học, 1.030 trường tiểu học, cô nhi viện, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại phong cùi và 159 phòng phát thuốc. Sau năm 1975, Giáo phận Sài Gòn có 400 cơ sở bị trưng dụng, 95 cơ sở thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội bị chiếm dụng. 12 Trương Bá Cần (chủ biên, 2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 2, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội: 165. 13 Quốc hội CHXHCN Việt Nam (2004), Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, Hà Nội. Website: 14 Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005. 15 Hội đồng Giám mục Việt Nam (2007), Thư chung về giáo dục Kitô giáo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andersen, Peter B. and Carin Laudrup, “Religious Education as a Tool for Enhancing Diversity”, in: Sporre, Karin and Gudrun Svedberg (eds.) (2010), Changing Societies - Values, Religions, and Education, Working Papers in Teacher Education, No. 7 (2010), pp. 7-18. 2. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục năm 2005. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết 25/NQ-TW ngày 12/3/2003 Về công tác tôn giáo trong tình hình mới, trong Ban Tôn giáo Chính phủ, “Tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta”, 4. Hoàng Tụy (2008), Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam, . duc-vn, truy cập ngày 07/6/2008. 5. Hội đồng Giám mục Việt Nam (2007), Thư chung về giáo dục Kitô giáo. 6. Holloway, Susan D. (1999), “The Role of Religious Beliefs in Early Chilhood Educa- tion: Christian and Buddhism Preschool in Japan”, Early Chilhood Research and Practice, Volume 1, Number 2; 1999. 7. Lê Vinh Danh (2014), “Khủng hoảng giáo dục là do không có triết lý giáo dục”, Lao Động cuối tuần, thứ Năm, 17/4/2014. tra-cuu/khung_hoang_giao_duc_do_khong_co_triet_ly_giao_duc.html 8. Lưu Trọng Lư (1939), “Một nền văn chương Việt Nam”, Tao Đàn, số 2, ngày 16/3/1939. 9. Nguyễn Q. Thắng (2005), Khoa cử & Giáo dục Việt Nam, Nxb. Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Xuân Sanh (2014), “Giáo dục nhân cách”, Tia Sáng, 12/12/2014. 11. Phùng Xuân Nhạ (2016), “Mục tiêu của giáo dục không phải là bằng cấp”. VnExpress Phỏng vấn với tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo ngày 10 tháng 4 năm 2016. tieu-cua-giao-duc-khong-phai-la-bang-cap-3384392.html 12. Quốc hội CHXHCN Việt Nam, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, Hà Nội, 2004. 13. Vũ Ngọc Khánh (1985), Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 14. Thư của Giám mục Lefèbvre, Archives MEP, Vol. 758. Nguyêñ Quang Hưng, Nguyêñ Văn Chıńh. Giaó dụ c tôn giáo... 101 15. Trần Thị Phương Hoa (2012), Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Trần Hữu Thiên (2015), “Niềm tin tôn giáo và giáo dục mẫu giáo”, Văn hóa Phật giáo, số 186. 17. Trương Bá Cần (chủ biên, 2008), Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, tập 2, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 18. Học sinh xé đề cương môn sử: “Khuôn méo sao đúc bát tròn” (Students tore the history reading materials into pieces and threw away) duc/Hoc-sinh-xe-de-cuong-mon-su-Khuon-meo-sao-duc-bat- tron/2131625312/202/>; truy cập ngày 15/4/ 2013. 19. Phỏng vấn Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo về Học viện Công giáo Việt Nam. duc-dao-ve-hoc-vien-cong-giao-viet-nam.html 20. 13.820 thí sinh bị điểm 1 môn lịch sử (13,820 examinees received 1mark and below), su-1990440.html, truy cập ngày 20/8/2013. 21. Woodside, Alexandre B. (1988), Vietnam and the Chinese Model, a Comparative Study of Vietnamese and Chinese governments in the first half of the Nineteenth Century, Harvard University, Cambridge, Massachustts and London. 22. Sefton, Malin (2010), “Police students’s talk about the relevance of religion in policing - Teaching and learning about diversity at the Swedish National Police Academy”, in: Sporre, Karin and Gudrun Svedberg (eds.), (2010), Changing Societies - Values, Religions, and Education, Working Papers in Teacher Education, No. 7 (2010), pp. 63-70. Abstract EDUCATION OF RELIGION AND ROLE OF RELIGION IN THE VIETNAM EDUCATIONAL HISTORY The goal of education aims at human development. Along with the transmission of knowledge, education in the strict sense connotes moral education, shaping the norms, values and behaviours for each individual in society, towards the development of personality. Religion is one of the factors contributing to personal education because every religious dogma teaches believers how to cultivate and to behave. In this article, the author does not intend to compare the ethical education of national education with religious education to call for an education of religion; however, by the historical approach, the author generalizes the religion’s contribution in the domain of education in Vietnam from the 11th century to the present in order to indicate that religion can be a source of the contemporary education in Vietnam. Keywords: Education, history, religion, role, Vietnam.
File đính kèm:
- giao_duc_ton_giao_va_vai_tro_cua_ton_giao_trong_lich_su_giao.pdf