Giải pháp xây dựng hệ thống phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
TÓM TẮT
Trong thực tế, phân tích và dự báo doanh thu đóng một vai trò quan trọng, giúp cho các nhà quản
lý chủ động trong việc đề ra các kế hoạch và các quyết định cần thiết phục vụ cho quá trình sản
xuất kinh doanh, đầu tư, quảng bá, quy mô sản xuất, kênh phân phối sản phẩm, nguồn cung cấp tài
chính,
Bài báo đã đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở thu thập, phân tích và kiểm định dữ liệu nhằm đưa ra những giải
pháp xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
i quy lý thuyết mô tả gần đúng nhất mối liên hệ thực tế. Khoảng cách từ điểm thực tế đến điểm thuộc đường hồi quy lý thuyết nhỏ nhất sẽ là tốt nhất. Từ phương trìnhh trên bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất hoặc thông qua việc đặt thứ tự thời gian (t) trong dãy số để tính các tham số a, b. Nếu đặt thứ tự thời gian t sao cho ∑t # 0 ta có công thức tính tham số như sau: tayb . 22 .. tt tyty a 2t yt b Nitro PDF Software 100 Portable Document Lane Wonderland Nguyễn Văn Huân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 191 - 198 195 Nếu đặt thứ tự thời gian t sao cho ∑t = 0 ta có: Phương pháp điều hòa mũ Điều hòa mũ đưa ra các dự báo cho giai đoạn trước và thêm vào đó một lượng điều chỉnh để có được lượng dự báo cho giai đoạn kế tiếp. Sự điều chỉnh này là một tỷ lệ nào đó của sai số dự báo ở giai đoạn trước và được tính bằng cách nhân số dự báo của giai đoạn trước với hệ số nằm giữa 0 và 1. Hệ số này gọi là hệ số điều hòa. Công thức tính như sau: Ft = Ft-1+ α (At-1 - Ft-1) Trong đó : Ft: Dự báo cho giai đoạn thứ t, giai đoạn kế tiếp. Ft-1: Dự báo cho giai đoạn thứ t-1, giai đoạn trước. At-1: Số liệu thực tế của giai đoạn thứ t-1 Phương pháp trung bình động giản đơn Phương pháp trung bình động đơn giản là phương pháp đưa ra dự báo cho giai đoạn tiếp theo dựa trên cơ sở kết quả trung bình của các kỳ trước đó thay đổi (trượt) trong một giới hạn thời gian nhất định. Công thức: Trong đó : Ft: Là nhu cầu dự báo cho giai đoạn t. : Là nhu cầu thực tế của giai đoạn t-i; n: Số giai đoạn quan sát. Phương pháp trung bình động có trọng số Phương pháp trung bình động có trọng số là phương pháp trung bình động có tính đến ảnh hưởng của từng giai đoạn khác nhau đến nhu cầu thông qua việc sử dụng các trọng số. Trong phương pháp bình quân đơn giản được đề cập ở phần trên, chúng ta xem vai trò của các số liệu trong quá khứ là như nhau. Trong một vài trường hợp, các số liệu này có ảnh hưởng khác nhau trên kết quả dự báo. Vì thế, người ta thích sử dụng quyền số không đồng đều cho các số liệu quá khứ. Trọng số là các con số được gán cho các số liệu quá khứ để chỉ mức độ quan trọng của chúng ảnh hưởng đến kết quả dự báo. Quyền số lớn được gán cho số liệu gần với kỳ dự báo nhất để ám chỉ ảnh hưởng của nó là lớn nhất.Việc chọn các trọng số phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự nhạy cảm của người dự báo. Công thức: Trong đó : : Dự báo thời kỳ thứ t. : Số liệu thực tế thời kỳ trước (i= 1,2,3...) : Trọng số tương ứng ở thời kỳ i. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ DỰ BÁO KINH TẾ Phân tích thiết kế hệ thống phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế Biểu đồ phân cấp chức năng Hình 1. Biểu đồ phân cấp chức năng Biểu đồ luồng dữ liệu + Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh Hình 2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh + Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh Một số kết quả Chức năng quản lý khu vực Để thuận tiện cho quá trình tổ chức và xử lý dữ liệu. Chức năng thực hiện việc quản lý dữ liệu thuộc các khu vực nào Nitro PDF Software 100 Portable Document Lane Wonderland Nguyễn Văn Huân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 191 - 198 196 Hình 3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh Hình 4. Chức năng quản lý khu vực Chức năng quản lý lĩnh vực Để thuận tiện cho việc quản lý, tổ chức và xử lý dữ liệu. Dữ liệu sẽ được lưu trữ ở các lĩnh vực khác nhau. Hình 5. Chức năng kiểm tra dữ liệu Chức năng đánh giá dữ liệu Chức năng Đánh giá dữ liệu gồm một số chức năng như: Tải dữ liệu, lưu dữ liệu, đánh giá dữ liệu và Thống kê báo cáo. Sau khi dữ liệu được thu thập về và tổ chức theo từng Khu vực và Lĩnh vực và được lưu trữ dưới một số định dạng như Excel, XML, Text. Sẽ được tự động tải vào thông qua chức năng Tải dữ liệu. Để tiện cho việc lưu trữ thì dữ liệu sẽ được lưu trữ vào Cơ sở dữ liệu SQL Server thông qua chức năng Lưu dữ liệu. Sau khi có dữ liệu, chuyên viên dự báo sẽ tiến hành đánh giá bộ dữ liệu. Việc đánh giá dữ liệu thông quan hệ số tương quan mẫu và hệ số xác định sẽ cho ta được phương pháp mô hình dự báo nào là phù hợp và cho kết quả chính xác nhất. Hình 6. Chức năng đánh giá dữ liệu Chức năng phân tích và dự báo Chức năng Phân tích và dự báo gồm một số chức năng như: Lấy dữ liệu, Phân tích dự báo và Thống kê báo cáo. Sau khi dữ liệu được lưu trữ vào Cơ sở dữ liệu SQL Server. Dữ liệu được lấy dựa theo các tiêu chí như: Khu vực, lĩnh vực và khoảng dữ liệu cần lấy thông qua chức năng Lấy dữ liệu. Sau đó, Chuyên viên dự báo có thể lựa chọn phương pháp dự báo và tiến hành phân tích dự báo. Kết quả dự báo đưa ra doanh thu của doanh nghiệp trong khoảng thời gian tiếp theo mà doanh nghiệp muốn dự báo và đưa ra các chỉ tiêu đánh giá kết quả dự báo như: các sai số, hệ số tương quan, hệ số xác định.Bên cạnh đó, kết quả dự báo được hệ thống biểu diễn dưới dạng 17 loại biểu đồ thông dụng nhất hiện nay. Ngoài ra, để tiện cho việc báo cáo với bộ phận quản lý thì chuyên viên dự báo sẽ tiến hành in báo cáo thông qua chức năng Báo cáo của chương trình. Hình 7. Giao diện chức năng phân tích và dự báo Chức năng thống kê báo cáo Hệ thống hỗ trợ chức năng xuất thống kê báo cáo tổng hợp. Báo cáo sẽ tiến hành so sánh các phương pháp dự báo đối với cùng một bộ dữ liệu. Thông qua các chỉ tiêu đánh giá phân tích dự báo chuyên viên dự báo sẽ biết được phương pháp dự báo nào là phù hợp nhất cho bộ dữ liệu hiện tại. Bên cạnh đó, báo cáo được xuất ra tệp excel để tiện cho ban lãnh đạo theo dõi từ đó hỗ trợ việc ra quyết định. Nitro PDF Software 100 Portable Document Lane Wonderland Nguyễn Văn Huân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 191 - 198 197 Hình 8. Giao diện chức năng báo cáo KẾT LUẬN Phân tích dữ liệu và dự báo là một yếu tố quan trọng của hầu hết các quyết định kinh doanh và lập kế hoạch kinh tế. Phân tích dữ liệu và dự báo như một tập hợp các công cụ giúp người ra quyết định đưa ra các phán đoán tốt nhất về các sự kiện tương lai. Bài báo đã đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cơ sở thu thập, phân tích và kiểm định dữ liệu nhằm đưa ra những giải pháp xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. The odore Jay Gordon, (1994), Integration of Forecasting Methods and the Frontiers of Futures Research, AC/UNU Millennium Project. 2. Daekook Kang, Wooseok Jang, Hyeonheong Lee, Hyun Joung No, (2013),A Review on Technology Forecasting Methods and Their Application Area, World Academy of Science, Engineering and Technology. 3. Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình, (2011), Phân tích dữ liệu và dự báo kinh tế, NXB Khoa học và kỹ thuật. 4. Lê Văn Dụy, (2010), Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp và mô hình dự báo ngắn hạn để dự báo các chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu, Đề tài NCKH Cấp Bộ 2009 – 2010. 5. Nguyễn Ngọc Tuyến, (2008), Xây dựng mô hình phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế tài chính phục vụ công tác phân tích, hoạch định và điều hành chính sách tài chính, Đề tài NCKH Cấp Bộ 6/2007 - 5/2008. 6. Trần Thị Trâm Anh, (2007), Ứng dựng mô hình phân tích, dự báo giá một số mặt hàng tư liệu sản xuất quan trọng ở Việt Nam gian đoạn 2006-2010, Đề tài NCKH Cấp Bộ 01/05/06 - 01/05/07. 7. Bùi Duy Phú, (2010), Xây dựng hàm cầu tiền của Việt Nam, phân tích & dự báo qua một số mô hình thực nghiệm, Đề tài NCKH Cấp Ngành, KNH 2010 – 06. 8. Phùng Duy Quang, (2007),Mô hình chuỗi thời gian dùng để dự báo biến động giá chứng khoán và áp dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam, Đề tài Cấp trường Đại học Ngoại Thương, Mã số NT 2007-02. 9. Trần Văn Tá, (2003), Phân tích và dự báo tình hình kinh tế tài chính khu vực và thế giới tác động đến Việt Nam, Đề tài NCKH Cấp Bộ 2/2002 - 2/2003. 10. Phạm Thị Thắng,Phạm Thị Kim Vân, (2007), Sử dụng các mô hình kinh tế lượng trong phân tích và dự báo tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam, Đề tài NCKH Cấp Bộ 01/05/06 - 01/05/07. 11. Vũ Xuân Nam, Phạm Việt Bình, Nguyễn Văn Huân, (2012), Phương pháp hồi quy bội trong dự báo và ứng dụng vào dự báo doanh thu dịch vụ viễn thông tại Viễn thông Thái Nguyên, P 87-92,số 102, tập 2 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên. 12. Phạm Việt Bình, Nguyễn Văn Huân, Vũ Xuân Nam, Lê Anh Tú, (2013), Một phương pháp phân tích và dự báo sản lượng chè Tỉnh Thái Nguyên, trang 65-70, Số 10 tập 110 Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên. Nitro PDF Software 100 Portable Document Lane Wonderland Nguyễn Văn Huân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 135(05): 191 - 198 198 SUMMARY SOLUTION BUILDING SYSTEMS DATA ANALYSIS AND TURNOVER FORECASTING FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIET NAM Nguyen Van Huan * , Le Anh Tu College of Information and Communication Technology - TNU In fact, analysis and turn over forecasting plays an important role, helping managers active in the formulation of plans and decisions necessary for the production and business processes, the first investment, promotion, production scale, product distribution channels, sources of financing, ... This paper proposes the solution building systems data analysis and turnover forecasting for small and medium enterpriseson the basis ofcollecting, analyzing and testing data in order to provide solutions to the construction plans production business that reached the highest efficiency. Keywords: data analyse , forecast, linear regression, moving average, turnover Ngày nhận bài:25/10/2014; Ngày phản biện:14/11/2014; Ngày duyệt đăng: 31/5/2015 Phản biện khoa học: TS. Cao Đình Thi – Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội * Tel: 0987 118623 Nitro PDF Software 100 Portable Document Lane Wonderland
File đính kèm:
- giai_phap_xay_dung_he_thong_phan_tich_du_lieu_va_du_bao_doan.pdf