Giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan bờ sông Cần Thơ

Tóm tắt: Kiến trúc cảnh quan khu vực bờ sông là một đối tượng nghiên cứu quan trọng

đối với đô thị ven sông trên thế giới. Có rất nhiều nghiên cứu và dự án thực hiện nhằm cung

cấp các giải pháp xử lý thích hợp cho những không gian riêng biệt này. Ở nhiều quốc gia và

khu vực trên thế giới, bên cạnh các đề xuất quy hoạch và xây dựng cơ bản, thì còn phải chú ý

đến các đặc điểm văn hóa độc đáo tạo nên một không gian thực sự hấp dẫn cho việc đổi mới

đô thị. Ngày nay, nhiều thành phố đã có giải pháp kiến trúc cảnh quan thành công cho các khu

vực ven sông chẳng hạn như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức và Canada. Ở Việt Nam,

các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã thực hiện nhiều biện

pháp để cải thiện và phát triển cảnh quan ven sông một cách hiệu quả. Sau những nghiên cứu

này, bài báo đã tiếp cận các vấn đề tương tự của khu vực bờ sông Cần Thơ để đánh giá tình

hình hiện tại và đề xuất phương hướng cải thiện phù hợp.

pdf11 trang | Chuyên mục: Quản Lý Dự Án Xây Dựng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giải pháp giữ gìn và phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan bờ sông Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hiện đại và quy 
mô lớn liên tục được xây dựng, tạo nên nhiều nét mới cho không gian cảnh quan, đồng thời 
cũng là nguy cơ làm mất đi hồn đô thị vốn có. Kiến trúc cảnh quan khu vực bờ sông Cần Thơ 
mang nhiều nét đặc thù, có giá trị to lớn đồng thời đối mặt rất nhiều nguy cơ. 
Nhiều đô thị trên thế giới đã từng đối mặt với các vấn đề tương tự trong việc thiết kế cảnh 
quan hai bên bờ sông của lõi đô thị. Bài học tiêu biểu phải kể đến là Singapore, giải pháp tổ 
chức cảnh quan ở đây là sự đa dạng, linh hoạt theo từng khu vực cụ thể, đặc biệt là các khu vực 
lịch sử và các khu vực đang phát triển mới. Theo đó, cách ứng xử với mặt nước của từng giải 
pháp đó cũng thay đổi và có nét riêng biệt. Các không gian truyền thống cần được bảo tồn theo 
cách nào đó, để vừa có thể giữ được giá trị cốt lõi, nhưng vẫn tạo điều kiện cho khu vực phát 
triển và tồn tại bằng cách tôn tạo có chọn lọc, khoác lên bộ mặt mới nhưng các yếu tố đặc trưng 
vẫn giữ nguyên. (Hình 4) 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 03 
71 
Hình 4. Cải tạo cảnh quan bờ sông của Singapore [Nguồn: internet] 
Hay một dự án đặc sắc nữa là giải pháp cảnh quan ven sông Lippe - Lunen ở Đức. Dự án 
nơi đây là một công viên mở kết nối từ trung tâm thành phố chạy dọc theo bờ sông, đến các khu 
vực cảnh quan xung quanh. Một số đặc điểm không gian có nét tương đồng với khu vực nghiên 
cứu: sự lên xuống của thủy triều, chênh lệch cao độ giữa bờ sông và dòng nước. Giải pháp tập 
trung vào tính bền vững, đặc biệt là giảm thiểu mức độ can thiệp bê tông hóa lên bờ sông. Vật 
liệu được sử dụng cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, ứng dụng các vật liệu mới có khả năng thẩm 
thấu cao để không làm ảnh hưởng lớn đến quy luật sinh thái. Vẻ đẹp của dòng sông luôn cần 
được khai thác tối đa, do đó việc giải phóng tầm nhìn và bố cục công trình kiến trúc thông 
thoáng là các điểm quan trọng cần lưu ý. (Hình 5) 
Hình 5. Thiết kế cảnh quan bền vững của Lunen, Đức [11] 
Dựa trên tình hình phát triển đô thị ngày một nhanh chóng, bài viết đề xuất hướng giải 
quyết kiến trúc cảnh quan khu vực bờ sông Cần Thơ, nhằm phát huy tối đa tiềm lực và hạn chế 
các nguy cơ, cụ thể như sau: 
Đối với giao thông, nhằm nâng cao năng lực giao thông thủy, hệ thống giao thông cần có 
sự kết nối xuyên suốt với nhau, kéo dài và nâng cấp mạng lưới đường, tránh tình trạng đường cụt, 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 03 
72 
hẻm cụt hiện nay. Xây dựng tuyến và điểm giao thông kết nối được giao thông thủy và bộ, 
gia tăng các trục đường đổ ra sông ở các vị trí hợp lý. Tổ chức các cầu tàu dọc tuyến sông, vừa 
là nơi cập bến, nối kết hai bên bờ, vừa là yếu tố cảnh quan thu hút. Bên cạnh đó, xác định các 
vị trí hợp lý và cần thiết để xây dựng thêm các cây cầu nối hai bên bờ, gia tăng sự kết nối và 
tăng cường năng lực lưu thông cho đô thị. Bãi xe là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm. 
(Hình 6) 
Hình 6. Các giải pháp phát triển giao thông cảnh quan. [Nguồn: internet] 
Đối với không gian kiến trúc, khu vực ven sông là không gian dạng tuyến, do đó để tránh 
sự nhàm chán và cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông, bố cục không gian cần chú ý đến các 
công trình điểm nhấn, các khu vực giải phóng trường nhìn, bên cạnh đó có sự kiểm soát cao độ 
và mật độ xây dựng của các công trình cạnh bờ sông. (Hình 7) 
Bố trí các công trình điểm nhấn tại các vị trí chuyển hướng, các ngả giao để nâng cao 
hình ảnh khu vực và tạo sự cuốn hút cho du khách khi di chuyển trên sông. Các công trình tiếp 
giáp bờ sông cần có những quy định đặc biệt để không làm ảnh hưởng tầm nhìn chung của khu 
vực. Các công trình dân dụng không được che khuất tầm nhìn về các công trình điểm nhấn hoặc 
các công trình quan trọng như chùa Ông, nhà thờ Chánh Tòa. Các công trình kiến trúc mới cũng 
đảm bảo tuân thủ về các hệ số quy định, hài hòa với tổng thể hình thức kiến trúc chung của khu 
vực, nhất là ở không gian bến Ninh Kiều. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 03 
73 
Hình 7. Các giải pháp đối với không gian kiến trúc. [Nguồn: internet] 
Bố trí các khu vực có trường nhìn tốt để tổ chức cảnh quan có khả năng tận hưởng các 
góc nhìn này, chủ yếu là các khu vực có quảng trường, công viên lớn, các địa điểm tổ chức 
hoạt động cộng đồng. Ở các vị trí này, bố cục công trình và cây xanh cần theo cụm, hình 
thành các khoảng trống mang lại sự thông thoáng, giải phóng được tầm nhìn từ trong đô thị 
ra ngoài bờ sông. Giải pháp như là một hình thức hoạt động giải trí, thư giãn và cảm nhận giá 
trị đô thị sông nước. 
Đối với mảng xanh công viên, tổ chức không gian tận dụng địa hình tự nhiên về cây xanh 
và mặt nước để tạo thành hệ thống không gian mở với cảnh quan đặc trưng, gia tăng mảng xanh 
cho thành phố. Các định hướng tổ chức như sau: 
- Cây xanh cần được tổ chức ở tất cả các không gian dọc theo bờ sông, tùy khu vực cụ 
thể mà bố trí cây xanh dạng mảng hay tuyến, đảm bảo giải phóng được tầm nhìn ra sông. Kết 
nối không gian xanh với các công trình nổi bật, công trình tôn giáo, thiết lập không gian mang 
tính dẫn dắt và định hướng. 
- Các khu vực nhà ven sông, khu vực kho tàng bến bãi cần được giải tỏa để thay thế 
bằng hành lang xanh bảo vệ bờ sông, xác định các vị trí cho khu vực hoạt động cộng đồng. 
Đối với cây xanh đường phố, giải pháp lựa chọn cây xanh phù hợp thổ nhưỡng, tán cao, 
thân thẳng, sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, có hoa mang màu sắc đặc trưng, được trồng xuyên 
suốt một loại dọc theo tuyến đường cạnh bờ sông, tạo nên hình ảnh nổi bật cho không gian 
đô thị. (Hình 8) 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 03 
74 
Hình 8. Các giải pháp phát triển giao thông cảnh quan. [Nguồn: internet] 
Đối với không gian và hoạt động cộng đồng của vùng sông nước miền Tây, một số giải 
pháp có thể được đề xuất là mở rộng diện tích và cải tạo các không gian công cộng hiện có, đặc 
biệt là khu vực bến Ninh Kiều và chợ nổi Cái Răng, phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng về 
chất lượng và số lượng của đô thị. Phối hợp và phân bố chức năng cho từng không gian riêng 
biệt, tạo sự mới mẻ thu hút du khách và người dân. Bên cạnh đó, tùy theo nhu cầu mà phát triển 
các không gian công cộng mới trong các khu vực thương mại, khu vực nhà ở, mang tính chất 
và chức năng khác nhau. Bổ sung các không gian công cộng nằm xen kẽ giữa các hành lang 
xanh ven sông, là nơi kiến tạo hoạt động để người dân sinh hoạt cộng đồng. Các không gian 
này cần được đầu tư các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời, các tiện tích không gian như đèn 
đường, ghế đá làm nơi tập trung vui chơi. (Hình 9) Sau cùng, để các không gian này thực sự 
hoạt động hiệu quả, cần kết nối các điểm không gian công cộng trên thành một chuỗi tham 
quan, cùng với hệ thống bến tàu và cầu tàu cảnh quan bố trí theo định hướng, khu vực ven sông 
sẽ là bức tranh tổng thể phản ánh tất cả các mặt của đời sống cư dân miền sông nước. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 03 
75 
Hình 9. Không gian công cộng ven sông - những giải pháp tận hưởng giá trị sông nước. 
Thực hiện công tác cải tạo các không gian lịch sử, văn hóa truyền thống cần có sự nghiêm 
túc trong việc giữ gìn được bản sắc và phát huy được thế mạnh của địa phương. Trong phương 
án tổ chức hoạt động cộng đồng nên nghiên cứu nhiều hơn nữa về các đặc điểm văn hóa sông 
nước về con người, ẩm thực, lối sống, âm nhạc dân gian... để đưa ra đề xuất chi tiết không gian 
khả thi và mang lại kết quả tốt nhất, thu hút được du khách đến thưởng ngoạn. 
Trước tình hình biến đổi khí hậu làm các tác động tiêu cực của yếu tố nước đến khu vực 
bờ sông ngày càng mạnh mẽ, cần nghiên cứu kỹ hơn nữa các giải pháp thích ứng và giảm thiểu 
nguy cơ cho không gian. Các giải pháp quy hoạch chi tiết không gian cần có sự tìm hiểu sâu 
sắc về hệ thực vật địa phương thích hợp, các giải pháp tự nhiên để bảo vệ bờ sông, đặc biệt cần 
chú trọng sự tham gia của cộng đồng trong việc tham gia đóng góp ý kiến và đưa ý kiến sáng 
tạo giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống của chính họ. (Hình 10) 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 03 
76 
Hình 10. Giải pháp xử lý thảm thực vật khu vực bờ sông. 
Thay lời kết, bài viết hy vọng trong thời gian không xa khi thành phố thực hiện quy 
hoạch lại kiến trúc cảnh quan cho khu vực này, sẽ có sự tham gia và hợp tác trên nhiều lĩnh 
vực liên quan về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng... để đưa ra kết quả mang tính hiệu quả 
và khả thi cao. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển số 03 
77 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
[1] Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và Nông thôn (VIAP), Điều chỉnh quy hoạch chung thành 
phố Cần Thơ đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050, TP. Cần Thơ 
[2] Doãn Quốc Khoa, 2009, Cơ sở “cảnh quan học” của khai thác các yếu tố tự nhiên trong 
quy hoạch xây dựng đô thị Việt Nam, Báo cáo đề tài NCKH cấp Bộ, Hà Nội 
[3] Tổ chức hợp tác Anh - Llewelyn-Davies, Tài liệu tóm tắt về thiết kế đô thị 
[4] Công ty tư vấn kiến trúc TAD, 2010, Thuyết minh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 
Trung tâm Văn hóa Tây Đô, Cần Thơ 
[5] Bộ Xây dựng, 2008, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCXDVN 
01:2008/BXD 
[6] Tạp chí Xây dựng số 3, 2007, “Yếu tố sông nước với đặc trưng không gian đô thị đồng 
bằng sông Cửu Long”. 
Tiếng Anh 
[1] Kevin Lynch, The Image of the city, The MIT.Press, Massachusetts institute of 
Technology, Cambridge, Massachusetts and London, England. 
[2] Jan Gehl, 1987, Life Between Buidings: Using Public Space, Island Press, London. 
[3] Bulent Cengiz, 2013, Advances in Landscape Architecture, Chapter 21 Urban River 
Landscapes, Intech Publisher, Croatia. 
[4] Umut Pekin Timur, 2013, Advances in Landscape Architecture, Chapter 7 Urban Waterfront 
Regenerations, Intech Publisher, Croatia. 
[5] Landscape architects network, 2014, The Best Way to Work With the Land at Riverside 
Lünen. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_giu_gin_va_phat_huy_gia_tri_kien_truc_canh_quan_bo.pdf