Dụ ngôn trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh

Tóm tắt

Trong tiểu thuyết lịch sử, yếu tố lịch sử chỉ là một ký hiệu để mã hóa, tạo sinh ý nghĩa. Việc mã hóa đó

tạo nên những mặt nạ ngôn ngữ đặc trưng, hình thành các loại hình, xu hướng khác nhau. Từ những

phân tích cụ thể về tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi đem đến một góc tiếp cận lý thuyết

khác về thể loại tiểu thuyết lịch sử, đi sâu nghiên cứu mô hình cấu trúc của ký hiệu học, thực hiện một

chiến lược giao tiếp riêng với sự tham gia của các yếu tố: Chủ thể phát ngôn – đối tượng tiếp nhận và

bức tranh thế giới riêng trong một hình thức ngôn ngữ đặc thù. Tiếp cận tiểu thuyết lịch sử như vậy sẽ

tránh được những tranh luận không đáng có về vấn đề sự thật và hư cấu. Bởi xét đến cùng, thể loại

chẳng qua là một sự thỏa thuận để thực hiện các quy ước trong chiến lược giao tiếp diễn ngôn giữa chủ

thể và đối tượng tiếp nhận.

pdf11 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Dụ ngôn trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ế giới mà Nguyễn Xuân Khánh tạo 
dựng là mô hình tam vị nhất thể. Ba cụm 
chủ thể lựa chọn tạo nên bộ xương vững 
chắc như ba đỉnh của thế chân vạc trong 
cấu trúc truyện kể lịch sử. Cái bài học sâu 
sắc về sự hài hòa của âm – dương, của tiếp 
nhận – bảo tồn, của cá nhân – cộng đồng, 
biến động – tĩnh tại... đã được ông đúc rút 
từ bao vật đổi sao dời, bao phen đất nước 
nghiêng ngả, bao lẽ hưng phế. 
2.3. Kết cấu – hình thức ngôn ngữ 
độc đáo thể hiện bài học 
Nếu chỉ nhìn bề mặt và về tổng thể thì 
cả ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh 
đều sử dụng lối viết truyền thống theo kết 
cấu của tiểu thuyết cổ điển. Nó vẫn là 
những đại tự sự với việc phân chia thành 
các phần lớn, nhỏ, các chương, mục với 
những tên gọi cụ thể. Chúng ta có thể dễ 
dàng nhận ra điều đó khi đọc tác phẩm: Hồ 
Quý Ly chia thành 13 phần và mỗi phần 
này lại chia thành các mục đánh dấu bằng 
các số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn; Mẫu 
Thượng Ngàn chia thành 15 chương và 
được đặt tên gọi tương tự; Đội gạo lên 
chùa chia thành 3 phần lớn: “Trôi sông”, 
“Bão nổi can qua” và “Về cõi nhân gian”. 
Mỗi phần lớn lại chia thành các mục, với 
số lượng nhiều ít không đều nhau, nhưng 
tất cả đều được đặt tiêu đề cụ thể. Việc bố 
trí các phần, các mục như trên ở trong cả ba 
cuốn tiểu thuyết đã tạo nên một đường viền, 
một khung khổ bao chứa các sự kiện, biến 
cố, các tình tiết của các câu chuyện được kể. 
Các thành tố cấu tạo nên bộ khung đó liên 
kết chặt chẽ hay lỏng lẻo là do sự lựa chọn 
của tác giả, chuyển tải những thông điệp 
nghệ thuật và bài học của mình. 
Với Nguyễn Xuân Khánh, khung ông 
tạo dựng cho kết cấu tác phẩm là cái khung 
lớn, còn kết cấu chi tiết bên trong tương 
đối linh hoạt, cơ động, hay nói theo cách 
khác ông chỉ định dạng chứ không định 
lượng cho tác phẩm của mình theo kết cấu 
NGÔ THANH HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
11 
truyền thống. Ta dễ nhận ra ông chọn bối 
cảnh của một triều đại, một giai đoạn lịch 
sử, với những điểm nút diễn biến chính 
theo đúng sự thật trong diễn ngôn lịch sử 
giống như những cái cột, cái kèo, tạo ra 
những điểm tựa cho khung kết cấu. Kết cấu 
tác phẩm của ông không có một truyện kể 
trung tâm, hành động chính yếu, xuyên 
suốt, chi phối các hành động, truyện kể 
khác. Mỗi phần, mỗi mục trong tác phẩm 
của ông kể một chuyện, dựng một chân 
dung, miêu tả một khung cảnh tạo nên cấu 
trúc nhiều bè, nhiều mảng, cấu trúc của 
những mảnh ghép kiến tạo bức tranh 
chung. Các tuyến/ lớp truyện kể, các phối 
cảnh trong tác phẩm của ông thường soi 
chiếu, tương tác trong thế đối thoại làm nới 
rộng khung, theo kiểu kiến trúc nhiều tầng 
bậc, chuyển tải những bài học đằng sau nó. 
Như thế, những lớp phần của những truyện 
kể sẽ tương ứng với các lớp, phần của 
những bài học, những triết lý tương tự như 
trong dụ ngôn và ngụ ngôn truyền thống. 
Sáng tạo độc đáo của Nguyễn Xuân 
Khánh khi viết tiểu thuyết lịch sử là việc 
tạo ra “kết cấu thời gian lỏng”. Ông phá vỡ 
trật tự thời gian biên niên, không đặt những 
mốc thời gian, những sự kiện lịch sử cố 
định trong mỗi tác phẩm. Ý niệm về lịch sử 
trong những tác phẩm này chỉ là sự chuyển 
giao: chuyển giao triều đại Trần sang Hồ 
(Hồ Quý Ly); chuyển giao chế độ, văn hóa, 
tư tưởng và hành động (Mẫu Thượng 
Ngàn); chuyển giao thời đại, giai đoạn lịch 
sử (Đội gạo lên chùa). Đặc biệt, cả ba tác 
phẩm đều được kể theo một quy trình đảo 
lộn trật tự thời gian tuyến tính, khởi đầu 
bằng một sự kiện ở hiện tại, rồi ngược về 
quá khứ, sau đến các sự kiện, tình tiết của 
hiện tại nối tiếp đến một kết thúc. Quá khứ 
và hiện tại tiếp diễn cứ lần lượt được tái 
hiện qua lời của người kể chuyện, nhất là 
qua lời của bản thân các nhân vật tự thuật. 
Cho đến lúc kết thúc tác phẩm, những câu 
chuyện đó vẫn không hết, không dừng mà 
còn tiếp diễn. Chính điều đó khiến nhà văn 
viết về lịch sử, về cái đã qua nhưng thực ra 
là nói về hiện thực đang diễn ra, chưa hoàn 
kết, thể hiện được những vấn đề của ngày 
hôm nay, cả những vấn đề thời sự. Những 
chuyện như cải cách, đổi mới đất nước, 
tiếp thu và bảo tồn văn hóa truyền thống, 
chuyện của cái thiện và ác... đâu chỉ là 
chuyện của một thời, mà là chuyện của mọi 
thời, mọi dân tộc trong tiến trình lịch sử 
phát triển, tồn vong. 
Liên quan mật thiết đến trình tự thời 
gian truyện kể là cách thức mở đầu và kết 
thúc mà tác giả lựa chọn cho tác phẩm. Các 
chi tiết mở đầu và kết thúc tác phẩm được 
Nguyễn Xuân Khánh gia công lựa chọn, xử 
lý tinh tế. Chúng lặp lại nhưng không hoàn 
toàn giống, trùng khít với nhau. Nhìn bề 
ngoài, ta dễ lầm tưởng Nguyễn Xuân 
Khánh kết cấu tác phẩm của mình theo 
nguyên tắc hồi hoàn, đầu cuối tương ứng. 
Song khi đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của các 
mô hình mở đầu và kết thúc này trong cấu 
trúc truyện kể, ta sẽ thấy chúng tương ứng 
với một lớp truyện được đan cài, lồng xếp 
vào tác phẩm. Về thực chất, theo chúng tôi 
thì đây là “kiểu kết cấu đầu cuối song trùng 
mà đối lập”. Song trùng vì cả hai giống 
nhau ở cái hình thức bên ngoài – cùng một 
típ truyện, còn đối lập là ở ý nghĩa thực của 
chúng trong cấu trúc tác phẩm. Quan sát kỹ 
chúng ta sẽ thấy, tất cả các mô hình mở 
đầu đều mang ý nghĩa một cái kết cục đã 
rồi, một kết quả đã hoàn thành và không 
thể khác. Còn các mô hình kết thúc lại tạo 
ra những sự bắt đầu, làm nảy sinh, tạo tác 
một cái mới. Theo nhà nghiên cứu Lã 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 63 (03/2019) 
12 
Nguyên thì đó là hai lớp truyện: lớp 
“chung cục” ở trên cùng, tương ứng với 
phần mở đầu và tiếp theo đó là lớp “khởi 
nguyên” ứng với phần kết thúc (Lã 
Nguyên, 2018, tr.268 - 269). Như thế mở 
đầu tự nó mang trong mình một sự kết 
thúc, một sự phá vỡ, hủy diệt, còn kết thúc 
lại tạo ra những bắt đầu, những khởi 
nguyên mới của sự vật. 
Như vậy, Nguyễn Xuân Khánh đã lựa 
chọn được một ngôn ngữ hữu dụng để 
chuyển tải – ngôn ngữ kết cấu. Mỗi tác 
phẩm của ông là sự đan xen, hòa quyện 
nhiều lớp truyện, nhiều tuyến truyện, tạo ra 
những mô hình kết cấu riêng có thể khái 
quát như sau: Chủ thể (nhân vật) – Không 
gian – sự kiện (biến cố truyện kể) gắn với 
các lớp nghĩa của: Cái chung cục (hoàn 
tất) – cái diễn tiến của sự kiện – cái khởi 
đầu của những câu chuyện mới. Tất cả 
được thể hiện bằng những mã truyện kể, 
mã nghệ thuật riêng, mà nổi bật là mã lịch 
sử - văn hóa, là những câu chuyện đời 
những câu chuyện thế sự chen vào chuyện 
của lịch sử, chính biến. 
3. Kết luận 
Với tư duy nghệ thuật, cách nhìn, xử 
lý chất liệu lịch sử riêng, Nguyễn Xuân 
Khánh đã tạo nên một mô hình cấu trúc 
truyện lịch sử đặc thù – mô hình dụ ngôn 
lịch sử. Trong mô hình đó, ta thấy một 
chiến lược giao tiếp diễn ngôn được thực 
hiện với những đặc điểm đặc trưng của 
chủ thể sở đắc chân lý, mang sẵn những 
bài học để chuyển tải, chia sẻ; bức tranh 
thế giới được tạo nên bởi những chủ thể 
lựa chọn; ngôn ngữ mang tính ám dụ, tạo 
ra ẩn ngữ bằng các biểu tượng và kết cấu 
đan xen nhiều lớp, nhiều tầng. Mô hình 
cấu trúc này có cội nguồn sâu xa từ trong 
kho tàng ký ức thể loại của văn học dân 
gian, cũng là một loại hình diễn ngôn độc 
đáo về lịch sử. 
Cấu trúc dụ ngôn giúp nhà văn dung 
hòa được nhiều yếu tố như lịch sử, văn 
hóa, tôn giáo, tâm linh trong tác phẩm, đặt 
ra những vấn đề thời sự và thời đại. Mục 
đích cuối cùng của những dụ ngôn lịch sử 
không phải là sử mà là các thông điệp, bài 
học về lẽ sống, đạo lý, tư tưởng, ý thức hệ, 
quy luật vận động của thời thế, xã hội. Do 
đó, đằng sau bề mặt cấu trúc truyện kể 
truyền thống là những vỉa tầng truyện kể 
khác, nhiều khi mới mẻ, khác lạ về các 
nhân vật, sự kiện lịch sử đã đóng khung, 
thành chuẩn mực. Cho nên, các tiểu thuyết 
của ông có ý nghĩa quan trọng trong việc 
nhận thức về lịch sử và thực tại, hình thành 
nhãn quan, tư tưởng riêng về các vấn đề 
của thời đại, xã hội và con người. 
Góc nhìn của ký hiệu học văn hóa và 
lý thuyết diễn ngôn trên cơ sở đi tìm hạt 
nhân cấu trúc thể loại, đưa ra những mô 
hình ký hiệu học lịch sử sẽ tìm ra các mã, 
các gen thể loại. Phương pháp này sẽ giúp 
ta lý giải được những hiện tượng văn học 
phức tạp, đưa ra góc nhìn mới về đặc trưng 
các thể loại, chia ra từng xu hướng, phong 
cách thể loại. Khi ấy, thể loại được quan 
niệm như một sự thỏa thuận giữa chủ thể 
và đối tượng tiếp nhận để thực hiện một 
chiến lược giao tiếp diễn ngôn. Do đó, bình 
diện lịch sử văn học cũng sẽ được tổng kết, 
nhìn nhận lại từ quá trình vận động, tiếp 
biến, làm mới những mô hình cấu trúc nền 
móng cổ xưa. 
NGÔ THANH HẢI TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
13 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Chiupa, V.I. (2013). Diễn ngôn như là một phạm trù của tu từ học và thi pháp học hiện 
đại. Phê bình văn học phiên bản điện tử đăng ngày 08/4/2013. Lã Nguyên dịch. Truy 
xuất từ: http: //phebinhvanhoc.com.vn/ 
Nguyễn Xuân Khánh (2012). Mẫu Thượng Ngàn (In lần thứ 6). Hà Nội. NXB Phụ nữ. 
Lã Nguyên (2018). Phê bình ký hiệu học: Đọc văn như là hành trình tái thiết ngôn từ. Hà 
Nội. NXB Phụ nữ. 
Tamarchenko, N.D. (2015). Dụ ngôn. Phê bình văn học phiên bản điện tử đăng ngày 
04/02/2015. Lã Nguyên dịch từ bản tiếng Nga Поэтика//Словарь актуальных 
терминов и понятий.- Изд. Кулагиной, Intrada.- 2008. Cтр. 187-188. Truy xuất 
từ: http: //phebinhvanhoc.com.vn/ 
TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN 
Bakhtin, M. (2003). Lý luận và thi pháp tiểu thuyết. Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch. 
Hà Nội: NXB Hội Nhà văn. 
Nguyễn Xuân Khánh. (2012). Hồ Quý Ly (In lần thứ 10). Hà Nội: NXB Phụ nữ. 
Nguyễn Xuân Khánh. (2012). Đội gạo lên chùa (In lần thứ 3). Hà Nội: NXB Phụ nữ. 
Lotman, Iu.M. (2016). Ký hiệu học văn hóa. Lã Nguyên – Đỗ Hải Phong – Trần Đình Sử 
dịch. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Lã Nguyên. (2012). Lý luận văn học: Những vấn đề hiện đại. Hà Nội: NXB Đại học Sư 
phạm Hà Nội. 
Trần Đình Sử. (2005). Dẫn luận thi pháp học. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Ngày nhận bài: 01/9/2017 Biên tập xong: 15/3/2019 Duyệt đăng: 20/3/2019 

File đính kèm:

  • pdfdu_ngon_trong_tieu_thuyet_lich_su_cua_nguyen_xuan_khanh.pdf