Động cơ và cách thức thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận thông qua các thủ thuật kế toán
Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả việc nhận diện và hiểu rõ cách thức “phù phép” thông tin báo cáo tài chính là rất cần thiết. Nhất là khi có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý thì vấn đề này càng cấp thiết hơn bao giờ hết. Bài viết nhằm mục đích xác định động cơ và các cách thức thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận phổ biến cũng như chỉ ra các điểm cần lưu ý khi xem các thông tin báo cáo tài chính. Thông qua đó, ban quản trị của doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
ông thu hồi được. Theo chuẩn mực kế toán, khoản mục nợ phải thu cần được trình bày trên BCTC theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Khi đó nhà quản lý cần ước tính các khoản nợ không thể thu hồi được để lập dự phòng. Mức trích lập có thể là 30%, 50%, 70%, 100% tùy theo tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ. Thông thường phương pháp lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đòi hỏi nhiều xét đoán của nhà quản lý, do đó tạo cơ hội cho hành vi quản trị thu nhập. - Ước tính khoản giá trị hàng tồn kho bị giảm giá để lập dự phòng: Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thấp hơn so với giá gốc thì DN cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chuẩn mực số 02 về hàng tồn kho). Ngược lại, khi giá trị thuần của hàng tồn kho được phục hồi lại thì DN phải hoàn nhập dự phòng đã trích trước đó. Việc lập chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho là hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Vì vậy, nhà quản lý có thể sử dụng thủ thuật CJR để điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ. Trong kỳ kế toán hiện tại nhà quản lý lập dự phòng hàng tồn kho nhiều hơn hoặc thấp hơn mức thực tế cần lập để điều chỉnh lợi nhuận. Trong những kỳ sau khoản dự phòng đó được hoàn nhập khi hàng tồn kho được bán hoặc có bằng chứng về sự phục hồi của giá trị thuần có thể thực hiện được. Sở dĩ cần phân biệt quản trị lợi nhuận thông qua lựa chọn chính sách kế toán và quản trị lợi nhuận thông qua thực hiện các ước tính kế toán là vì điều này sẽ giúp phân biệt được khả năng vận dụng hai hình thức trên để thực hiện hành vi quản trị lợi nhuận. Khi nhà quản lý lựa chọn để áp dụng một chính sách kế toán hay một phương pháp kế TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 53Số 118 - tháng 8/2017 toán cụ thể, nguyên tắc nhất quán yêu cầu DN phải nhất quán chính sách đó trong nhiều kỳ kế toán khác nhau, nếu có thay đổi giữa hai kỳ thì cần phải có thuyết minh sự thay đổi chính sách kế toán và mức độ ảnh hưởng đến sự thay đổi này đến lợi nhuận trên BCTC. Do đó, việc áp dụng lựa chọn một chính sách kế toán để điều chỉnh lợi nhuận thường chỉ có thể áp dụng ở một kỳ kế toán nhất định. Trong khi việc thực hiện ước tính kế toán ta thấy có thể chia thành hai loại: ước tính một lần và ước tính mỗi kỳ. Các ước tính thực hiện một lần thì cũng có thể được sử dụng để thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận như đối với việc lựa chọn chính sách kế toán nhưng những ước tính thực hiện mỗi kỳ thì có thể được vận dụng vào mỗi kỳ và đây là công cụ để nhà quản lý sử dụng thường xuyên hành vi điều chỉnh lợi nhuận. * Quản trị lợi nhuận thông qua quyết định quản lý về thực hiện nghiệp vụ kinh tế - Chính sách quyết định về việc thực hiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: Nhà quản lý có thể quyết định sản xuất hoặc thay đổi chính sách bán hàng nhằm đạt được mức lợi nhuận mục tiêu. Ví dụ khi DN muốn tăng lợi nhuận, nhà quản lý sẽ quyết định tăng sản xuất, khi đó định phí cố định sẽ được phân bổ cho nhiều sản phẩm hơn nên định phí trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm. Khi mức độ tăng lên của định phí không bị bù trừ bởi chi phí biên thì tổng chi phí của một đơn vị sản phẩm giảm xuống. Từ đó giá thành sản phẩm giảm dẫn đến giá vốn hàng bán giảm và lãi gộp cao hơn. Nhưng khi DN tăng sản xuất sẽ làm giảm dòng tiền hoạt động với mức doanh thu không đổi. Hoặc đối với chính sách bán hàng, khi NQT muốn đạt mức lợi nhuận mục tiêu để nhận các khoản lợi ích cá nhân thì họ có thể đưa ra chính sách giảm giá, khuyến mãi hoặc nới lỏng thời gian thanh toán của khách hàng. Khi đó doanh thu tạm thời sẽ tăng nhưng điều này sẽ không còn khi DN trở lại mức giá hoặc chính sách như cũ. Việc giảm giá và nới lỏng chính sách bán hàng sẽ làm giảm dòng tiền hoạt động của kỳ kế toán hiện tại. - Chính sách về thực hiện nghiệp vụ thanh lý tài sản dài hạn: Nếu lợi nhuận trong kỳ đạt thấp DN cũng có thể quyết định nhượng bán tài sản trong kỳ để điều chỉnh lợi nhuận. NQT có thể chọn thời điểm thanh lý tài sản, nếu việc thanh lý tài sản cố định dẫn đến lợi nhuận bị giảm, DN có thể quyết định thực hiện kỳ này để giảm lợi nhuận hoặc đẩy kỳ sau để làm giữ mức lợi nhuận đạt được trong kỳ. Thông thường các DN có lợi nhuận giảm sẽ có thu nhập từ thanh lý tài sản cố định nhiều hơn so với các DN có lợi nhuận tăng, đây là dấu hiệu của hành vi quản trị lợi nhuận. - Quyết định về việc thực hiện các khoản chi phí: Nhà quản lý có thể điều chỉnh chi phí thông qua việc quyết định thực hiện quyết định thực hiện các khoản chi phí như chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí sửa chữa tài sản cố định. - Quyết định về đầu tư dài hạn: Chuẩn mực kế toán phân loại khoản đầu tư vào một công ty khác dựa trên mức độ ảnh hưởng của nhà đầu tư đối với đơn vị nhận đầu tư. Ví dụ như đầu tư vào công ty con (nếu như nhà đầu tư nắm giữ quyền kiểm soát, thông thường nắm giữ trên 50% tỷ lệ lợi ích trong đơn vị nhận đầu tư), đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư liên doanh đồng kiểm soát, đầu tư khác Khi đó nhà quản lý có cơ hội để thực hiện chiến lược bán các khoản đầu tư có lãi hoặc giữ lại các khoản đầu tư lỗ để đẩy kết quả kinh doanh của kỳ hiện tại. Hoặc nhà quản lý sẽ làm ngược lại nếu muốn điều chỉnh giảm lợi nhuận. * Quản trị lợi nhuận thông qua hành vi vận dụng sai các quy định kế toán Đây là hành vi cố tình làm sai các quy định kế toán để điều chỉnh lợi nhuận, bao gồm cả hành vi gian lận. Các hành vi này thông thường là các đối tượng chú ý của kiểm toán, do vậy các hành vi này thường được phát hiện bởi kiểm toán viên khi kiểm toán BCTC, như cố tình ghi nhận tài sản sai niên độ, che giấu các khoản công nợ và chi phí Ví dụ như số liệu kế toán của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Vinashin đã được Công ty Kiểm toán KPMG phát hiện ra rất nhiều các sai phạm làm lệch lạc đến kết quả lợi nhuận kinh doanh. Cụ thể, như Vinashin đã che giấu các khoản lỗ thông qua các biện pháp kế toán. Mặc dù, kết quả BCTC của Vinashin cho TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN54 Số 118 - tháng 8/2017 thấy năm 2009 Tập đoàn này lỗ 1.682,5 tỷ đồng nhưng số lỗ thực tế là 4.954 tỷ đồng, tăng lỗ thêm 3.302 tỷ so với số liệu trước kiểm toán. Trong đó, Tập đoàn Vinashin đã sử dụng các hành vi để quản trị lợi nhuận, giấu mức lỗ thực như: chưa phân bổ hết chi phí đối với những hợp đồng đóng tàu đã hoàn thành, chưa ghi nhận chi phí phải trả cho các công ty quản lý tàu, chưa trích khấu hao tài sản cố định đối với những tài sản đã đưa vào sử dụng theo quy định, chưa phân bổ các khoản trả trước dài hạn và rất nhiều các sai phạm khác. 5. kết luận Chất lượng thông tin trên BCTC của các công ty đang là một vấn đề được các nhà quản lý, nhà đầu tư quan tâm. Một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các công ty niêm yết là hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý của các công ty. Do đó, làm rõ động cơ và cách thức thực hiện hành vi này là rất cần thiết. Điều này cung cấp cho các cổ đông, ban quản trị một số kiến thức lẫn lưu ý trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp được hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ayers, B. C. 1998. Deferred tax accounting under SFAS No. 109: An empirical investigation of its incremental value-relevance relative to APB No. 11. The Accounting Review 73 (2): 195–212; 2. Boynton, C. E., Dobbins, P. S., & Plesko, G. A. (1992). Earnings management and the corporate alternative minimum tax. Journal of Accounting Research, 131-153; 3. Dechow P. M. Sloan R.G. Sweeney A. P. 1995, Detecting earnings management. The Accounting Review, Vol. 70, No 2, pp. 193-225; 4. Guidry, F., Leone, A. J., & Rock, S. (1999). Earnings-based bonus plans and earnings management by business-unit managers. Journal of accounting and economics, 26(1), 113-142; 5. Giang Thanh.2011, Lợi nhuận ảo lộ diện trong BCTC soát xét.Tạp chí Đầu tư Chứng khoán; 6. Han, J. C., & Wang, S. W. (1998). Political costs and earnings management of oil companies during the 1990 Persian Gulf crisis. Accounting Review, 103-117; 7. Healy, P. M., & Wahlen, J. M. (1999). A review of the earnings management literature and its implications for standard setting. Accounting horizons, 13(4), 365-383; 8. Huỳnh Thị Vân, 2012, Nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Đà Nẵng; 9. Jones J.,1991, Earnings management during import relief Investigations. Journal ofAccounting Research, Vol. 29, pp. 193-228; 10. Kothari S.P. and Leone, Andrew J. and Wasley Charles E., 2005, Performance Matched Discretionary Accrual Measures. Journal of Accounting & Economics, Vol. 39, No. 1, pp163-197; 11. Miller, G. S., and D. J. Skinner. 1998. Determinants of the valuation allowances for deferred tax assets under SFAS No. 109. The Accounting Review 73 (2): 213–233; 12. Phạm Thị Bích Vân, 2012, Mô hình nhận diện điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ở Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 258, tr.35-42; 13. Phạm Thị Bích Vân. 2012, Nghiên cứu ảnh hưởng của thuế TNDN đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các DN trên địa bàn TP Đà Nẵng . Tạp chí Khoa học Công nghệ số 04/2012- ĐH Đà Nẵng; 14. Phạm Thị Bích Vân. 2013, Quản trị lợi nhuận của các DN phát hành thêm cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán TPHCM. Tạp chí Ngân hàng số 18; 15. Ronen J., Yaari V., 2008, Earning management Emerging insights in theory, practices and research. Springer; 16. Scott, W. R. (1997). Financial accounting theory . Upper Saddle River, NJ: Prentice hall. 17. Schipper, K. (1989). Commentary on earnings management. Accounting horizons, 3(4), 91-102; 18. Visvanathan, G. 1998. Deferred tax valuation allowances and earnings management. Journal of Financial Statement Analysis 3 (4): 6–15.
File đính kèm:
- dong_co_va_cach_thuc_thuc_hien_hanh_vi_quan_tri_loi_nhuan_th.pdf