Đổi mới tư duy, nhận thức xã hội về kinh tế thể thao, định vị kinh tế thể thao ở Việt Nam
1. Kinh tế thể thao: Lý luận và thực tiễn
Kinh tế thể thao là một bộ phận của nền kinh
tế quốc dân. Kinh tế thể thao là một lĩnh vực
kinh doanh như mọi ngành kinh doanh trên thị
trường; cung cấp hàng hóa, dịch vụ TDTT cho
nhu cầu xã hội để thu hoặc không thu lợi nhuận.
Kinh doanh các hoạt động TDTT là cơ sở của
kinh tế thể thao và trong nền kinh tế thị trường
hiện hữu với tư cách là một ngành công nghiệp
được gọi là công nghiệp thể thao (Sport
Industry).
Kinh thế thể thao là một khoa học chuyên
ngành kinh tế có nhiệm vụ tác động vào hoạt
động kinh doanh TDTT theo các quy luật, quy
tắc, quan hệ thị trường với cơ chế vận hành kết
hợp “bàn tay vô hình” của thị trường và “bàn
tay hữu hình” của Nhà nước. Kinh tế thể thao
theo nghĩa rộng bao gồm các hoạt động kinh tế
liên quan trực tiếp hoạt động TDTT (tập luyện,
thi đấu,.) cũng như gián tiếp phục vụ cho các
hoạt động TDTT như sản xuất, cung cấp các
dịch vụ hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt
động TDTT (trang thiết bị, dụng cụ truyền
thông, marketing, cá cược, chứng khoán, ).
Theo nghĩa hẹp, kinh tế thể thao chỉ bao gồm
các hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp tới hoạt
động TDTT
tuân thủ theo các quy định pháp luật. Đẩy mạnh hoạt động thể thao chuyên nghiệp theo xu thế xã hội hóa. Chuyên nghiệp hóa thể thao ở Việt Nam thực chất là sự đổi mới cơ chế quản lý và đầu tư cho thể thao theo hướng xã hội hóa, xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp. Đó chính là giải pháp quan trọng nhằm đưa trình độ thể thao và quản lý thể thao ở nước ta lên một trình độ mới với chất lượng và hiệu quả cao hơn. Thể thao nghiệp dư hay “chuyên nghiệp nhà nước” theo cách bao cấp không tạo nên được tính chuyên nghiệp và tính thương mại theo cơ chế thị trường, thậm chí còn là nguyên nhân của sự thụ động, ỷ lại, thiếu trách nhiệm của nhiều người trong guồng máy quản lý thể thao. Với những điều kiện đặc thù về chính trị, kinh tế, xã hội trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN của Nhà nước, thì việc vận dụng các nguyên tắc tổ chức, biện pháp quản lý và hệ thống chính sách trong việc phát triển thể thao chuyên nghiệp theo xu hướng thị trường cần phải mềm dẻo và linh hoạt mới có thể khai thác hết các tiềm năng của xã hội, đặc biệt trong mô hình tổ chức CLB thể thao chuyên nghiệp theo hướng doanh nghiệp thể thao. Khâu đột phá là đổi mới cơ chế quản lý, hình thành CLB thể thao chuyên nghiệp tự quản để chuyển sang chế độ tự bù đắp chi phí. Nhà nước (ở giai đoạn đầu) vẫn tiếp tục đầu tư cho các CLB thể thao chuyên nghiệp, nhưng không đầu tư theo cách “bao cấp”, mà tạo vốn, tạo cơ chế để phát huy sự tự chủ của các CLB. Do đó phải hình thành các cơ chế liên kết, chia sẻ lợi nhuận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà tài trợ, giới doanh nghiệp, cơ quan truyền thông đại chúng với những phương thức quản lý dân chủ nghiêm ngặt bằng những quy chế và luật mang tính xã hội. Trong cơ chế chuyên nghiệp theo hướng doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, sự quản lý của Nhà nước sẽ tập trung vào sự định hướng, tạo điều kiện kiểm soát hoạt động và chỉ can thiệp vào những vấn đề liên quan đến việc thực hiện những định hướng chính trị và pháp luật. 3. Định hướng vị trí kinh tế thể thao ở Việt Nam Nghiên cứu về kinh tế thể thao ở các nước có nền thể thao tiên tiến cho thấy kinh tế thể thao mang lại 4 nhóm lợi ích cơ bản cho nền kinh tế (GDP) của họ. - Giảm thiểu tổn thất kinh tế liên quan tới các vấn đề an sinh xã hội - Kéo dài tuổi thọ người dân bằng các yếu tố sức khỏe ảnh hưởng đến sự gia tăng khả năng lao động của con người. - Giúp chuẩn bị nguồn lực lao động, đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế. - Đảm bảo công ăn, việc làm và đóng góp vào ngân sách quốc gia. Vai trò và vị trí của kinh tế thể thao trong nền kinh tế quốc dân thể hiện ở sự tác động kinh tế trực tiếp và gián tiếp. Tác động kinh tế trực tiếp + Tạo nguồn thu và làm tăng quy mô nền kinh tế quốc gia: 17 - Sè 1/2019 - Mỹ: Kinh doanh thể thao chiếm tỷ trọng hơn 2,4% GDP, đứng thứ 11/25 ngành kinh doanh hàng đầu của nước Mỹ. Quy mô tổng thị trường đạt 400 – 435 tỷ USD mỗi năm, gấp 2 lần ngành công nghiệp ô tô và 7 lần ngành điện ảnh. - Trung Quốc: Hiện là nước sản xuất hàng hóa thể thao lớn nhất thế giới: Chiếm 70% hàng hóa thể thao. Năm 2011 giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thể thao Trung Quốc vượt mức 300 tỷ NDT, chiếm 1,2% GDP. - Anh: Tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh thể thao đã vượt tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Anh trong hai thập kỷ gần đây và đạt 140%. Tổng chi tiêu dùng ở Anh là 17.384 tỷ bảng (năm 2008) và đóng góp cho ngân sách quốc gia là 16 – 17 tỷ bảng/ năm. Theo thống kê mới nhất của công ty Dloite Tomche Tohmasu, nguồn thu của giải Bóng đá nhà nghề Anh (Premier League) trong mùa giải 2004 – 2005 là 1,98 tỷ euro thì đến mùa giải 2014 – 2015 đã tăng lên tới 4,4 tỷ Euro; Nguồn thu của CLB Manchester United là 310 triệu Euro (mùa giải 2005 – 2006) đến mùa giải 2013 – 2014 là 502 triệu Euro. - Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Châu Âu, nghành kinh doanh thể thao đã đóng góp từ 2,0 – 2,5% GDP. - Ở Malaysia, hoạt động kinh doanh liên quan đến thể thao năm 2009 đã có doanh thu 30,2 tỷ Ringgit - chiếm gần 5% GDP và tạo ra việc làm cho 126.900 người, tương ứng với 1,4% tổng số người lao động ở Malaysia. + Tạo việc làm và thu nhập xã hội: - Anh: Số lượng người tham gia vào các công việc liên quan đến thể thao tăng liên tục, chiếm khoảng 2% lực lượng lao động. - Mỹ: Theo thống kê chính thức của Cục lao động Mỹ năm 2011 có gần 1,3 triệu người làm việc trong lĩnh vực thể thao. - Trung Quốc: Theo số liệu điều tra năm 2008, có 38,5% người dân Trung Quốc tham gia tập luyện thường xuyên nên số lượng người phục vụ tăng theo và đạt tới 1,5 vạn công ăn việc làm. Tác động gián tiếp + Tăng năng suất lao động xã hội: Nhờ có tham gia hoạt động TDTT tích cực nên người dân được tăng cường thể chất, đề kháng chống lại bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và qua đó tăng khả năng và hiệu suất lao động của họ. Gián tiếp giảm chi phí xã hội cho chữa bệnh, khắc phục các tệ nạn xã hội như nghiện rượu, ma túy, cờ bạc, Một nền kinh tế bền vững cần có các nguồn lực tăng trưởng phát triển bền vững, trong đó nguồn lực con người khỏe mạnh về thể chất và tinh thần là nhân tố quyết định. + Nâng cao hình ảnh quốc gia và tăng cường gắn kết cộng đồng: Nhiều hoạt động TDTT đã tác động, ảnh hưởng tích cực tới đời sống xã hội như bóng đá, bóng chuyền, làm khuấy động tinh thần dân tộc, kết nối mọi người (Thí dụ: Thành công của đội U23 Việt Nam tại giải U23 Châu Á năm 2018) 4. Định vị kinh tế thể thao trong nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trong nền kinh tế chuyển đổi (Transition Economy) sang nền kinh tế thị trường cần xác định thể thao không chỉ mang tính chất văn hóa, giải trí mà còn mang tính chất kinh doanh và tính chất kinh doanh này sẽ ngày càng tăng cùng với sự hấp dẫn nhu cầu xã hội cũng như cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ kinh doanh. Hoạt động thể thao cần được đặt trên nền tảng kinh tế thị trường, cần được thương mại hóa. Mô hình của nền kinh tế thị trường là mô hình nền kinh tế hỗn hợp giữa “bàn tay vô hình” của thị trường với “bàn tay hữu hình” của Nhà nước. Thị trường cần có sự quản lý của Nhà nước vừa để định hướng hoạt động của thị trường vào các mục tiêu phát triển (ngắn, trung, dài hạn) của Nhà nước, của xã hội vừa để hạn chế các tác động tiêu cực của thị trường đối với xã hội. Thị trường TDTT có một số đặc điểm làm cho mối quan hệ Nhà nước – Thị trường hay vai trò của Nhà nước đối với thị trường trở nên đặc biệt hơn, nhất là quá trình hình thành thị trường TDTT được thể hiện ở nhu cầu của xã hội đối với sự phát triển TDTT và đặc thù hàng hóa, dịch vụ TDTT. + Về nhu cầu: TDTT thuộc loại nhu cầu cơ bản vì mỗi người đều muốn khỏe mạnh và TDTT là phương tiện hữu hiệu nhất giúp cho con người khỏe mạnh. Xã hội cũng cần có Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao 18 nguồn nhân lực khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Nhu cầu về sức khỏe của người tiêu dùng luôn sẵn có và không thay đổi cùng với mức thu nhập ngày càng tăng (nhu cầu có khả năng thanh toán) có xu hướng tăng lên. + Về đặc thù hàng hóa, dịch vụ TDTT: Bên cạnh những thuộc tính cơ bản của hàng hóa còn có đặc điểm mang tính chất hàng hóa công cộng. Do vậy Nhà nước cần quan tâm cung cấp hàng hóa dịch vụ TDTT thông qua tổ chức thị trường. Vai trò bà đỡ, khuyến khích tạo đà cho sự ra đời và phát triển ở giai đoạn đầu với phương châm “những gì tư nhân làm được và hiệu quả hơn thì để tư nhân làm”. Nhà nước chỉ nên đảm nhận cung cấp hàng hóa, dịch vụ TDTT nào mà tư nhân chưa làm được (lợi nhuận thấp, rủi ro cao), đồng thời cũng tạo điều kiện để tư nhân có thể tham gia hợp tác với định hướng để chuyển dần cho tư nhân đảm nhận. Quan hệ cung - cầu là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường. Với việc tăng cầu do các yếu tố kinh tế xã hội thì việc cung về hàng hóa dịch vụ TDTT cũng có xu hướng tăng lên trong nền kinh tế thị trường nếu như việc cung cấp này có thể đem lại lợi nhuận. Do đó: Cần có môi trường kinh doanh sao cho việc kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ TDTT có thể đem lại lợi nhuận đủ để tạo mối quan tâm đầu tư kinh doanh. Đối với hàng hóa dịch vụ TDTT còn chưa tạo được sự quan tâm đầu tư kinh doanh của tư nhân (TDTT cho một người) thì đầu tư nhà nước cần đi trước với sứ mạng là bà đỡ, hỗ trợ cho đến khi tạo ra được sự quan tâm đầu tư kinh doanh của tư nhân. Trong nền kinh tế hiện đại và hội nhập, kinh doanh TDTT không cần bao gồm tất cả các khâu, còn có công đoạn sản xuất, kinh doanh có liên quan mà có thể hợp tác, liên kết, hội nhập vào chuỗi hay chùm giá trị hàng hóa, dịch vụ về TDTT. Cơ sở cho sự liên kết, hội nhập chuỗi hay chùm này là lợi thế so sánh với chất kết dính lợi ích kinh tế có thể thu được từ hợp tác, liên kết hội nhập ấy. Một nước đi sau như nước ta không nhất thiết phải xây dựng từ đầu một ngành kinh tế mới hoàn chỉnh mà có lợi thế so sánh và có thể thu lợi nhuận một cách bền vững. Việt Nam có thể tận dụng các cơ hội kinh doanh các sự kiện thể thao quốc tế (Sea Games, Asiad, AFF, AFC Cup,) như là nhu cầu (và cầu) về hàng hóa, dịch vụ TDTT để hình thành, thậm chí định vị chuyên môn hóa của quốc gia vào chuỗi (hay chùm) giá trị hàng hóa, dịch vụ toàn cầu trên cơ sở lợi thế so sánh quốc gia. Tài liệu tham khảo: 1. Phạm Ngọc Viễn (2000), Khả năng hình thành các CLB bóng đá bán chuyên nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2005, Hà Nội. 2. Phạm Ngọc Viễn (2012), Cơ sở để hình thành nền thể thao chuyên nghiệp, Hà Nội. 3. Phạm Ngọc Viễn (2013), Nguồn tài chính cho hoạt động bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam, Hà Nội. 4. Phạm Ngọc Viễn (2014), Hoạt động kinh tế trong thể thao chuyên nghiệp (nhà nghề), Hà Nội. 5. Giải pháp phát triển kinh tế thể thao ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (2014), Đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KX.01.05/11-15. Bắc Ninh. Kinh doanh, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thể thao mang lại nguồn thu rất lớn, nhiều thương hiệu trang phục thể thao đã được phổ biến ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân
File đính kèm:
- doi_moi_tu_duy_nhan_thuc_xa_hoi_ve_kinh_te_the_thao_dinh_vi.pdf