Giáo trình Bóng bàn (Phần 1)

I. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

Bóng bàn là môn thể thao có lịch sử lâu đời và được mọi người ưa thích. Về nguồn gốc

của nó hiện có những quan điểm khác nhau. Song nhiều người cho rằng môn bóng bàn xuất

hiện sớm nhất ở nước Anh.

Vào khoảng năm 1890 một vận động viên người Anh mang từ Mỹ về 1 quả bóng được

chế tạo bằng xenluylô rỗng bên trong và dùng làm bóng đánh trên bàn. Do loại bóng này

có độ nẩy lớn, khi đánh xuống bàn phát ra âm thanh “ping-pông", nên có người còn đặt tên

cho nó là “bóng ping pông”.

Đầu thế kỷ 20, môn bóng bàn được phát triển ở Trung Âu và một số quốc gia châu Á

như Nhật Bản. Tiếp đó lan sang các nước châu Phi. làm cho môn thể thao này phát triển

trên phạm vi toàn thế giới.

II. SỰ THÀNH LẬP LIÊN ĐOÀN BÓNG BÀN QUỐC TẾ

Sau năm 1918, khi đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc, các cuộc thi đấu và giao lưu

ngày càng tăng, các dụng cụ bóng bàn ngày càng đổi mới làm cho kỹ thuật bóng bàn có

những bước tiến bộ nhanh chóng. Trong tình huống như vậy một yêu cầu bức thiết là phải

thành lập một tổ chức thể thao mang tính quốc tế để tiện cho việc giao lưu rộng rãi và

chính qui. Với sự khởi xướng và vận động của nước Anh và một số quốc gia châu Âu khác,

tháng 12 năm 1926, tại Luân Đôn đã khai mạc đại hội Liên đoàn bóng bàn quốc tế lần thứ

nhất. Đại hội đã thông qua nghị quyết và chương trình chính thức thành lập Liên đoàn

các hội bóng bàn quốc tế gọi tắt là Liên đoàn bóng bàn quốc tế. Đại hội đã thảo luận và

thống nhất ban hành luật bóng bàn, đồng thời bầu ông Mông-ta-gu là chủ tịch Liên đoàn

bóng bàn quốc tế.

Sự thành lập Liên đoàn bóng bàn quốc tế là điểm mốc trong lịch sử phát triển của

phong trào bóng bàn, đưa bóng bàn trở thành môn chính thức trên vũ đài thể thao thế

giới.

 

pdf80 trang | Chuyên mục: Giáo Dục Thể Chất | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Bóng bàn (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
át hợp líp thuận tay, né người líp, giật 
xung 
Líp nhanh gần bàn kết hợp đối líp, đối giật cự ly vừa. 
Đối líp kết hợp giật xung trả về chỗ cũ ở cự ly vừa 
Giật tăng xoáy kết hợp giật xung liên tục 
Chặn nhanh gần bàn kết hợp đối líp, đối giật xung cự ly 
vừa 
Kết hợp líp, giật xung, bỏ nhỏ 
Kết hợp gò, líp, kết hợp gò, líp, giật xung 
Tấn công 
và giằng co 
Đỡ giao bóng cướp líp công, cướp giật xung kết hợp tấn 
công liên tục 
i. Kỹ thuật kết hợp chủ yếu của cách đánh công, cắt 
Giao bóng cướp tấn công hoặc cướp líp công 
Ba vợt đầu 
Sau giao bóng gò bóng kết hợp cắt bóng 
Tấn công trái tay kết hợp tấn công thuận tay (hoặc giật 
vồng) hoặc né người công bóng hoặc trong líp công chuyển 
sang cắt bóng hoặc trong lúc cắt bóng thì phản công 
Kết hợp gò bóng với líp bóng hoặc gò bóng , đẩy bóng kết 
hợp với đập vụt bóng 
Tấn công 
và giằng co 
Đỡ giao bóng khống chế hoặc cướp líp công 
IV. KỸ THUẬT DI CHUYỂN BƯỚC 
IV.1. Tầm quan trọng của phương pháp di chuyển bước chân 
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật môn bóng bàn, sự biến hóa về đường bóng, biến 
hoá điểm rơi khi đánh bóng cũng ngày một nhiều lên. Điều này đòi hỏi vận động viên 
bóng bàn cần phải di chuyển bước chân nhanh để bảo đảm tính chính xác của động tác tay 
và phát huy sở trường kỹ - chiến thuật cá nhân. Ngược lại nếu như bước chân không tốt thì 
không thể bảo đảm cho tay thực hiện động tác đánh bóng chính xác. Tính chuẩn xác của 
bước chân và chất lượng đánh bóng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của việc sử dụng 
kỹ thuật sở trường của vận động viên. Vì vậy để đánh bóng bàn, nhất định phải nắm vững 
kỹ thuật di chuyển bước. 
IV.2. Phương pháp di chuyển bước thường dùng 
 77
a. Bước đơn 
Đặc điểm: Động tác nhanh và đơn giản, phạm vi di chuyển bước nhỏ, quá trình di 
chuyển bước trọng tâm cơ thể vững vàng thích hợp với việc sử dụng trong khi bóng đến có 
cự ly gần với cơ thể. 
Thực hiện kỹ thuật động tác: Dùng 1 chân làm trụ, chân còn lại dựa vào đường bóng 
và điểm rơi của bóng đánh sang để di chuyển bước ra trước, ra sau, sang trái hoặc sang 
phải (xem hình 123 A, B, C, D). 
b. Bước vượt 
Đặc điểm: Tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi di chuyển lớn hơn bước đơn. Có thể sử 
dụng khi bóng đến cách thân hơi xa. Vì bước di chuyển thứ nhất có biên độ lớn làm cho 
trọng tâm cơ thể hạ thấp nên không dễ sử dụng liên tục. 
Thực hiện kỹ thuật động tác: Dùng chân khác hướng với hướng bóng đến đạp đất, 
chân cùng hướng bước một bước dài về hướng bóng đến. Trọng tâm cơ thể di chuyển đến 
chân này, còn chân kia nhanh chóng bước theo 1 bước (xem hình 124). 
Nếu điểm rơi của bóng đến cách thân tương đối xa hoặc tương đối gần, thì phương 
hướng di chuyển bước có thể lệch sau hoặc lệch trước. 
 78 
c. Bước nhảy 
Đặc điểm: Phạm vi di chuyển tương đối lớn, trọng tâm cơ thể biến đổi rất nhanh, 
trước và sau di chuyển cự ly giữa 2 chân cơ bản như nhau v.v... Có thể sử dụng để liên tục 
đánh trả bóng đến và sử dụng thích hợp khi bóng đến cách cơ thể tương đối xa. 
Thực hiện kỹ thuật động tác: Chân khác hựớng với bóng đến bước sang hướng bóng 
đến trước, sau đó chân còn lại tiếp tục bước theo sang ngang (xem hình 125). 
Nếu điểm rơi của bóng đến tương đối xa, hoặc tương đối gần thì phương hướng di chuyển 
đón đánh các loại bóng đến đó có thể lệch ra sau hoặc lệch ra trước. 
d. Bước đôi 
Đặc điểm: Biên độ di chuyển lớn hơn bước đơn và nhỏ hơn bước 
nhảy. Khi di chuyển không có động tác trên không, có lợi cho giữ 
trọng tâm cơ thể ổn định, thích hợp sử dụng cho cách đánh cắt 
bóng, cách đánh tấn công nhanh và giật vồng. Khi công cắt bóng di 
chuyển trong phạm vi nhỏ cũng thường sử dụng bước đôi. 
Thực hiện kỹ thụật động tác: Phương pháp di chuyển cơ 
bản giống với bước nhảy, chỉ khác nhau ở chỗ không nhảy lên trên 
không di chuyển, trước hết chân khác với hướng của bóng đến bước 
sang ngang gần chân bên cùng hướng với bóng đến sau đó chân cùng hướng lại tiếp tục 
bước sang bên hướng bóng dến (bước tách ra - xem hình 126). 
e. Bước chéo 
Đặc điểm: Bước chéo là một phương pháp bước có biên độ di chuyển lớn nhất, chủ yếu 
dùng để đối phó với bóng đến có khoảng cách xa với cơ thể. Cách .đánh tấn công nhanh 
hoặc giật vồng, khi né người tấn công sau đó tạt bóng thuận tay khoảng trống hoặc khi líp 
cắt bóng trong lúc di chuyển thường sử dụng bước chéo. Cách đánh cắt bóng khi di chuyển 
trước sau thường dùng bước chéo để đỡ bóng ngắn hoặc đỡ bóng cắt đột kích. 
Thực hiện kỹ thuật động tác: Trước hết dùng chân gần với hướng bóng đến làm 
thành chân chống đất, bước nhanh chân xa bóng lên trước qua chân chống đất sang phía 
bóng đến 1 bước lớn, sau đó chân chống đất tiếp tục di chuyển l bước sang ngang theo 
hướng bóng đến (xem hình 127). 
 79
f. Bước né người 
Khi bóng đến ở bên trái tay nhưng bản thân lại quyết định dùng kỹ thuật công bóng 
thuận tay đánh trả, đòi hỏi dùng bước né người. Bước né người căn cứ vào sự khác nhau về 
vị trí của bóng đến và thói quen của cá nhân có thể phân thành né người bước đơn, né 
người bước vượt, né người bước nhảy. 
* Né người bước đơn 
Đặc điểm: Tốc độ di chuyển nhanh, biên độ nhỏ, khi bóng đến thẳng vào vị trí thân 
người hoặc lệch phải thì sử dụng né người bước đơn. 
Thực hiện kỹ thuật động tác: Chân trái làm trụ chân phải nhanh chóng di chuyển 
một bước ra phía sau bên phải (xem hình 128). 
* Né người bước vượt 
Đặc điểm: Tốc độ di chuyển so với né người bước 
đơn hơi chậm hơn, nhưng biên độ di chuyển lớn hơn so 
với né người bước đơn. Khi bóng đến ở về phía bên trái 
thân thì sử dụng né người bước vượt. 
Thực hiện kỹ thuật động tác: Chân trái trước 
tiên bước 1 bước vượt ra trước sang trái. Sau đó chân 
phải di chuyển 1 bước ra sau bên phải, trọng tâm cơ 
thể rơi vào chân phải, trong quá trình di chuyển vị 
trí cần khom lưng, xoay người để chừa ra vị trí đánh 
bóng (Xem hình 129). 
* Né người bước nhảy 
Đặc điểm: Tốc độ di chuyển chậm, biên độ di 
chuyển tương đối lớn, có lợi cho việc phát huy công bóng 
 80 
thuận tay mạnh mẽ. 
Thực hiện kỹ thuật động tác: Chân phải đạp đất, làm cho trọng tâm cơ thể nhanh 
chóng chuyển qua chân trái. Sau đó hai chân hầu như đồng thời rời khỏi mặt đất cùng 
nhảy sang bên trái 1 bước. Chân phải chạm đất trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân phải, 
chân trái cũng liền đó chạm đất (xem hình 130). 
IV.3. Di chuyển bước chủ yếu của các cách đánh thường gặp 
a. Di chuyển bước của cách đánh đẩy trái công phải ở vợt dọc 
Vị trí đứng của cách đánh đẩy trái công phải của vợt dọc ở gần bàn và lệch trái, chân 
trái thường ở trước, chân phải hơi ra sau, luôn luôn chuẩn bị phát huy uy lực tấn công bóng 
thuận tay và né người công bóng. Di chuyển nhanh phạm vi nhỏ sang 2 bên phải trái 
thường dùng nhiều nhất và cũng phối hợp thỏa đáng với di chuyển phải, trái, trước, sau 
phạm vi tương đối lớn nên thường lấy di chuyển bước nhảy, bước vượt làm chính kết hợp 
với bước đơn, bước đôi, bước né người và bước chéo. 
b. Di chuyển bước của cách đánh tấn công 2 mặt (2 bên) 
Vị trí đứng của cách đánh tấn công hai mặt gần bàn và hơi lệch trái, hai chân thay đổi 
trước sau hoặc đứng ngang bằng. Thường dùng bước đơn di chuyển sang trái để né người 
sang trái chừa chỗ tấn công bên phải. Phương pháp bước chân dùng bước đơn và bước vượt 
bước nhảy phạm vi nhỏ làm chính kết hợp với các bước khác. 
c. Di chuyển bước của cách đánh giật vồng hai mặt 
Vị trí đứng ở cách đánh giật (líp) vồng hai mặt hơi xa bàn, biên độ động tác đánh bóng 
tương đối lớn. Khi tấn công hoặc phòng thủ đòi hỏi phải quán xuyến phạm vi tương đối 
lớn, nên di chuyển thường dùng bước chéo và bước nhảy làm chính phối hợp với bước vượt 
và các loại bước di chuyển khác. 
d. Di chuyển bước của cách đánh tấn công nhanh kết hợp giật vồng 
Khi tâùn công nhanh kết hợp giật vồng thì lúc tấn công nhanh thường đứng cách bàn 
tương đối gần, lấy bước nhảy, bước vượt làm chính kết hợp với các loại bước khác: Khi 
chuyển sang cách đánh giật vồng thì dùng bước chéo và bựớc nhảy là chính kết hợp với các 
loại bước di chuyển khác. 
e. Di chuyển bước của cách đánh kết hợp cắt công 
Cách đánh kết hợp cắt công nói chung là vị trí đứng thường xa bàn và đánh vào bóng ở 
thời kỳ bóng đếùn đi xuống thấp, đồng thời còn thường từ phòng thủ chuyển sang tấn công 
hoặc từ tấn công chuyển sang phòng thủ nên đòi hỏi phạm vi di chuyển và phạm vi quán 
xuyến rất lớn. Vì vậy phương thức di chuyển bước rất nhiều. Khi phòng thủ, dùng bước 
nhảy và bước chéo là chính, phối hợp với các bước di chuyển khác. Khi chuyển sang tấn 
công dùng bước nhảy và bước vượt là chính phối hợp với các bước di chuyển khác. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bong_ban_phan_1.pdf
Tài liệu liên quan