Đi tìm tác giả bài văn bia tẩm mộ bà Chiêu Nghi Trần Thị Xạ

I. Tẩm mộ bà Chiêu Nghi và bài văn bia

Sử chép sau khi vừa chiếm lại được Phú Xuân, Nguyễn Vương Phúc Ánh

sai quật mộ vua Quang Trung, phá nát hài cốt, chỉ giữ lại đầu lâu để “thị chúng”,

rồi sau đó giam vào ngục Thừa Thiên. Trước đây, nhiều người đứng về phía Tây

Sơn đã chê trách, mạt sát vua Gia Long là hèn hạ, độc ác trong hành động trả thù

này. Quả là không có gì để biện minh về mặt nhân đạo, nhưng công bằng mà nói,

chẳng riêng gì ông, mà bất cứ ai sống dưới thời đại phong kiến với tín ngưỡng thần

linh và tư tưởng duy tâm siêu hình cũng làm như thế ở cùng trường hợp. Phê phán

Nguyễn Ánh thì cũng phải phê phán Nguyễn Huệ nữa chứ, vì ngay khi chiếm được

Phú Xuân năm 1786, ông đã cho quân Tây Sơn “xâm phạm vào tất cả các lăng liệt

thánh” của họ Nguyễn,(1) đặc biệt đối với nắm xương tàn của Nguyễn Phúc Côn,

thân phụ vua Gia Long. Sách Thực lục kể việc vào tháng Chín năm Tân Dậu (1801)

rằng: “Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất

phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu của chúa Nguyễn Phúc Thái) rất

tốt, định đem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm

nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét không muốn chôn nữa. Sau

Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh khí tốt nghi ngút,

nghiệp đế tất dấy. Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quăng

xuống vực. Lăng Hoàng khảo ở Cư Hóa (tên xã, tức là lăng Cơ Thánh), Huệ cũng

sai đô đốc Nguyễn Văn Ngũ đào hài cốt vứt xuống vực ở trước lăng. Nhà Ngũ ở

xã Kim Long bỗng phát hỏa, Ngũ trông thấy ngọn lửa chạy về. Người xã Cư Hóa

là Nguyễn Ngọc Huyên cùng với con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài ban đêm lặn xuống

vực lấy vụng hài cốt ấy đem giấu một nơi. Đến nay Huyên đem việc tâu lên. Vua

thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức

thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại. Các lăng đều theo nền cũ mà xây

cao lên. Ngày Kỷ Hợi, vua thân đến tế cáo, nghẹn ngào sa lệ, bầy tôi đều khóc cả.

Sai đổi xã Cư Hóa thành xã Cư Chính, cho dân miễn dao dịch làm hộ lăng. Cho

Huyên làm cai đội (năm Minh mệnh 11, phong An Ninh bá, lập đền thờ ở bên núi

Cư Chính), con là Ngọc Hồ, Ngọc Đoài tòng quân ở Bình Định cũng được gọi về

hậu thưởng cho”.(2) Chuyện này là có thật hoàn toàn (3)

pdf11 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đi tìm tác giả bài văn bia tẩm mộ bà Chiêu Nghi Trần Thị Xạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ọn núi ở tây bắc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, 
sản ngọc quý, tương truyền là nơi tiên ở. Bà chúa Tây Vương Mẫu cai quản các tiên thời 
Tam hoàng ngũ đế trong huyền thoại cổ Tập tiên lục. Bà ở trên núi Côn Lôn, có thành dài 
nghìn dặm ba lớp (Tằng thành), lầu ngọc 12 tòa (thập nhị lâu đài), ao Dao Trì bên trái, khe 
hoàn thủy bên phải, tất cả đều bằng ngọc trắng, cây cối, thú vật cũng vậy, Sông Nhược bao 
quanh dưới chân núi, sống cao nghìn trượng, người phàm trần khó lên tới được.
(16) Kê minh, Quyền nhĩ: tên hai thiên trong Kinh Thi (Kê minh: thơ Tề phong, phần Quốc phong; 
Quyền nhĩ: thơ Chu nam, phần Quốc phong), nội dung ca ngợi bà hoàng hậu đảm đang, 
biết giúp chồng, khuyên chồng thức khuya dậy sớm, vào triều cho kịp giờ họp, chăm lo việc 
nước, đừng để cho đồng liêu chê cười vì vợ mà đâm ra trễ nải. Đời Trần nàng cung nữ 
Nguyễn Thị Bích Châu có làm bài Kê minh thập sách, nêu 10 điều đề nghị vua chăm lo việc 
chính trị.
(17) Ba ngôi sao: Bài Tam tinh tại thiên trong Kinh Thi (chưa tra ra ở phần nào), nói ba ngôi sao 
chầu mặt trăng, chỉ vợ lẻ, nàng hầu, vợ thứ trong chế độ đa thê ngày xưa.
(18) Cù mộc, Quan thư: hai thiên trong Kinh Thi. Cù Mộc là thiên Nam hữu cù mộc trong thơ Chu 
nam phần Quốc phong, khen bà Hậu phi như cây gỗ lớn, các bà thiếp nương nhờ như dây 
sắn dây bìm leo quanh; Quan thư cũng thuộc thơ Chu nam, phần Quốc phong, khen người 
con gái hiền thục là đối tượng cầu mong của người quân tử.
(19) Vườn Kim Mẫu: bà chúa tiên Tây Vương Mẫu còn gọi là Quy Sơn Kim Mẫu, hay Quy Đài 
Kim Mẫu Nguyên Quân, có cung khuyết trên núi Kim Sơn tức Côn Lôn. Ở đấy có vườn đào, 
ba nghìn năm mới kết trái, bà thường mở tiệc mời các tiên đến dự, ăn một quả thọ nghìn 
năm. Bà đi đâu có chim xanh bay trước đến báo.
(20) Bảo Vụ: Tên một ngôi sao, chủ về nữ nhân. Sao Bảo Vụ trở về đường đi (tinh triền), chỉ 
người phụ nữ đã chết.
(21) Thường Nga hay Hằng Nga, nàng tiên ở trên mặt trăng (nguyệt điện).
(22) Chim xanh: chỉ sứ giả. Bà Tây Vương Mẫu đi đến đâu, có chim xanh đến đấy báo trước.
(23) Châu Quật: Cõi tiên, Đông Phương Sóc đời Hán viết Thập châu ký, kể mười cõi tiên là Tồ, 
Doanh, Huyền, Đạm, Trường, Nguyên, Lưu, Sinh, Phượng Lân, Tụ Quật.
(24) Làng Hao: Ở phía nam núi Thái Sơn. Một bài vãn ca (hát đưa người chết trong lễ tang cổ) 
có câu: “Người chết hồn phách về làng Hao”. Điển: Điền Hoành tự sát, môn nhân thương 
xót làm bài vãn ca Giới lộ và Hao lý, nói đời người ngắn ngủi như giọt sương đầu ngọn cây 
kiệu và ánh nắng ban mai. Lý Diên Niên đời Hán chia ra: Giới lộ hát đưa vương công, Hao 
lý hát đưa sĩ đại phu thứ nhân.
(25) Vườn đào mận: Chỉ nhà sang quý, nơi tập trung tất cả những người tài giỏi. Đời Đường 
Tể tướng Địch Nhân Kiệt tiến cử toàn những người tài giỏi làm quan to, được truyền tụng: 
“Thiên hạ lý tận tại công môn” (hết thảy cây đào cây mận trong thiên hạ đều ở nhà ông cả).
(26) Nhà tùng thu: Chỉ ngôi mộ, vì ngày xưa, người ta thường trồng hai loại cây tùng và thu ở 
chung quanh ngôi mộ.
158 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
(27) Cung châu: cung bằng ngọc, cũng như Dao đài, chỉ nơi tiên ở.
(28) Thiên tôn: cháu của Trời, tức Chức Nữ, chăm dệt vải. Trời yêu mến, gả cho Ngưu Lang. 
Nàng sinh lười, trời giận, đày hai người ra hai bờ sông Ngân Hà, mỗi năm mới cho gặp nhau 
một lần vào ngày thất tịch (mồng 7 tháng Bảy). Khi gặp nhau, hai vợ chồng khóc, nước mắt 
rơi thành mưa ngâu đầu thu. Về thiên văn, Chức Nữ là sao Véga trong chòm La Lyre (Thiên 
Cầm), Ngưu Lang là sao Altair trong chòm L’Aigle (Thiên Ưng).
(29) Sông Hán: tức Ngân Hán, cũng như Ngân Hà, vùng sao dày đặc trên trời trông như dòng 
sông bạc.
(30) Từ Huệ: Người xứ Trường Thành, tám tuổi đã biết làm thơ. Vua Đường Thái Tông (627-650) 
nghe tiếng mời vào cung, phong Tài nhân. Bà có làm trăm bài thơ Liên châu thi.
(31) Phàn Cơ: Một nàng phi của Sở Trang Vương. Vương ham săn bắn, nàng bèn không ăn thịt 
cầm thú để khuyên can, từ đó Vương bỏ săn bắn, chăm lo chính sự.
(32) Nhà vàng cung Hán: Lưu Triệt lúc bé thường được bà trưởng công chúa bế vào lòng ngồi, 
có lần hỏi: “Muốn lấy vợ không?”. Rồi chỉ con gái út của mình là A Kiều: “Được chứ?”. Triệt 
đáp: “Nếu lấy được A Kiều, cháu sẽ đúc nhà vàng cho ở”. Về sau, khi làm vua, tức Hán Vũ 
Đế (140 - 86 TCN), ông có lấy A Kiều thật, nhưng chẳng đúc nhà vàng, mà rồi cũng ruồng 
bỏ, đày ra ở cung Trường Môn.
(33) Bốn công tử: Kinh (1737 - 1775), nguyên là Cai đội, sau khi Phú Xuân thất thủ, vượt biển 
vào Gia Định, bị đắm thuyền chết. Ba người con còn lại tên Quy (1739 - ?), Tuấn còn có tên 
là Đá (1743 - 1764), làm Cai đội, Yến còn có tên là Sỏi, Khoan, Viêm (1742 - 1776), làm Tiết 
chế chưởng dinh.
(34) Không rõ là những ai.
(35) Lân chỉ Chung tư: tên hai thiên trong Kinh Thi, nói người phụ nữ sinh nhiều con như loài 
châu chấu (chung tư) và thuộc dòng sang quý, nối dõi được nghiệp nhà như ngón chân con 
kỳ lân (lân chỉ). Lân chi chỉ là thiên thứ 11 thuộc Chu nam phần Quốc phong, còn Chung tư 
là thiên thứ năm.
(36) Hậu Lĩnh Dao Trì: Tên hai cõi tiên trong tiên thoại cổ Trung Quốc.
(37) Lê Quý Đôn, Phủ Biên tạp lục, bản dịch: Viện Sử học, Nxb Khoa học, Hà Nội, 1964, tr. 286.
(38) “Danh nhân vĩ nghiệp Nguyễn Quang Tiền (1715 - 1773) và dòng họ Nguyễn làng Phò 
Ninh”, tham luận in trong Thừa Thiên Huế, đất học và tài năng, Kỷ yếu hội thảo của Hội Khoa 
học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, Huế, 12/11/2014, tr. 94.
(39) Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Văn bia đề danh tiến sĩ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2006, 
tr. 722. Sách này phần dịch văn bia chỉ ghi hành trạng ông làm quan đến chức Hiến sát, ở 
phần chú thích mới ghi như sách Các nhà khoa bảng Việt Nam. 
(40) Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 - 1919), Ngô Đức Thọ (chủ 
biên), Nxb Văn Học, Hà Nội, 2003, tr. 483.
(41) Đại Nam thực lục tiền biên không chép khoa thi nào trong năm này, trước đó, năm Quý Mão, 
Bảo Thái 4 (1723) tháng Tư thi Nhiêu học, lấy trúng cách 77 người, nhưng “dư luận học trò 
rất là sôi nổi, chúa ra lệnh họp tất cả ở Chính Dinh để chúa thi, tứ lục và thơ phú mỗi thể một 
bài. Sĩ tử không làm nổi ra về, bèn truất hết” (Quốc Sử Quán triều Nguyễn, ĐNTL, Sđd, tập 
một, tr. 137-138). Lúc ấy thì Nguyễn Quang Tiền còn bé, xứ Đàng Trong bắt đầu tổ chức thi 
cử vào thời chúa Nguyễn Phúc Lan, năm 1646 công bố quy định 9 năm một lần gọi là Chính 
đồ và Hoa văn: “Người thi trúng làm danh sách để tiến lên định làm ba hạng giáp, ất, 
bính. Hạng giáp làm Giám sinh, bổ tri phủ, tri huyện; hạng ất làm Sinh đồ, bổ huấn đạo; 
159Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (135) . 2017
hạng bính cũng làm Sinh đồ, bổ lễ sinh, hoặc cho làm Nhiêu học mãn đại. Hoa văn thi 
ba ngày, mỗi ngày đều viết một bài thơ. Người trúng cũng chia làm ba hạng, bổ làm ở ba 
ty Xá Sai, Lệnh Sử và Tướng Thần Lại, và cho làm Nhiêu học. Đó là thu vi hội thí” (Quốc 
Sử Quán triều Nguyễn, ĐNTL, Sđd, tập một, tr. 57). Năm 1647 mở khoa đầu tiên, nhưng 
sau đó không tổ chức thường xuyên theo quy định, sách Đại Nam thực lục cũng không ghi 
chép đầy đủ.
(42) Đại Nam thực lục tiền biên chép khoa này thi vào tháng Tám, định lại thể lệ, kỳ thứ nhất thi 
tứ lục, ai trúng là Nhiêu học, đươc miễn tiền sai dư 5 năm; kỳ thứ hai thi thơ phú; kỳ thứ ba 
thi kinh nghĩa, ai trúng được miễn phu dịch; kỳ thứ tư thi văn sách, ai trúng là Hương cống, 
được bổ tri phủ, tri huyện, huấn đạo (Quốc Sử Quán triều Nguyễn, ĐNTL, Sđd, tập một, tr. 
149). Hương cống cũng gọi là Hương tiến.
(43) Lê Quý Đôn cũng viết rõ: “Hai xứ Thuận Quảng, thuyền bè nước Bắc giao thông, thời trước 
có công văn đưa trả người và tra bắt giặc biển, thường xưng là “An Nam quốc Thuận Quảng 
đạo Tiết chế Thái phó quốc công Nguyễn kính trình với mỗ quan của thiên triều”. Đến thời 
Hiểu quốc công xưng vương hiệu, chợt có văn thư cần đáp lại, muốn xưng là An Nam quốc 
vương, Quang Tiền cho là không được, nói rằng hoàng đế ở kinh đô thiên triều sách phong, 
làm vương tước, xứ này nguyên là phiên thần, còn phải vâng theo chính sóc, nay xưng là 
quốc vương, nếu bị Trung Quốc hỏi vặn thì trả lời thế nào. Kiên trì không chịu thảo, Quang 
Tiền bị đuổi về làng 15 năm” (PBTL, Sđd, tr. 286).
(44) Tuy Lý Vương, Thương Sơn thi thoại, dịch và khảo chú: Nguyễn Thanh Tùng, Tạp chí 
Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (121), năm 2015, tr. 26.
TÓM TẮT
Trong số lăng tẩm của các ông chúa bà chúa thời Tiền Nguyễn, chỉ duy nhất lăng tẩm bà 
Chiêu Nghi Trần Thị Xạ là còn lại khá nguyên vẹn (không bị quân đội nhà Tây Sơn quật phá). Bà 
người quê ở Quảng Bình, là vợ lẻ của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Bài văn bia tẩm mộ này 
đáng gọi là một tác phẩm văn học cần được bảo lưu để truyền lại về sau. Tác giả bài văn không 
ghi tên vào bia, nhưng nội dung bài văn cho biết là một văn thần của Võ Vương Nguyễn Phúc 
Khoát soạn. Các chứng cứ có thể giúp ta khẳng định đó là Nguyễn Quang Tiền, người xã Phò 
Ninh, huyện Quảng Điền (nay thuộc xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), làm 
việc ở Viện Hàn Lâm, tước Thạc Đức hầu, phụ trách việc văn thư giao thiệp với nước ngoài.
ABSTRACT
IN SEARCH OF THE AUTHOR OF THE EPITAPH ON THE TOMB OF 
LADY CHIÊU NGHI TRẦN THỊ XẠ
Of the tombs of the princes and princesses of the Nguyễn Lords, only the tomb of Lady 
Chiêu Nghi Trần Thị Xạ remains intact (not being broken down by Tây Sơn troops). The lady, who 
came from Quảng Bình, was Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát’s concubine. The epitaph on the tomb 
is worth being considered as a literary work, which should be kept for succeeding generations. 
Although the name of the author of the epitaph did not appear on the stele, the content of the article 
is said to be written by a mandarin of Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Credible evidence confirmed 
that the writer of the epitaph is Thạc Đức hầu Nguyễn Quang Tiền, a native of Phò Ninh commune, 
Quảng Điền district (now Phong An commune, Phong Điền district, Thừa Thiên Huế Province), 
who worked at the Royal Academy and took charge of correspondence with foreign countries.

File đính kèm:

  • pdfdi_tim_tac_gia_bai_van_bia_tam_mo_ba_chieu_nghi_tran_thi_xa.pdf
Tài liệu liên quan