Đề tài Thiết kế rập hỗ trợ cho việc chuyển chiết ly và nhảy size thân áo cơ bản trong may mặc thời trang

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 1

3. Tình trạng của đề tài KH 1

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4.1. Đối tượng nghiên cứu 1

4.2. Phạm vi nghiên cứu 1

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

6. Cách tiếp cận 2

7. Phương pháp nghiên cứu 2

8. Hiệu quả 2

9. Phạm vi ứng dụng các kết quả của đề tài KH 3

10. Sản phẩm 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾT LY VÀ NHẢY SIZE THÂN ÁO NỮ CƠ BẢN 4

1.1 Cơ sở lý luận về chiết ly và cách chuyển đổi chiết ly trên thân áo nữ cơ bản: 4

1.1.1 Khái niệm về chiết ly: 4

1.1.1.1 Khái niệm: 4

1.1.1.2 Nguyên tắc chuyển đổi chiết ly: 5

1.1.1.3 Các dạng chuyển đổi chiết ly 7

1.1.2 Một số cách chuyển đổi chiết ly trên thân áo nữ cơ bản 7

1.1.2.1 Chuyển đổi chiết ly đơn bằng phương pháp cắt trải 7

1.1.2.2 Chuyển đổi chiết ly đơn bằng phương pháp xoay chuyển 9

1.1.2.3 Chuyển đổi chiết ly đôi bằng phương pháp cắt trãi 11

1.1.2.4 Chuyển đổi chiết ly đôi bằng phương pháp xoay chuyển 13

1.2 Cơ sở lý luận về nhảy size 13

1.2.1 Khái niệm nhảy size 13

1.2.1.1 Khái niệm nhảy size (nhảy mẫu, nhân mẫu, nhảy cỡ vóc) 13

1.2.1.2 Các phương pháp nhảy size: 14

1.2.2 Cách thức nhảy size trên thân áo nữ cơ bản 18

1.2.2.1 Nhảy size (nhảy mẫu) theo phương pháp hệ trục tọa độ: 18

1.2.2.2 Các bước tiến hành nhảy mẫu 19

1.3 Thực trạng về dụng cụ rập chuyển đổi chiết ly và nhảy size ở trong và ngoài nước 21

1.3.1 Tình hình về dụng cụ rập chuyển đổi chiết ly và nhảy size ở trong nước 21

1.3.1.1 Về dụng cụ chuyển đổi chiết ly: 21

1.3.1.2 Về dụng cụ nhảy size: 21

1.3.2 Tình hình về dụng cụ rập chuyển đổi chiết ly và nhảy size ở ngoài nước 23

1.3.2.1 Về dụng cụ chuyển đổi chiết ly: 23

1.3.2.2 Về dụng cụ nhảy size: 24

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THIẾT KẾ RẬP HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI CHIẾT LY VÀ NHẢY SIZE THÂN ÁO NỮ CƠ BẢN 25

2.1 Các bước hình thành rập hỗ trợ 25

2.1.1 Rập hỗ trợ chuyển đổi chiết ly 29

2.1.2 Rập hỗ trợ nhảy size 30

2.2 Đặc điểm và cách sử dụng 33

2.2.1 Đặc điểm và cách sử dụng rập hỗ trợ chuyển đổi chiết ly 33

2.2.1.1 Đặc điểm rập hỗ trợ chuyển đổi chiết ly 33

2.2.1.2 Cách sử dụng rập hỗ trợ chuyển đổi chiết ly 34

2.2.2 Đặc điểm và cách sử dụng rập hỗ trợ nhảy size 38

2.2.2.1 Đặc điểm về rập hỗ trợ nhảy size: 38

2.2.2.2 Cách sử dụng rập hỗ trợ nhảy size 38

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 47

3.1 Thực nghiệm sản phẩm rập chuyển đổi chiết ly và rập nhảy size ở một số nhà thiết kế thời trang ở khu vực thành phố Huế 47

3.2 Đánh giá sản phẩm 48

3.2.1 Đối với rập hỗ trợ chuyển đổi chiết ly 48

3.2.2 Đối với rập hỗ trợ nhảy size 51

3.3 Rập hỗ trợ chuyển đổi chiết ly 53

3.3.1 Hình ảnh về sản phẩm: 53

3.3.2 Tờ hướng dẫn sử dụng 54

3.4 Rập hỗ trợ nhảy size 55

3.4.1 Hình ảnh về sản phẩm: 55

3.4.2 Tờ hướng dẫn sử dụng 58

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 61

 

docx75 trang | Chuyên mục: Tạo Mẫu và Thiết Kế Thời Trang | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề tài Thiết kế rập hỗ trợ cho việc chuyển chiết ly và nhảy size thân áo cơ bản trong may mặc thời trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 điều chỉnh từ rập lần 1, đó là dán các mảng mở của chiết ly bằng chất liệu vải, nhằm giữ cho rập không bị rời ra trong quá trình sử dụng. 
- Thử nghiệm sản phẩm lần 3: được thay đổi về chất liệu và được thêm các chi tiết khác. Với chất liệu nhựa nội thất với độ dày 2cm, có các bản lề gài để giữ các mảng chiết ly không bị lệch khi sử dụng và sợi dây được luồn giữa các mảng để luôn đảm bảo độ mở của chiết ly không bị thay đổi.
- Thử nghiệm sản phẩm lần 4: tiếp tục có các thay đổi, về chất liệu là mica trong suốt. Rập được làm từ 3 lớp, có dây luồn phía trong để đảm bảo độ mở của chiết ly luôn đúng. Ở tâm chiết ly có mảng tròn để giúp rập chuyển động dễ dàng. Ở tâm hình tròn có 1 lổ nhỏ để lấy dấu tâm chiết ly.
- Sau quá trình làm việc với các nhà thiết kế về sử dụng sản phẩm. Dựa vào các tiêu chí các câu hỏi khảo sát, nhóm tác giả tổng hợp lại các phản hồi như sau: 
Ở thử nghiệm lần 1, sản phẩm ban đầu tạo được sự ngạc nhiên của người dùng và hứng thú muốn trãi nghiệm sản phẩm. Trong quá trình sử dụng, xuất hiện 2 ý kiến. Do rập là các mảng rời nên mỗi lần dùng phải sắp xếp thành rập mới sử dụng nên mất thời gian cũng như khó bảo quản, dễ rơi mất. Ưu điểm khi sử dụng các mảng rời là sự tự do khi điều chỉnh độ mở của chiết ly hay tự do tạp nhiều kiểu chiết ly mới. Với sự tự do của các mảng chiết ly, đã kích thích được nhà thiết kế trong sáng tạo các chiết ly độc đáo trên thân áo. Một số nhà thiết kế góp ý về cách giữ các mảng chiết ly tránh bị di chuyển và rơi mất khi sử dụng
Ở thử nghiệm lần 2, sản phẩm không tạo được sự vừa lòng, với dán các mảng hở chiết ly vào, khiến rập trở nên luộm thuộm dù có hỗ trợ hơn so với rập lần 1. Trong quá trình sử dụng sản phẩm, do có dán mảng hở chiết ly, nên không bị rơi rớt trong quá trình sử dụng nhưng bị hạn chế khi muốn thõa sức khám phá các vị trí khác. Các nhà thiết kế góp ý về cách xử lý về vấn đề các mảng mở chiết bằng chất liệu khác để sản phẩm vẫn hỗ trợ tốt nhưng vẫn gọn gàng và thẫm mỹ
Ở thử nghiệm lần 3, sản phẩm không tạo được sự vừa lòng, do rập bằng chất liệu nhựa và các nút gài quá thô nên mất tính thẫm mỹ, dù có sự hỗ trợ tốt trong quá trình sử dụng hơn rập lần 1; dây luồn phía trong là cải tiến tốt, làm sản phẩm nhìn gọn gàng hơn. Trong quá trình sử dụng sản phẩm, đã nhận được những phản hồi tốt hơn. Các sợi dây luồn phía trong nên nhìn gọn gàng nhưng vẫn đảm bảo độ mở của chiết ly. Nhưng chất liệu khiến sản phẩm không bắt mắt, các nút gài làm sản phẩm bị thô. Các nhà thiết kế góp ý về việc vẫn sử dụng chất liệu mica như lần 1 và vẫn có các dây rút như lần 3. Cách giữ cho rập không bị xê dịch nhưng không cần các bản lề gài.
Ở thử nghiệm lần 4, sản phẩm tạo được sự vừa lòng về tính thẩm mỹ và sử dụng hiệu quả hơn. Nhưng có một số nhà thiết kế lại muốn sản phẩm có thể tháo rời được để sử dụng khi có chiết ly dạng phối hợp. Trong quá trình sử dụng, các nhà thiết kế khá hài lòng về sản phẩm lần này, nhìn gọn gàng và thẫm mỹ. Nhưng nếu các sợi dây dạng gài để khi cần có thể tháo ra để sử dụng thì tốt hơn và cần dán chắn chắn các lớp mica với nhau.
3.2.2 Đối với rập hỗ trợ nhảy size
Sau quá trình làm việc với các nhà thiết kế về sử dụng sản phẩm. Dựa vào các tiêu chí các câu hỏi khảo sát, nhóm tác giả tổng hợp lại các phản hồi như sau: 
Bộ rập nhảy size tạo được sự hài lòng của người dùng trong quá trình sử dụng, đáp ứng được nhu cầu nhảy size khá cấp thiết đối với các thương hiệu nhỏ. Do các thương hiệu nhỏ, đa số thợ làm rập sẽ nhảy size nhưng không phải ai cũng biết quy tắc nhảy, và thường nhảy size theo ước lượng. Với chất liệu mica trong suốt và các đường size nhiều màu, người dùng dễ dàng hiểu được cách sử dụng bộ thước. 
Trong quá trình sử dụng, nhà thiết kế đề xuất vẽ các mốc đánh dấu trên rập, nên tạo các lỗ tròn nhỏ ở các điểm chính để dễ lấy dấu xuống vải và đa dạng các rập hơn nữa như rập quần, rập váy và rập corset.
3.3 Rập hỗ trợ chuyển đổi chiết ly
3.3.1 Hình ảnh về sản phẩm:
3.3.2 Tờ hướng dẫn sử dụng 
3.4 Rập hỗ trợ nhảy size
3.4.1 Hình ảnh về sản phẩm:
Rập nhảy size thân trước
Rập nhảy size thân sau
Rập nhảy size tay áo
3.4.2 Tờ hướng dẫn sử dụng 
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với đề tài nghiên cứu khoa học “THIẾT KẾ RẬP HỖ TRỢ CHO VIỆC CHUYỂN CHIẾT LY VÀ NHẢY SIZE THÂN ÁO CƠ BẢN TRONG MAY MẶC THỜI TRANG", nhóm tác giả đã sáng tạo được bộ rập hỗ trợ chuyển chiết ly và nhảy size cho thân áo nữ cơ bản, dành cho đối tượng là các nhà thiết kế của các thương hiệu nhỏ, sinh viên đang học các trường về cắt may thời trang.
Bộ rập nhảy size bao gồm 3 rập: thân trước, thân sau và tay áo với 4 kích thước S, M, L, XL; hỗ trợ cho người dùng không mất nhiều thời gian cho việc nhảy size sản phẩm. Bộ sản phẩm được cắt với công nghệ CNC nên đảm bảo độ chính xác cao về kích thước; cùng với đó là chất liệu mica trong suốt nên dễ dàng việc sử dụng trong quá trình sang mẫu. Với công cụ hỗ trợ nhảy size, người dùng tiết kiệm được 1/3 thời gian so với tự tính toán mỗi lần nhảy size và giảm được chi phí thuê người nhảy size rập mẫu sản phẩm. Do đây chỉ là bộ rập thân áo cơ bản, nên đối với các mẫu rập quần, váy hay các rập mẫu nâng cao và các mẫu đặc trưng (áo dài, áo bà ba) thì chưa đáp ứng được trong việc nhảy size. Vì thế, nhóm tác giả mong muốn nhà trường sẽ hỗ trợ cho nhóm tác giả nghiên cứu theo hướng dài hạn hơn để sáng tạo nhiều sản phẩm đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Bên cạnh đó, nhóm hy vọng sẽ có nguồn hỗ trợ về kinh phí để có thể tìm tòi các chất liệu mới, công nghệ cắt tiên tiến để làm ra được sản phẩm chất lượng hơn.
Bộ rập hỗ trợ chuyển chiết ly gồm 1 rập thân áo nữ thân trước size M; giúp người dùng nhanh chóng, tiện lợi trong chuyển vị trí chiết ly mới trên thân áo. Sản phẩm được cắt với công nghệ CNC nên đảm bảo chính xác cao về kích thước, cùng với chất liệu mica trong suốt nên dễ dàng trong việc sử dụng xác định các vị trí chiết ly. Với công cụ chuyển chiết ly, người dùng tiết kiệm được 1/3 lượng giấy làm rập và thời gian chuyển chiết ly; giúp công việc thiết kế nhanh chóng hơn và không bị các bước phụ ảnh hưởng đến công việc sáng tạo rập. Sản phẩm rập được đã được thiết kế dễ dàng trong việc lắp ráp, do đó khi nhà thiết kế muốn chuyển chiết ly nâng cao vẫn có thể tháo rời sản phẩm để sử dụng. Đây là sản phẩm hỗ trợ khá tốt cho các sản phẩm có sử dụng chiết ly như đầm tiệc, đầm công sở. Rập hỗ trợ chuyển chiết ly được kết cấu từ 3 lớp mica trong suốt được dán với nhau, nên mất khá nhiều thời gian để dán chính xác từng vị trí, và chất liệu keo dán cần đảm bảo độ kết dính chắc chắn nhưng không ảnh hưởng đến độ trong suốt của mica. Đó có thể là hạn chế của sản phẩm khi muốn sản xuất hàng loạt để đưa ra thị trường; vì mất quá nhiều công để hoàn thiện 1 sản phẩm sẽ dẫn đến tốn nhiều chi phí sản xuất. Nhóm tác giả mong muốn được nhà trường hỗ trợ cho nhóm tác giả nghiên cứu theo hướng dài hạn hơn, để tìm được chất liệu mới, công nghệ tiên tiến để giúp cho sản phẩm làm ra được nhanh và đẹp hơn.
Bộ sản phẩm rập hỗ trợ chuyển chiết ly và nhảy size, nhóm tác giả đã hoàn thiện sản phẩm mang tính ứng dụng cao cho các nhà thiết kế trong ngành may mặc thời trang. Đáp ứng được nhu cầu nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm được chi phí vật tư, nhân công, thời gian. Cũng như đẩy nhanh quá trình tạo rập, nhảy size sản phẩm giúp giảm tải các bước phụ cho nhà thiết kế, giúp sự sáng tạo luôn được thăng hoa. 
Nhóm tác giả hy vọng sản phẩm sẽ được tiếp tục cải tiến và phát triển trong thời gian tới, làm ra được những phiên bản mới có chất liệu nhẹ, bền và chi phí thấp hơn để phục vụ được cho những ai yêu thích cắt may thời trang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ môn Công Nghệ May, khoa Công Nghệ May và Thời Trang (2007) Giáo trình “Thiết kế trang phục 5”, NXB trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hồ Chí Minh, Bộ Giáo Dục Đào Tạo 
TS. Võ Phước Tần, KS Nguyễn Thị Hằng, KS Lương Hoàng Tuyết Vân (2009), “Hệ thống bài tập Công Nghệ May 3”, NXB Lao Động Xã Hội
Triệu Thị Chơi (2009) Kỹ thuật cắt may, NXB TP. Hồ Chí Minh
Võ Phước Tần, Bùi Thị Cẩm Loan, Trần Thị Kim Phượng, Phạm Nhất Chi Mai (2010), “Giáo trình môn học- Công nghệ may 1,2,3”, NXB Thống Kê 
TS. Võ Phước Tần, KS Huỳnh Văn Thức, KS Thều Thanh Tân, KS Lưu Thị Thu Hà, KS Nguyễn Thị Tuyết Mai (2010) Đồ họa kỹ thuật ứng dụng – Thiết kế rập mẫu và nhảy cỡ vóc, NXB Lao Động Xã Hội
TS. Võ Phước Tần, KS Huỳnh Văn Thức, KS Thều Thanh Tân, KS Lưu Thị Thu Hà, KS Nguyễn Thị Tuyết Mai (2012) Giác sơ đồ trên máy vi tính (Computer aidded maker making) , NXB Lao Động Xã Hội
Winifred Aldrich (2009)”Metric pattern cutting for women’s wear” NXB Blackwell 
Winifred Aldrich (2012) “Faric, form and flat pattern cutting” NXB Blackwell
Helen Joseph- Armstrong (2010) “Patternmaking for fashion design” NXB Pearson
Claire Shaeffer (2015) “Sewing for the apparel industry” NXB Prentice, Inc
https://www.pinterest.com/
https://www.youtube.com/
https://www.tailieu123.org/
PHỤ LỤC
Hướng dẫn lấy số đo thân áo nữ Hướng dẫn vẽ rập thân áo nữ (hình vẽ minh họa) theo đầu sách “Metric pattern cutting for women’s wear” của tác giả Winifred Aldrich, nhà xuất bản Blackwell năm 2009
Hướng dẫn vẽ rập thân áo nữ, trang 16, sách “Metric pattern cutting for women’s wear” của tác giả Winifred Aldrich, nhà xuất bản Blackwell năm 2009
Hướng dẫn vẽ rập thân áo nữ (hình vẽ minh họa). trang 17, sách “Metric pattern cutting for women’s wear” của tác giả Winifred Aldrich, nhà xuất bản Blackwell năm 2009
Hướng dẫn vẽ rập tay, trang 24, sách “Metric pattern cutting for women’s wear” của tác giả Winifred Aldrich, nhà xuất bản Blackwell năm 2009
Hướng dẫn vẽ rập tay (hình vẽ minh họa), trang 25, sách “Metric pattern cutting for women’s wear” của tác giả Winifred Aldrich, nhà xuất bản Blackwell năm 2009
Tờ hướng dẫn sử dụng rập hỗ trợ chiết ly

Tờ hướng dẫn sử dụng rập hỗ trợ chiết ly
Tờ hướng dẫn sử dụng rập hỗ trợ nhảy size
Tờ hướng dẫn sử dụng rập hỗ trợ nhảy size
NHÓM TÁC GIẢ
CHỦ BIÊN
Hoàng Nhật Thiên Chi
TVTG
Nguyễn Thị Hằng
PHẢN BIỆN 1
PHẢN BIỆN 2
Lê Đình Được
Nguyễn Thị Lan
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

File đính kèm:

  • docxde_tai_thiet_ke_rap_ho_tro_cho_viec_chuyen_chiet_ly_va_nhay.docx