Đề tài Nhận xét đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim bằng holter ECG 24 giờ tại bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Ninh Bình - Đào Hồng Quân

NỘI DUNG

 Đặt vấn đề.

 Mục tiêu nghiên cứu.

 Tổng quan.

 Phương pháp nghiên cứu.

 Dự kiến kết quả.

 Bàn luận.

pdf44 trang | Chuyên mục: Hệ Tim Mạch | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề tài Nhận xét đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim bằng holter ECG 24 giờ tại bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Ninh Bình - Đào Hồng Quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
HƯỜNG GẶP Ở BỆNH NHÂN NMCT 
 Ngoại tâm thu thất 
 Nhanh thất 
 Rung thất 
 Nhịp tự thất gia tốc 
 Rung nhĩ 
 Nhịp chậm xoang 
 Nhịp nhanh xoang 
 Blốc xoang nhĩ 
 Blốc nhĩ thất (độ II hoặc độ III) 
 Blốc nhánh 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
 Chúng tôi chọn ngẫu nhiên tất cả bệnh nhân được 
chẩn đoán xác định NMCT cấp tại khoa tim mạch 
BVĐK tỉnh Ninh Bình. Kèm theo một hay nhiều 
yếu tố nguy cơ (tăng cholesterol trong máu, tăng 
huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, tiền sử 
gia đình có nguy cơ bệnh lý mạch vành). 
 Thời gian nghiên cứu từ 1/2013 đến 12/2014 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định NMCT 
Theo WHO: Chẩn đoán xác định NMCT cấp khi có ít 
nhất 2 trong 3 tiêu chuẩn sau: 
- Đau thắt ngực điển hình, kéo dài ≥ 30 phút, dùng 
các thuốc giãn ĐMV không đỡ. 
- Có thay đổi đặc trưng trên điện tâm đồ. 
- Men tim tăng cao ít nhất gấp 2 lần giới hạn cao của 
bình thường. 
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 
Chúng tôi loại trừ khỏi nhóm nghiên cứu những bệnh nhân 
sau: 
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 
- NMCT có sốc do các nguyên nhân khác như: sốc giảm thể 
tích, sốc nhiễm trùng, sốc phản vệ. 
- NMCT trên bệnh nhân có bệnh lý tổn thương cơ học của 
tim từ trước như: thông liên thất, hở van hai lá, hẹp 
động mạch chủ, suy tim nặng. 
- NMCT có bệnh đi kèm nặng từ trước như: ưng thư giai 
đoạn cuối, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, 
suy hô hấp. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 Phương pháp nghiên cứu 
 Không gian và thời gian nghiên cứu 
 Chúng tôi chọn ngẫu nhiên tất cả bệnh nhân được chẩn 
đoán xác định NMCT cấp có hoặc không có RLNT kèm theo, 
điều trị tại khoa tại khoa tim mạch BVĐK tỉnh 
 Ninh Bình và được ghi Holter ECG 24 giờ trong thời gian 
từ 1/2013 – 12/2014 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả và cắt ngang 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
 Phân tích và xử lý số liệu 
 Tất cả các số liệu thu được qua nghiên cứu được 
dựa vào máy vi tính, dùng máy vi tính để xử lý 
các thông số thu được theo phương pháp toán 
thống kê y học, sử dụng chương trình EPI 6 FR. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
 Nhóm 
Nơi ở 
Nam giới Nữ giới p 
Thành Thị 70,9% 62,5% > 0,05 
Nông Thôn 29,1% 37,5% > 0,05 
 Trong số 108 bệnh nhân không có sự khác biệt giữa 
phân bố dân cư 
 Trong số 108 bệnh nhân có 72 trường hợp sống ở thành 
thị chiếm 66,7%, vùng nông thôn có 36 bệnh nhân chiếm 
33,3%. 
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
 Bệnh nhân trẻ nhất là 45 tuổi, bệnh nhân lớn nhất 75 tuổi 
 Chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi từ 60 – 65 
 Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh ĐMV càng cao 
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
 Bệnh nhân bi nhồi máu cơ tim hay gặp ở bệnh nhân 
có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường , rối loạn 
lipid máu, hút thuốc lá 
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
 BN vào viện chủ yếu là trong tình trạng đau 
thắt ngực điển hình 
Phân độ đau thắt ngực theo hiệp hội tim mạch Canada (CCS) 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Nhóm 
Thông số 
nghiên cứu 
Nam giới Nữ giới p 
Glucose (mmol/l) 7.36± 2.39 6.21 ± 1.15 < 0,05 
Ure (mmol/l) 7,23 ± 3,24 6,31 ± 2,87 > 0,05 
Creatinin (µmol/l) 108,83 ± 40,35 95,73 ± 35,82 > 0,05 
Cholesterol (mmol/l) 5.26± 0.67 4.26± 1.48 < 0,05 
Triglycerid (mmol/l) 3.17± 1.72 2.43± 0.36 < 0,05 
LDL- C (mmol/l) 3.08± 0.78 2.68± 0.38 < 0,05 
HDL- C (mmol/l) 1,54 ± 0,88 1,89 ± 0,93 < 0,05 
CRP 5,63 ± 2,34 2,39 ± 0,87 < 0,05 
Cholesterol máu > 5,2 mmol/l chiếm 55,6% (60/108). 
LDL-C > 2,6 mmol/l chiếm 53,7% (58/108). 
Trong 25 bệnh nhân đái tháo đường thì số bệnh nhân có 
HbA1c > 6,5% chiếm 72% (22/25). 
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Nhóm 
Sóng 
Nam giới(n=55) Nữ giới(n=53) 
p 
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 
Bất thường sóng T 31 56,4 25 47,2 > 0,05 
ST chênh 34 61,8 21 39,6 < 0,05 
Sóng Q 26 47,3 14 26,4 < 0,05 
EF trung bình (%) 63,4 ± 12,7 61,4 ± 13, 1 > 0,05 
Hình ảnh bất thường sóng T ở bệnh nhân nam giới và bệnh 
nhân nữ giới chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên không có sự khác 
biệt giữa hai nhóm. 
- Tỷ lệ có ST chênh và sóng Q ở nhóm bệnh nhân nam giới 
cao hơn bệnh nhân nữ giới với p < 0,05. 
- Phân suất tống máu thất trái trung bình của bệnh nhân nữ 
giới và bệnh nhân nam giới không có sự khác biệt với p > 
0,05. 
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
 Các thông số 
Nam giới (n=55) Nữ giới (n=53) 
p 
n % n % 
Không rối loạn nhịp 
8 14,5 14 26,4 >0,05 
Rối loạn nhịp trên thất: 
NTT trên thất 
29 52,7 24 45,3 >0,05 
Cơn nhịp nhanh trên thất 
4 7,3 7 13,2 >0,05 
Số lượng NTT trên thất/24h 
112,48 ± 42,89 106,3 ± 36,6 <0,001 
Rối loạn nhịp thất: 
Cơn nhanh thất 
NTTT phức tạp 5 
12 
9,1 
21,8 
2 
3 
3,8 
5,7 
>0,05 
>0,05 
Số lượng NTTT /24h 
288,75 ± 213,41 167.69 ± 148.63 <0,001 
Phân loại theo Lown: 
Độ 0,I,II 
Độ III,IV,V 
29 
28 
52,7 
50,9 
15 
12 
28,3 
22,6 
<0,05 
<0,05 
- Số lượng NTT trên thất và NTT Thất ở bệnh nhân nam giới cao 
hơn rõ rệt so với bệnh nhân nữ giới trên Holter điện tim 
- Tỷ lệ NTTT phức tạp ở bệnh nhân nam giới cao hơn nhiều so với 
bệnh nhân nữ giới trên điện tim Holter (p < 0,05). 
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Tỷ lệ Ngoại tâm thu thất theo mức độ đau ngực 
 Số ngoại tâm thu thất theo phân độ Lown chủ yếu ở mức 
đau ngực CCS II. Đa số bệnh nhân vào viện với độ đau 
ngực CCS II nên ngoại tâm thu chiếm khá phổ biến, trong 
đó NTTT phân độ Lown III, IV, V chiếm nhiều nhất sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
 Thời gian xuất hiện ngoại tâm thu thất vào 
ban đêm nhiều hơn ban ngày. 
Kết Quả 
Các thông số 
ĐMLTtr1 ĐMMũ ĐMVPhải 2 
P1-2 
n % n % n % 
Không rối loạn nhịp 
3 13 2 15,4 3 15,8 > 0,05 
Rối loạn nhịp trên thất: 
NTT trên thất 
13 56,5 8 61,5 8 42,1 > 0,05 
Cơn nhịp nhanh trên thất 
2 8,7 1 7,7 1 5,3 > 0,05 
Số lượng NTT trên thất/24h 
179 ±53,7 136 ±42,6 143±38,8 < 0,05 
Rối loạn nhịp thất: 
Cơn nhanh thất 
NTTT phức tạp 
3 
6 
 13 
26,1 
 1 
3 
 7,7 
23,1 
 1 
3 
 5,3 
15,8 
 > 0,05 
> 0,05 
Số lượng NTTT /24h 
229,2 ±181,6 116,1 ± 41,2 120,7±78,7 <0,05 
Phân loại theo Lown: 
Độ 0,I,II 
Độ III,IV,V 
19 
17 
82,6 
73,9 
4 
4 
30,8 
30,8 
6 
7 
31,6 
36,8 
<0,05 
<0,05 
Nhóm bệnh nhân có ĐMV hẹp là ĐMLTTr có số lượng NTT 
trên thất 179 ± 53,7; NTTT 229,2 ± 181,6 cao hơn ở các 
nhóm BN có ĐMV hẹp là ĐM mũ và ĐM vành phải 
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
 So sánh tỷ lệ ngoại tâm thu thất dày, ngoại tâm thu 
thất phức tạp và ngoại tâm thu thất độ III,IV,V 
(theo phân loại Lown) theo vị trí hẹp mạch vành 
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
 Tình trạng 
TMCT 
Các rối loạn nhịp thất 
Nam giới (n=55) Nữ giới (n=53) 
n % n % 
≥10NTTT/h Có 21 42,3 9 15,7 
 Không 34 57,7 44 84,3 
OR (95%CI) p 3,01 (1,22 – 7,42) <0,05 
NTTTphức tạp 
Có 12 61,5 3 24,4 
Không 43 38,5 50 75,5 
OR (95%CI) p 4,6 (1,23 – 17,57) <0,05 
NTTT độ III,IV,V 
(phân loại 
Lown) 
Có 28 84,6 12 48,8 
Không 27 15,4 41 51,2 
OR (95%CI) p 3,54 (1,54 – 8,14) <0,01 
Dấu hiệu TMCBCT trên điện tim Holter làm tăng khả năng 
xuất hiện NTTT phức tạp với OR tương ứng 4,6 
Kết Quả 
Tỷ lệ NTTT độ III, IV, V theo phân loại Lown tăng rõ rệt ở 
nhóm bệnh nhân tổn thương nhiều mạch 
So sánh tỷ lệ rối loạn nhip thất theo 
số lượng mạch tổn thương 
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
số lượng ngoại tâm thu thất trong 24 giờ giữa nhóm 
có tăng huyết áp và không tăng huyết áp 
Kết Quả Nghiên cứu 
Chỉ số 
Tương quan NTTThất 24 giờ Phương trình hồi quy 
r p 
Gensini 0,32 < 0.0001 Log(y) = 0.8074 + 0.3831 x 
Huyết áp 0,33 < 0.0001 Log(y) = 1.4112 + 0.005184 x 
Triglycerid 
0,31 < 0.0001 
Log(y) = 1.7131 + 0.1458 x 
LDL-C 0,43 < 0.0001 Log(y) = 1.0029 + 0.3904 x 
Béo phì 0,42 < 0.0001 Log(y) = -0.5507 + 0.1226 x 
Bảng 3.21. Tương quan giữa ngoại tâm thu thất 24 giờ và các chỉ số 
 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Tương quan giữa số ngoại tâm thu thất trong 24 giờ với giá trị huyết áp 
Có sự tương quan thuận chặt chẽ giữa trị số huyết áp với 
tổng số ngoại tâm thu thất trong 24 giờ 
Kết Luận 
1 - Đặc điểm rối loạn nhịp tim Holter ECG ở bệnh nhân NMCT cấp 
 Rối loạn nhịp loại ngoại tâm thu thất chiếm cao nhất trong nhóm nghiên cứu, 
ngoại tâm thu thất phân độ Lown 0,I,II, Lown III, IV, V lần lượt 52,7%; 50,9%. 
 Tỷ lệ ngoại tâm thu thất dày, ngoại tâm thu thất phức tạp và Lown độ III, IV, V 
tổn thương nhiều nhánh ĐMV cao hơn so với nhóm tổn thương một nhánh ĐMV 
trên điện tim Holter (p < 0,05). 
 Tỷ lệ rối loạn nhịp ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất và nhịp nhanh trên thất 
giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) 
 Tỷ lệ NTTT phức tạp và NTTT độ III, IV, V theo phân loại Lown tăng rõ rệt ở mức 
đau ngực CCS II,III 
2 - Mối liên quan giữa các rối loạn nhịp và các yếu tố nguy cơ liên quan 
 Nhóm bệnh nhân đau ngực có trị số huyết áp, tỷ lệ béo phì ,hút thuốc lá, nồng 
độ cholesterol, LDL-cholesterol, triglycerid máu đều cao hơn và nồng độ HDL-
cholesterol thấp hơn so với nhóm không đau ngực (p<0,05) 
 Tỷ lệ bệnh nhân có BMI > 23 ở nhóm tổn thương nhiều nhánh động mạch vành 
cao hơn nhóm tổn thương một nhánh mạch vành 
 Tổn thương nhiều nhánh động mạch vành có giá trị dự báo dương tính nguy cơ 
xuất hiện ngoại tâm thu thất dày, phức tạp 
 Có sự tương quan thuận chặt chẽ giữa trị số huyết áp với tổng số ngoại tâm 
thu thất trong 24 giờ 
Khuyến Nghị 
 Holter điện tim 24 giờ là phương pháp thăm dò không 
xâm nhập an toàn cho bệnh nhân bệnh động mạch vành 
đặc biệt là NMCT 
 Holter điện tim 24 giờ có thể phát hiện các rối loạn nhịp 
và cơn thiếu máu cục bộ khá cao, có thể phát hiện các 
loạn nhịp tim phức tạp và mối liên quan giữa loạn nhịp với 
thời gian trong ngày. 
 Holter điện tim 24 giờ có ý nghĩa tiên lượng và phân tầng 
nguy cơ mức độ nặng tổn thương động mạch vành. 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_nhan_xet_dac_diem_roi_loan_nhip_tim_o_benh_nhan_nhoi.pdf