Đề tài Chung quanh vấn đề chiến sách mới

I. LỜI NÓI ĐẦU

Cách mệnh vận động là một cuộc chiến tranh về đường xã hội, cũng như một cuộc chiến tranh về đường quân sự vậy cần phải có chiến lược (stratégie) và chiến sách (tactique), không có chiến lược nhất định, không biết tình thế, lực lượng địch nhân và của mình đặng quyết định chiến sách khôn khéo, thì không bao giờ đánh được địch nhân.

Một người cộng sản là kẻ chiến sĩ rất dũng cảm, rất hy sinh, rất kiên quyết, không thoả hiệp, không long lay, không đầu hàng, không nản chí, trong chiến trường cách mạng lúc tiến công, lúc thối thủ, lúc đổ máu, lúc êm hoà, lúc công khai, khi bí mật, người cộng sản dùng đủ thủ đoạn để đối phó với địch nhân và lĩnh đạo quần chúng ra tranh đấu quyết đạt tới mục đích của cuộc cách mạng. Người cộng sản cũng như người quan binh cầm quân đi đánh vậy, phải hiểu rõ chiến sách và chiến lược của bộ tham mưu của thế giới cách mạng là Quốc tế Cộng sản và bộ tham mưu của cuộc cách mạng Đông Dương là Đảng Cộng sản Đông Dương.

 

docx9 trang | Chuyên mục: Lịch Sử Đảng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề tài Chung quanh vấn đề chiến sách mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 tuy quan trọng nhưng chưa phải trực tiếp bắt buộc, thì có thể trước đánh đổ đế quốc rồi sau giải quyết vấn đề điền địa, nhưng cũng có khi vấn đề điền địa và phản đế liên tiếp giải quyết vấn đề này giúp cho vấn đề kia làm xong mục đích của cuộc vận động, nghĩa là cuộc phản đế phát triển tới trình độ võ trang tranh đấu kịch liệt, đồng thời vì muốn tăng thêm lực lượng tranh đấu chống đế quốc cần phải phát triển cuộc cách mạng điền địa.
Nói tóm lại, nếu phát triển cuộc tranh đấu chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân chính, nguy hiểm nhất, để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng.
Nhiệm vụ cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là đuổi đế quốc Pháp ra khỏi xứ, tẩy sạch tàn tích phong kiến, Đông Dương hoàn toàn độc lập? Chủ trương ấy không bao giờ di dịch, nhưng chưa phải là nhiệm vụ trực tiếp lập tức của Mặt trận nhân dân phản đế trong lúc hiện tại ở Đông Dương, mà nó là mục đích cuối cùng của Mặt trận nhân dân phản đế.
 VI. MẶT TRẬN NHÂN DÂN PHẢN ĐẾ VỚI VẤN ĐỀTRANH ĐẤU CHO CÁC TỔ CHỨC CÔNG KHAI TỒN TẠI
Kinh nghiệm tranh đấu cho ta biết rằng: tổ chức bí mật thì ảnh hưởng chính trị khó lan rộng, lực lượng tranh đấu không được mạnh, bởi vậy công tác rất khó khăn phát triển trong điều kiện khủng bố, Đảng đã tổ chức bí mật, mà các hội quần chúng cũng bí mật như Đảng vậy rất ít người vào, một là quần chúng không dám vào vì sợ bị đòi hỏi là có chân trong "hội kín" cách mạng; hai là hội cũng không dám mở cửa rộng rãi lấy người vào cho đông, vì sợ người ta không đủ trình độ giác ngộ, can đảm, bí mật, kiên quyết. Thành thế khiến cho các hội quần chúng là dây chuyền của Đảng với quần chúng, mà trái lại các hội ấy lại thành ra xa cách quần chúng. Đấy gọi là lối cô độc chật hẹp (Sectarisme), nó sinh ra ở chỗ xu hướng muốn cho các tổ chức quần chúng đều có tánh chất giai cấp và cách mạng rõ rệt, và do lý thuyết cho rằng hoàn cảnh khủng bố không tổ chức bí mật thì không thể sống nổi được, và cho tổ chức theo lối phổ thông, hoặc lối dãn dân nó đã không phải là đoàn thể cách mạng thì sẽ thành đoàn thể cải lương, đoàn thể cách mạng đã không thể chỉ huy nổi, lại còn bị địch nhân lợi dụng để chống lại với đoàn thể cách mạng.
Vì những lối chủ trương đóng cửa, và cách tổ chức hẹp hòi, nên công tác rất khó phát triển, quảng đại quần chúng không có tổ chức gì, đế quốc địa chủ, quan lại, tư bản tha hồ bóc lột và áp bức.
Chủ trương mới của Đảng là hoạt động và tổ chức theo lối công khai và bán công khai, điều đó không phải là không làm được, mà chỉ vì mình không biết sửa đổi hình thức tổ chức mà thôi.
Vì muốn cho quần chúng có tổ chức vô luận theo hình thức gì, lối gì, theo sản nghiệp hay nghề nghiệp, tên gọi là gì, các hội ái hữu, hội tương tế, hội đồng hương, hội đồng minh, hội hợp tác xã, hội học sinh, hội phụ nữ, hội thể thao, ban học tối, hội hát kịch, hội đưa ma, hội lợp nhà, v.v. để họ đoàn kết lại tranh đấu chống áp bức bóc lột, đòi quyền lợi thiết thực hằng ngày của họ. Vì muốn cho Mặt trận nhân dân phản đế có một cơ sở quần chúng rộng rãi, nên phải sửa đổi hình thức tổ chức quần chúng theo lối công khai và bán công khai.
Nói tóm lại, cách tổ chức mới là làm cho quần chúng có tổ chức sơ sài, dầu các xu hướng, các tín ngưỡng, tư tưởng khác nhau mặc lòng người cộng sản ở trong ấy học tập chỉ huy luyện tập tranh đấu, có chỉ huy được các hội quần chúng rộng rãi và phức tạp như thế thì mới phải là người lĩnh đạo quần chúng và có luyện tập trong trường tranh đấu thì mới biết sự nhu cầu thiết thực của quần chúng, và quần chúng mới tự hiểu rằng cần phải củng cố hàng ngũ, mở rộng tổ chức của mình là cái khí cụ tranh đấu có hiệu quả, và hội ấy sẽ thành các đoàn thể tranh đấu cách mạng.
Đảng không những tranh đấu để công khai và bán công khai tổ chức các hội quần chúng và hoạt động theo cách liên lạc bí mật với công khai. Do không phải là đảng bỏ cách bí mật mà theo chủ nghĩa công khai (légalisme). Đảng vẫn củng cố tổ chức và công tác bí mật của Đảng hơn xưa trong các tổ chức quần chúng phát triển và phong trào vận động lan rộng, Đảng lại hết sức thu nạp đảng viên và củng cố hàng ngũ của mình.
Tranh đấu cho Đảng được công khai là việc cần thiết. Đảng được công khai, thì ảnh hưởng của Đảng dễ được lan rộng trong các lớp quần chúng nhân dân, Đảng dễ lĩnh đạo và tổ chức quần chúng tranh đấu để bênh vực quyền lợi cho giai cấp thợ thuyền, cho quần chúng lao động, cho các hạng nhân dân trong dân tộc, đòi quyền tự do cho dân tộc, chống cách bóc lột quần chúng, chống khủng bố, chống áp bức về dân tộc.
 VII. MẶT TRẬN NHÂN DÂN PHẢN ĐẾ VỚI PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN
Nhờ Đảng có chiến lược đúng, và chiến sách hợp thời, nhờ những tay chiến sĩ hiểu rõ con đường chính trị của Đảng, họ hăng hái hy sinh, dũng cảm, trung thành với chủ nghĩa mà tranh đấu kịch liệt đã chiếm vai lĩnh đạo trong cao trào cách mạng năm 1930-1931, nên ảnh hưởng chính trị và khẩu hiệu của Đảng lan rộng trong đám quảng đại quần chúng và dân tộc bị áp bức nên họ đều công nhận rằng Đảng Cộng sản là đảng của họ, lời gọi ấy thật xứng đáng với công đức của Đảng Cộng sản Đông Dương trong các cuộc tranh đấu đã qua.
Đảng Cộng sản là đảng của vô sản giai cấp, câu ấy rất đúng với chủ nghĩa Mác về quan điểm thế giới cách mạng. Xứ Đông Dương là xứ thuộc địa, công nghệ kém cỏi, thợ thuyền ít; nông dân và tiểu tư sản chiếm phần đông. Nhiệm vụ của Đảng Cộng sản ở đó không những phải thâu phục đa số thợ thuyền, mà còn cần phải thâu phục quảng đại quần chúng nông dân và tiểu tư sản ở thành thị. Đồng thời trong lúc lập mặt trận rộng rãi chúng ta lại phải thâu phục hết các lớp trong nhân dân. Đứng trong điều kiện đó, chúng ta không nên chỉ giải thích cho quần chúng hiểu rằng Đảng là Đảng của vô sản, và chỉ bênh vực quyền lợi cho vô sản và những người lao động mà thôi. Sự tuyên truyền cổ động phải mật thiết liên lạc với quyền lợi hằng ngày của quảng đại quần chúng, của toàn dân tộc mới thích hợp.
Chúng ta là người cộng sản ở Đông Dương, chính là con cháu của dân tộc ở Đông Dương, chúng ta thành tâm bênh vực anh em đồng bào bị áp bức, ủng hộ Tổ quốc vì đế quốc tồi tàn. Chúng ta không sợ toàn nhân dân Đông Dương vì yêu mến Đảng Cộng sản mà nhận Đảng là đảng có một không hai của họ để lĩnh đạo họ tranh đấu chống đế quốc, chúng ta phải tuyên rộng câu ấy và Đảng ta cần phải là đảng của dân chúng bị áp bức, đội tiền phong cho cuộc dân tộc giải phóng, chỉ sợ rằng quảng đại quần chúng nhân dân không nhận hiểu chỗ đó, để bọn địch nhân lợi dụng khẩu hiệu tuyên truyền chật hẹp của Đảng mà lừa gạt nông dân, tiểu tư sản thành thị và các lớp khác trong dân tộc rằng: "Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp thợ thuyền, chỉ bênh vực quyền lợi cho số ít thợ thuyền", để khiến cho quảng đại quần chúng xa lìa Đảng Cộng sản. Về sự thực bọn Lê Quang Liêm đã mượn tiếng rằng: Đảng Cộng sản chỉ biết quyền lợi lao động thôi, không biết quyền lợi của "dân tộc" để chúng thực hành chia rẽ mặt trận dân tộc. Câu đó đúng với lời tuyên bố của bọn Tờrốtxky ở Đông Dương trong báo Militant số một rằng: Trước nhất chúng "là chiến sĩ của giai cấp thợ thuyền, quyền lợi của chúng ta không có gì khác là quyền lợi của giai cấp thợ thuyền". Mục đích "của chúng ta không có gì khác là mục đích của thợ thuyền". Nguyện vọng của chúng ta "không có gì khác với nguyện vọng của thợ thuyền". Công cuộc của giai cấp thợ thuyền "tức là công cuộc của chúng ta". Chúng ta "chỉ biết cuộc vận động của thợ thuyền" chúng ta làm cho cuộc vận động ấy được "thắng lợi". Đấy chỉ là giọng nói phỉnh để lừa gạt giai cấp thợ thuyền ra tranh đấu cô độc, đế quốc rất hoan nghinh chủ trương ấy.
Những người cộng sản Đông Dương là tay hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, và thực hành chủ nghĩa Mác - Lênin theo điều kiện hiện thực ở Đông Dương, họ không để cho tư tưởng ấy của Tờrốtxky lọt vào trong hàng ngũ thợ thuyền được.
Nghị quyết của Đại hội thứ VII của Quốc tế Cộng sản bảo rằng: Phải đổi hẳn những phương pháp tuyên truyền cổ động có tính chất cô độc và ít thích hợp cho quần chúng; sự tuyên truyền cổ động phải hiện thực liên lạc với những đều nhu yếu trực tiếp và "quyền lợi hằng ngày của quần chúng".
Chúng ta theo chủ nghĩa quốc tế, không phải theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng đứng trong hoàn cảnh một dân tộc bị hai từng bóc lột, chúng ta phải nâng cao tinh thần tranh đấu dân tộc giải phóng mật thiết liên kết với quyền lợi của quần chúng lao động, nghĩa là hình thức dân tộc mà nội dung quốc tế.
 KẾT LUẬN
Lênin nói: Chủ nghĩa Mác không phải là một bộ kinh thánh mà là kim chỉ nam cho "cách mệnh hành động". Chiến sách mới của Đảng căn cứ theo học thuyết Mác - Lênin, Ăngghen, Xtalin mà thảo ra để làm kim chỉ nam cho cuộc cách mạng vận động ở Đông Dương, để chiến thắng những khuyết điểm, những di tích hẹp hòi. Đảng đưa cuộc vận động ấy thành cuộc vận động dân tộc giải phóng lớn lao, mạnh mẽ, rộng rãi. Chiến sách mới của Đảng là chiến sách theo điều kiện hiện thực ở xứ Đông Dương, theo kinh nghiệm tranh đấu của Đảng, học kinh nghiệm của Quốc tế Cộng sản và kinh nghiệm của cuộc vận động cộng sản thế giới, không phải đem kinh nghiệm xứ này sang xứ khác một cách như máy.
Tuy vậy, chiến sách mới còn là cái đại cương cho phương hướng hành động và phát triển công tác của Đảng trong việc lập Mặt trận nhân dân phản đế ở Đông Dương. Trong lúc thi hành chúng ta còn nghiên cứu học tập kinh nghiệm riêng từng địa phương, đặng giúp cho công tác của Đảng được mĩ mãn phát triển.
Trong công tác hằng ngày để ý tranh đấu chống những xu hướng tả khuynh và hữu khuynh, chống sự tàn tích chật hẹp, đặng khiến cho hàng ngũ của Đảng được kiện toàn, được thống nhất.
Đứng đầu cuộc tranh đấu dân tộc giải phóng có hàng triệu dân chúng tổ chức hăng hái tham gia. Đó là điều kiện bảo chứng cho cuộc cách mạng vận động ở Đông Dương được thắng lợi. Xtalin nói: "Sự thắng lợi của cuộc cách mạng không bao giờ nó tự tới. Sự thắng lợi ấy cần phải có dự bị và tranh lấy chỉ có Đảng vô sản cách mạng mới có thể dự bị và tranh lấy được".
 HẾT
Ngày 30 tháng 10 năm 1936
ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG

File đính kèm:

  • docxde_tai_chung_quanh_van_de_chien_sach_moi.docx
Tài liệu liên quan