Đường lối chiến lược giải phóng dân tộc của Đảng trong thời kỳ 1930-1945

Để xác định đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng đã dũng cảm vượt lên những khuôn mẫu giáo điều, phải trải qua cuộc đấu tranh nội bộ, có lúc rất gay gắt; thể hiện tính chiến đấu, bản lĩnh chính trị, tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo của Đảng.

Từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng (5-1941), đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng đã hình thành, từng bước vượt qua những khó khăn về vận dụng lý luận và nhận thức thực tiễn nhằm xác định chính xác kẻ thù, nhiệm vụ chiến lược, đề ra chủ trương tập hợp lực lượng đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học, khẳng định sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và nắm vững Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện lịch sử cụ thể ở một nước thuộc địa.

Với chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn, ngay trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), “Đảng ta đã tiêu biểu cả tinh thần cách mạng của giai cấp và dân tộc, đủ lý thuyết, lãnh đạo năng lực của toàn dân đánh Pháp, đuổi Nhật, đi đến thực hiện chủ nghĩa cộng sản” .

 

doc11 trang | Chuyên mục: Lịch Sử Đảng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đường lối chiến lược giải phóng dân tộc của Đảng trong thời kỳ 1930-1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
h tan giặc pháp - Nhật xâm chiếm nước ta. Sự liên minh tất cả lực lượng của các giai cấp, đảng phái, các nhóm cách mạng cứu nước, các tôn giáo, các dân tộc kháng Nhật, đó là công việc cốt yếu của Đảng ta” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 7, sđd, tr. 112-113.
. Hội nghị chỉ rõ “chiến thuật hiện tại của Đảng ta là phải vận dụng một phương pháp hiệu triệu hết sức thống thiết, làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân”, vì thế “mặt trận hiệu triệu của Đảng ta hiện nay không thể gọi như trước là Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, mà phải đổi ra cái tên khác cho có tính chất dân tộc hơn, cho có một mãnh lực dễ hiệu triệu hơn”. Đó là Việt Nam độc lập đồng minh với các đoàn thể quần chúng mang tên “cứu quốc”. Khi tổ chức một đoàn thể cứu quốc điều cốt yếu “không phải là những hội viên phải hiểu chủ nghĩa cộng sản”, mà là “có tinh thần cứu quốc và muốn tranh đấu cứu quốc” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 7, sđd, tr. 122-125.
. 
Thực hiện chủ trương của Đảng, Mặt trận Việt Minh được thành lập, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, quy tụ lực lượng và sức mạnh toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh cho độc lập tự do. Đó là một điển hình thành công của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng cách mạng.
3. Chủ trương khởi nghĩa vũ trang, thành lập nước nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 
Để lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy và bảo vệ chính quyền. 
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Đảng và Hồ Chí Minh cho rằng bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng, dựa vào hai lực lượng: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, để tiến hành đấu tranh dưới hình thức: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. 
Luận cương chính trị tháng 10-1930 chủ trương ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường "võ trang bạo động". Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật, "phải tuân theo khuôn phép nhà binh".
Theo Hồ Chí Minh, ở các nước Âu, Mỹ, cuộc khởi nghĩa thường hay bắt đầu từ những cuộc bãi công chính trị rồi mới tiếp đến các cuộc vũ trang bạo động. Ở Việt Nam, khởi nghĩa có thể bùng ra ở một vài nơi rồi lan dần khắp nước. Khởi nghĩa bùng ra ở nơi nhiều rừng núi tiện cho lối đánh du kích. Đó chính là sự khác biệt của Việt Nam so với các nước phương Tây.
Vận dụng luận điểm của Lênin về tình thế cách mạng, trong tác phẩm Con đường giải phóng, Hồ Chí Minh nêu ba điều kiện của thời cơ khởi nghĩa:
Một là, chính quyền thực dân đế quốc đã lung lay bối rối đến cao độ, chúng đã cảm thấy không thể ngồi yên nắm giữ địa vị của chúng như trước.
Hai là, quần chúng đói khổ đã căm thù thực dân đế quốc đến cực điểm, đã thấy cần phải đồng tâm hiệp lực, nổi dậy lật đổ ách thống trị của đế quốc thực dân, vì mọi người hiểu rằng nếu ngồi yên cũng chết.
Ba là, đã có một chính đảng cách mạng đủ sức tổ chức, lãnh đạo quần chúng nổi dậy khởi nghĩa theo một đường lối đúng đắn, một kế hoạch phù hợp, đảm bảo giành thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa.
 Nhận rõ "Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng", Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (11-1940) phân tích tình hình và nhận định “những biến cố xảy ra sẽ đẩy nhân dân Đông Dương đến một tình thế phải tranh đấu quyết liệt để sống... Một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng: lĩnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 7, sđd, tr. 58.
. 
Hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, nhấn mạnh chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân ta, đồng thời chỉ rõ trong những hoàn cảnh nhất định thì “với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 7, Sđd, tr. 131-132
. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa là một điển hình sáng tạo của Đảng và Hồ Chí Minh trong việc vận dụng lý luận Mác – Lênin về khởi nghĩa vũ trang. 
Trung ương Đảng khẳng định muốn gây cuộc khởi nghĩa bằng võ trang phải nhằm vào các điều kiện chủ quan:
1) Mặt trận cứu quốc đã thống nhất được toàn quốc.
2) Nhân dân không thể sống được nữa dưới ách thống trị của Pháp - Nhật, mà đã sẵn sàng hy sinh bước vào con đường khởi nghĩa.
3) Phe thống trị Đông Dương đã bước vào cuộc khủng hoảng phổ thông đến cực điểm vừa về kinh tế, chính trị lẫn quân sự.
4) Những điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa Đông Dương như quân Tàu đại thắng quân Nhật, Cách mạng Pháp hay Cách mạng Nhật nổi dậy, phe dân chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xô đại thắng, cách mạng các thuộc địa Pháp, Nhật sôi nổi và nhất là quân Tàu hay quân Anh – Mỹ tràn vào Đông Dương Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 7, Sđd, tr. 130.
. 
Với nghệ thuật khởi nghĩa dân tộc, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta ra sức chuẩn bị lực lượng, đi từ khởi nghĩa từng phần và chiến tranh du kích cục bộ ở nông thôn, tiến lên đánh giá đúng thời cơ và kiến quyết chớp thời cơ phát động tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị, dùng bạo lực cách mạng của quần chúng đập tan bộ máy chính quyền của đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng.
Trên cơ sở xác định đúng tính chất và lực lượng tham gia cách mạng, Đảng có sự sáng tạo về hình thức chính quyền nhà nước, nhằm giải quyết vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội là vấn đề chính quyền. 
Chiến lược của Quốc tế Cộng sản là đánh đổ chế độ tư bản, lập vô sản chuyên chính theo hình thức Xôviết. Song, trong điều kiện một nước thuộc địa, phải tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thì hình thức chính quyền nhà nước sẽ thành lập sau khi cách mạng thành công phải như thế nào? 
Theo Hồ Chí Minh, “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 2, sđd, tr. 270.
.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng chủ trương “dựng ra Chính phủ công nông binh” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 2, sđd, tr 2.
. Đó là hình thức chính quyền của đông đảo quần chúng lao động bị áp bức vùng dậy đấu tranh vì độc lập tự do. Tuy nhiên, lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc, vì thế cần có một hình thức chính quyền rộng rãi hơn, phù hợp hơn, không chỉ đơn thuần công nông, mà còn phải bao gồm các giai cấp và tầng lớp yêu nước khác. 
Phù hợp với tính chất và lực lượng tham gia cách mạng, trong cuộc vận động cứu nước 1939-1945, Đảng có chủ trương mới về hình thức chính quyền nhà nước. Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng (11-1939) chủ trương thành lập chính quyền nhà nước với hình thức cộng hoà dân chủ trong phạm vi toàn Đông-Dương, đồng thời cũng chỉ rõ: “Sự liên hiệp các dân tộc Đông Dương không nhất thiết bắt buộc các dân tộc phải thành lập một quốc gia duy nhất vì các dân tộc như Việt Nam, Miên, Lào xưa nay vẫn có sự độc lập. Mỗi dân tộc có quyền giải quyết vận mệnh theo ý muốn của mình” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 6, sđd, tr. 545-546.
. Hội nghị 8 (5-1941) đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng, và chủ trương “sau lúc đánh đuổi được Pháp - Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần tân dân chủ. Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của một giai cấp nào mà là của chung của toàn thể dân tộc (TG nhấn mạnh), chỉ trừ có bọn tay sai của đế quốc Pháp - Nhật và những bọn phản quốc, những bọn thù, không được giữ chính quyền, còn ai là người dân sống trên giải đất Việt Nam đều thảy được một phần tham gia giữ chính quyền, phải có một phần nhiệm vụ giữ lấy và bảo vệ chính quyền ấy” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 7, sđd, tr 114.
.
Trong công tác tuyên truyền, Ban chấp hành Trung ương Đảng chủ trương: “không nên nói công nông liên hiệp và lập chính quyền Xôviết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hợp và lập chính phủ dân chủ cộng hòa” Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, t. 7, sđd, tr 127.
.
Với đường lối đường lối giải phóng dân tộc đúng đắn của Đảng cộng sản và tư tưởng độc lập tự do của Hồ Chí Minh, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. “Cách mạng ở đâu thành công cũng phải đổ máu nhiều. Có nước phải chặt đầu vua. Có nước đồng bào chia đảng phái, chém giết nhau liên tiếp trong bao nhiêu năm. Nước ta, vua tự thoái vị, các đảng phái không có mấy. Trong một thời gian ngắn, các giai cấp đoàn kết thành một khối, muôn dân đoàn kết để mưu hạnh phúc chung là nước được hoàn toàn độc lập và chống được giặc xâm lăng, đuổi được bọn thực dân gian ác ra ngoài bờ cõi” Hồ Chí Minh: Toàn tập, t. 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 43-44.
. Cách mạng tháng Tám 1945 đã giải phóng cho vị hoàng đế “sau hai mươi năm ngai vàng bệ ngọc đã biết bao ngậm đắng nuốt cay” được “làm dân tự do của một nước độc lập” Tuyên cáo của Hoàng đế Việt Nam thoái vị, Việt Nam dân quốc công báo, số 1, ngày 29-9-1945.
. 
Đường lối chiến lược giải phóng dân tộc, một điển hình sáng tạo của Đảng và Hồ Chí Minh, không chỉ có giá trị khoa học trong việc phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa, mà còn có giá trị thực tiễn vô cùng to lớn trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của dân tộc Việt Nam vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, để lại những bài học lịch sử vô cùng quý báu cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay.

File đính kèm:

  • docduong_loi_chien_luoc_giai_phong_dan_toc_cua_dang_trong_thoi.doc
Tài liệu liên quan