Đề cương môn Vi sinh vật thú y 1

Câu 1: Đặc tính sinh học của tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus?

Trả lời: Tụ cầu khuẩn: Staphylococcus aureus

a. Hình thái :

- Vi khuẩn hình cầu, đường kính 0,7-1 pm

- Không sinh nha bào và giáp mô, không có lông, không di động.

- Trong bệnh phẩm VK xếp thành từng đôi, đám nhỏ hình chùm nho.

- VK bắt màu Gram +

b.Đặc tính nuôi cấy :

- Sống hiếu khí hoặc kỵ khí tùy tiện

- Nhiệt độ thích hợp : 32 - 37°C, pH : 7,2 - 7,6

pdf22 trang | Chuyên mục: Giải Phẫu Thú Y | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề cương môn Vi sinh vật thú y 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ngờ: Kết mạc mắt sưng, màu đỏ khôngrõ rệt, có nước mắt chảy ra. 
- Phản ứng âm tính: không có gì thay đổi. 
- Phản ứng ngi ngờ sau 2-7 ngày làm lại phản ứnglần thứ 2 cùng 1 mắt ấy. 
*) Phương pháp tiêm dưới da: 
- Kiểm tra thân nhiệt 3 ngày trước khi thử, nếu nhiệt độ không quá 38,60C thì tiêm dưới da cổ 1ml Tuberculin, sau 6h cứ 
2h lấy nhiệt độ 1 lần, thường 12-16h sau nhiệt độ lên đến mức cao nhất. 
- Phản ứng dương tính: Nhiệt độ tăng hơn bình thường trên 0,50C trở lên, vật mệt, kém ăn, chỗ tiêm sưng. 
- Phản ứng nghi ngờ: nhiệt độ tăng từ 0,1 đến 0,50C 
- Phản ứng âm tính: không có thay đổi gì. 
- Ít dùng trong thực tế vì không mẫn cảm lắm. 
*) Phát hiện lao cho các con khác: _______________________________________________________ 
P
hát hi
ệ
n 
lao
 Tiêm tuberculin từ chủng lao của bò vào trong da. Tiêm 0,1ml tuberculin vào trong da ở gốc tai lợn, 
cho lợn
 sau 24 - 48h độ dày da >5mm là dương tính. Phản ứng nhạy nhất 3-9 tuần lễ sau nhiễm 
bệnh. ______________________________________________________________________________ 
Phát hiện lao Tiêm tuberculin GC, tiêm 0,1 - 0,2 ml vào da yếm gà( mào gà). Sau 36-48h, độ dày da tăng lên 
cho gà _____ 2-3mm chỗ tiêm sưng cứng là phản ứng dương tính. __________________________________________ 
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA THÚ Y 
SV: KHUẤT MINH THANH K58TYA Email: 
khuatminhthanh@gmail.com 20 
Phát hiện laoTiêm tuberculin người, tiêm 0,1 ml vào trong da. Sau 48-72h, chỗ tiêm có nốt sần, nền cứng và cho 
người đường kính nốt sần > 10mm coi là dương tính. 
Câu 22: Đặc tính sinh học của Leptospira? 
Trả lời: Trực khuẩn xoắn khuẩn: Leptospira 
a. Hình thái và tính chất bắt màu: 
- Có 212 serotyp Leptospira, hình thái là loại xoắn khuẩn rất nhỏ, mỏng, kích thước: 4 - 20 x 0,1 - 0,2 |im. 
- Hai đầu uốn cong như tựa như móc câu, có nhiều vòng lượn sát nhau, di động mạnh. 
- Khó bắt màu bằng phương pháp nhuộm thông thường, nhuộm bằng Môrôsôp xoắn khuẩn bắt màu nâu đen, cũng 
có thể nhuộm giemsa: xoắn khuẩn bắt màu đỏ tím. 
b. Đặc tính nuôi cấy: 
- Vk hiếu khí, nhiệt độ thích hợp 28 - 300C, pH hơi kiềm: 7,2 - 7,4. 
- Leptospira có thể mọc được ở môi trường nhân tạo thông thường, môi trường nuôi cấy phảichothêm 5 - 10 % 
huyết thanh tươi như MT Terskich, Korthoff, EMJH.. 
- Trong môi trường Terskich, sau khi cấy 2 - 3 ngày xoắn khuẩn mới mọc, khoảng trên dưới 1 tuần, môi trường đục nhẹ, có 
vẩn khói khi lắc. 
- Cấy vào màng niệu đệm phôi thai gà 10 ngày tuổi, sau khi cấy 7 ngày phôi gà chết, bệnh tích không điển hình. 
c. Cấu tạo kháng nguyên: 
- Hiện nay biết được có hơn 60 chủng leptospira. 
- Leptospira có 2 loại kháng nguyên: xảy ra phản ứng chéo. 
+ Một kháng nguyên chính: tác dụng quyết định với bản thân nó, cũng có thể trở thành kháng nguyên phụ của xoắn khuẩn 
khác. 
+ Một kháng nguyên phụ có thể trở thành kháng nguyên chính của xoắn khuẩn kia. 
- Chẩn đoán huyết thanh dùng 12 chủng, ở nước ta dùng 6 chủng để sản xuất vacxin. 
12 chủng đó là: L.australis; L.autumnalis; L.bataviae; L.canicola; L.grippotyphosa; L.hebdomadis; 
L.icterohemorrhagiae; L.mitis; L.poi; L.pomosa; L.saxrobing; L.sejroe. 6 chủng dùng là: L.bataviae; L.canicola; 
L.grippotyphosa ; L.icterohemorrhagiae; L.mitis; L.pomosa. 
d. Sức đề kháng: 
- Leptospira tương đối yếu nhưng so với các xoắn khuẩn khác vẫn có sức đề kháng cao hơn. 
- Nhiệt độ: Leptospira nhạy cảm: 560C/10ph, 600C/5ph, -300C không chết, 40C trong gan chuột lang có thể sống 26 ngày ko 
giảm độc lực. 
- Nhạy cảm với độ pH axit, dạ dày sau 10ph là chết, Leptospira không mọc được trong môi trường hơi axit. 
- Các chất sát trùng thông thường có thể diệt xoắn khuẩn nhanh chóng: axit phenic 0,5%/5ph, focmon 
0, 25%/5ph, axit sunfuric 0,05%/10ph, biclorua thủy ngân 1/2000 sau 10-15 ph leptospira bị ngừng di 
động và tan dần ra. 
- Nước muối: dung dịch 2,8%/15ph. Penixillin tác dụng tốt với Leptospira. 
e. Tính gây bệnh: 
*) Trong tự nhiên: 
- Gây bệnh cho bò, chó( nhiều nhất), ngựa, cừu, dê, lợn, mèo, báo, người mắc do súc vật truyền qua. 
- Các ổ chứa trong tự nhiên: 
+ Ô chứa thường xuyên: chủ yếu là loài gặm nhấm, gồm tất cả các loại chuột, đặc biệt là chuột lớn, chủ yếu là L.bataviae. 
+ Ô chứa không thường xuyên: Chủ yếu là GS, thải ra ngoài qua nước tiểu lúc có lúc không. 
+ Ô chứa thiên nhiên: Chủ yếu thú rừng: cầy, cáo, nhím,.. thải ra ngoài qua nước tiểu, từ đó truyền cho GS và người. 
- Với GS: Gây bệnh chính sau: L.icterohemorrhagiae, L.canicola, L.pomona, L.mitis, L.bataviae,. 
- Với người: L. icterohemorrhagiae và L. grippotyphosa. 
- Bệnh gây ra mang tính nghề nghiệp như: công nhân vệ sinh cống rãnh, công nhân chăn nuôi, bsty,.. Biểu hiện: Sốt cao, 
đau các cơ, mệt mỏi, mắt đỏ ngàu có khi có xuất huyết, da vàng, anbumin niệu, viêm màng não. 
- Đường lây: qua chỗ xây sát của da và niêm mạc, cũng có thể qua da và niêm mạc. 
*) Trong phòng thí nghiệm: 
- ĐVCT: chuột lang( còn non), thỏ non, chuột bạch, chuột. 
- Tiêm leptospirs vào xoang bụng hoặc S.C để gây bệnh. Sau 2-3 ngày chuột sốt, nhiệt độ cao 40,5 - 41,50C trong 3 ngày, 
con vật gày, niêm mạc mắt và da có màu vàng, xuất huyết, sau 6 - 12 ngày thân nhiệt hạ, chuột chết. 
- Bệnh tích điển hình: vàng da, niêm mạc, phủ tạng, gan sưng to, lấy nước ở xoang bụng, máu tim, gan, thận kiểm tra thấy xoắn 
khuẩn. 
Câu 23: Chẩn đoán Leptospira bằng phản ứng ngưng kết tan với kháng nguyên sống trên phiến kính ? 
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA THÚ Y 
21 
Email: SV: KHUÀT MINH THANH K58TYA 
khuatminhthanh@gmail.com 
Trả lời: 
a. Nguyên lý của phản ứng: 
- Khi trộn huyết thanh của GS nghi mắc Leptospirosis với hỗn dịch canh khuẩn Leptospira, nếu trong huyết thanh có ít 
kháng thể thì Leptosipra sẽ ngưng kết chụm lại như hình sao hay hình mạng nhện, hay cụm nhỏ. 
Nếu trong huyết thanh có nhiều kháng thể thì Leptospira mới bắt đầu bị ngưng kết, sau đó tan ra thành từng mảnh nhỏ, nên 
phản ứng gọi là phản ứng ngưng kết tan. 
- Dùng kháng nguyên là các chủng Leptospira sống, thực hiện phản ứng trên phiến kính rồi đọc kết quả dưới KHV có tụ 
quang nền đen. 
b. Chuẩn bị: 
- Kháng thể nghi: Lấy máu của GS nghi mắc bệnh khoảng 2ml để đông, chắt lấy huyết thanh, pha loãng huyết thanh với 
nước sinh lý thành nồng độ 1/200 ( nên lấy máu từ ngày thứ 5 sau khi con vật ốm). 
- Kháng nguyên: Là canh khuẩn của các chủng Leptospira, các xoắn khuẩn này phải khỏe, hình thái rõ, có từ 150-300 xoắn 
khuẩn trên 1 vi trường. Thường dùng 12 chủng Leptospira, mỗi chủng được giữ nuôi cấy riêng trong môi trường Terskich 
hay EMJH, kháng nguyên được giữ ở nhiệt độ 200C, sau 7-15 ngày phải cấy chuyển sang môi trường Terskich mới(EMJH 
mới) và sau 3 tháng phải được tiếp đời qua chuột lang 1 lần. 
c. Tiến hành phản ứng: 
- Mỗi mẫu huyết thanh dùng 3 phiến kính, mỗi phiến kính chia làm 4 ô. Tất cả được 12 ô cho 12 chủng có thể tiến hành 
chẩn đoán nhiều mẫu huyết thanh cùng 1 lúc, mỗi mẫu dùng 3 phiến kính, ghi thứ tự phiến kính: 1, 2, 3 ở góc dưới 
phiến kính về bên phải, còn góc trên về bên trái của 3 phiến kính thì ghi số mẫu huyết thanh cần chẩn đoán. 
- Nhỏ lên mỗi ô 1 giọt huyết thanh đã được pha loãng, rồi lần lượt cho vào mỗi ô 1 giọt canh khuẩn của 1 chủng Leptospira. 
Dùng đũa thủy tinh vô trùng trộn đều, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 15-20 ph. Đọc kết quả trên KHV có tụ quang nền đen. 
d. Kết quả: 
- Để đánh giá kết quả người ta dùng kí hiệu: 
+ L chỉ hiện tượng tan xoắn khuẩn 
+ L+ ngưng kết yếu, có từ 3-5 cụm ngưng kết, có nhiều xoắn khuẩn tự do. 
+ L++ ngưng kết yếu, có từ 6-12 cụm ngưng kết, có nhiều xoắn khuẩn tự do. 
+ L+++ ngưng kết vừa, có 20-30 cụm ngưng kết hình con nhện, có ít xoắn khuẩn tự do. 
+ L++++ ngưng kết xảy ra mạnh, có 30 cụm ngưng kết hình con nhện, ko có xoắn khuẩn tự do. 
- Phản ứng dương tính: Ô nào có ngưng kết ở mức L+++ trở lên thì kháng nguyên ở ô đó tạm coi là chủng gây bệnh 
- Phản ứng âm tính: Không có ngưng kết, từng con bơi rời rạc. 
- Do đặc điểm Leptospira có kháng nguyên chung dễ gây ra hiện tượng ngưng kết chéo giữa các chủng, chủng Leptospira 
gây bệnh cho hiệu giá kháng thể cao hơn các chủng Leptospira khác. 
- Muốn xác định chủng gây bệnh chắc chắn phải pha loãng huyết thanh cao hơn nũa: 1/400, 1/80 0, 1/1600, 1/3200 rồi làm 
lại phản ứng ngưng kết với chủng Leptospira vừa ngưng kết ở trên. 
+ Bò, lợn, chó: hiệu giá từ 1/400 trở lên chủng coi là gây bệnh, 1/200 là nghi ngờ. 
+ Ngựa: hiệu giá từ 1/800 trở lên chủng coi là gây bệnh, 1/400 là nghi ngờ. 
- Nếu nghi ngờ sau 7-10 ngày lấy máu lần 2 để làm phản ứng. 
Câu 43: Kể tên các phương pháp chẩnđoán bệnh: Newcastle, dại, dịch tả lợn, viêm gan vịt, cúm gia câm, 
Gumboro, Đóng dấu lợn? 
1. Chẩn đoán virus học: 
- Newcaste 
- Dại 
- Dịch tả lợn 
- Viêm gan vịt 
- Cúm gia cầm 
- Gumboro 
2. Chẩn đoán vi khuẩn học: Đóng dấu lợn 
3. Chẩn đoán huyết thanh học: 
a. Newcastle: 
- Phản ứng ngưng kết HC gà hay phản ứng HA 
- Phản ứng ngăn trở ngưng kết HC gà hay phản ứng HI 
b. Dại: 
- Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp và gián tiếp 
c. Dịch tả lợn: 
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA THÚ Y 
22 
Email: SV: KHUÀT MINH THANH K58TYA 
khuatminhthanh@gmail.com 
- Thí nghiệm trung hòa trên thỏ 
- Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch 
- Phản ứng ngưng kết gián tiếp HC 
- Phản ứng miễn dịch huỳnh quang. 
d. Viêm gan vịt: 
- Phản ứng trung hòa 
- Phản ứng kết hợp bổ thể 
- Phản ứng AGP 
- Phản ứng ELISA 
e. Cúm GC: 
- Phản ứng HA 
- Phản ứng HI 
- Phản ứng ELISA 
- Phản ứng trung hòa 
- Kĩ thuật IF 
f. Gumboro: 
- Phản ứng kết tủa khuếch tán trong thạch AGP 
- Phản ứng trung hòa virus 
- Phản ứng miễn dịch đánh dấu ELISA 
g. Đóng dấu lợn: Phản ứng ngưng kết: 
- Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính 
- Phản ứng ngưng kết trong ông nghiệm 
- Phản ứng ngưng kết nhanh với máu. 
h. PRRS: 
- Phản ứng ELISA 
- Phản ứng kháng thể huỳnh quang gián tiếp ( IFA) 
- Phản ứng PCR phân tích từ máu được lấy trong giai đoạn đầu của bệnh để xác định sự có mặt của virus. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_mon_vi_sinh_vat_thu_y_1.pdf