Đề cương môn Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam - Trần Thị Phụng

Câu 1:

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng chính trị phong kiến và tư sản ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930.

Trả lời:

Từ năm 1858, thực dân Pháp xâm lược và từng bước thiết lập chế độ thống trị rất tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta. Xã hội Việt Nam đã có những biến đổi to lớn: Từ chế độ phong kiến sang thuộc địa nữa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản chủ yếu trong xã hội ngày càng gay gắt. Đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Trước hoàn cảnh ấy, rất nhiều phong trào đấu tranh yêu nước đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến và tư sản diễn ra mạnh mẽ. Những phong trào tiêu biểu trong thời kỳ này là:

- Phong trào Cần Vương(1885 - 1896):

Phong trào đấu tranh vũ trang Cần Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo, đã mở cuộc tấn công vào trại lính Pháp tại kinh thành Huế(1885) nhưng thất bại.

Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy trốn ra Tân Sở(Quảng Trị) và ngày 13/7/1885 hạ chiếu “Cần Vương”, sau đó vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển mạnh mẽ nhất ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ với các cuộc khởi tiêu biểu như:

• Khởi nghĩa Ba Đình (1881 - 1887) của Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

• Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) của Nguyễn Thiện Thuật.

• Khởi nghĩa Hương Khuê (1885 - 1895) của Phan Đình Phùng.

 

docx28 trang | Chuyên mục: Lịch Sử Đảng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề cương môn Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam - Trần Thị Phụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Vận dụng:
Năm là, giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu.
Phân tích: Văn hóa theo nghĩa rộng thì bao hàm cả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chuyển dần sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời. Đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, khẩn trương điều chỉnh, khắc phục tình trạng quá tải. Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề và trung cấp nghề cho các khu công nghiệp và xuất khẩu lao động. Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài. Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học. Đổi mới phương pháp giáo dục, cải tiến nội dung, phương pháp thi cử, khắc phục tiêu cực giáo dục. Thực hiện xã hội hóa giáo dục. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Phát triển khoa học xã hội, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ, nghiên cứu định hướng ứng dụng, nhập và mua sáng chế có tính chọn lọc để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Sáu là, văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Phân tích: Ngoài việc giữ gìn và phát triển những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới, còn phải kiên trì đấu tranh bài trừ các hủ tục, thói hư tật xấu, chống mưu toan lợi dụng văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình”.
Vận dụng: 
Câu 8: 
So sánh đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa của Đảng trước và trong thời lỳ đổi mới.
Trả lời: 
Chương VIII:
ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI
Câu 9:
Hoàn cảnh lịch sử, các giai đoạn hình thành và phát triển đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới của Đảng.
Trả lời:
Hoàn cảnh lịch sử:
Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của quốc gia, dân tộc.
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lâm vào khủng hoảng đến đầu năm 1990 sụp đổ.
Tác động rất lớn vì lúc trước: 
Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phươn vô sản đều là anh em.
Bây giờ các nước vô sản không còn nên phải điều chỉnh.
Rằng đây bốn biển một nhà
Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em.
Thế giới hai cực tan rã, hình thành trật tự thế giới mới, đơn cực. Không còn xu hướng đối đầu mà là vừa hợp tác vừa đấu tranh.
Trên phạm vi thế giới:
Những cuộc xung đột, chiến tranh cục bộ vẫn còn nhưng xu thế chung là hòa bình và hợp tác phát triển.
Các nước đổi mới tư duy về quan niệm sức mạnh vị thế quốc gia.
Không còn chỉ xét quân sự mà bằng các tiêu chí “tổng hợp” quân sự, kinh tế,Trong đó kinh tế được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu.
Ví dụ: Nhật Bản từ một nước bị Mỹ kiểm soát về quân sự, Nhật Bản đã tập trung phát triển kinh tế và trở thành trung tâm kinh tế thế giới mới. Nhật Bản đã dần dần lấy lại quyền kiểm soát quân sự.
Xu thế toàn cầu hóa:
Đại hội IX chỉ rõ: Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều các nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh.
Các nước muốn tránh khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát triển thì phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, đồng thời phải có bản lĩnh cẩn trọng với các yếu tố bất lợi để vượt qua.
Các giai đoạn hình thành, phát triển đường lối:
Giai đoạn 1986 – 1996:
Câu 10: 
Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng.
Trả lời:
Mục tiêu: Lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc.
Nhiệm vụ:
Giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh CNH, HĐH, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Muốn đối ngoại phải đối nội cho tốt, đặc biệt là giữ vững hòa bình, ổn định trong nước.
Mở rộng đối ngoại và hội nhập quốc tế để tạo thêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Tham gia nhiều tổ chức quốc tế WHO (Tổ chức y tế quốc tế, hỗ trợ trang thiết bị, đào tạo,), WTO, ILO (Tổ chức lao động quốc tế, bảo vệ người lao động ở nước ngoài,).
Kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh CNH, HĐH, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
Tham gia vào các hoạt động quốc tế để thể hiện vai trò và vị thế của nước ta trên thế giới.
Để tránh chèn ép và nâng cao vị thế trên thế giới ta phải nâng cao nội lực về kinh tế, quân sự,
Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nước ta có một người tham gia vào lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hiệp quốc.
Viện trợ cho các nước xảy ra thiên tai,
Tư tưởng chỉ đạo:
Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của Việt Nam.
Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, nhưng vẫn phải đấu tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp với từng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh để bị đẩy vào thế cô lập.
Mở rộng quan hệ đối ngoại với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Coi trọng quan hệ hóa bình, hợp tác với khu vực; chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu.
Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc dân tộc; bảo vệ môi trường, sinh thái trong quá trình hội nhập quốc tế.
Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng an ninh.
Câu 11: 
Một số chủ trương chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ đổi mới.
Trả lời: 
Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững: Hội nhập sâu sắc và đầy đủ vào nền kinh tế thế giới, nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác khi tham gia hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập trật tự kinh tế mới công bằng hơn; có điều kiện để bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp Việt Nam, hạn chế thiệt hại khi hội nhập kinh tế quốc tế.
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp: Tận dụng các ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển, kém phát triển, hội nhập từng bước, dần dần mở cửa thị trường theo một lộ trình hợp lý. 
Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO: Bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật; đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển kinh tế nhiều thành phần; hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường; xây dựng các sắc thuế công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận lợi cho mọi chủ thể kinh doanh.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước: Loại bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp; đẩy mạnh phân cấp, tăng cường trách nhiệm và kiểm tra, giám sát; thực hiện công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý.
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế: Nâng cao năng lực điều hành của Chính phủ; tích cực thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; các doanh nghiệp điều chỉnh quy mô, cơ cấu sản xuất, quy hoạch phát triển để nâng cao sức cạnh tranh một số sản phẩm.
Giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập: Xây dựng cơ chế kiểm soát và chế tài xử lý sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa không lành mạnh; kết hợp giữa giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa tiên tiến.
Xây dựng và vận hành có hiệu quả mạng lưới an sinh xã hội như giáo dục, bảo hiểm, y tế; đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo; cấm, hạn chế nhập khẩu mặt hàng có hại cho môi trường; tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập: Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh; có phương án chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của thế lực thù địch.
Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại: Các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương hướng và phục vụ cho nhiệm vụ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tích cực tham gia đấu tranh vì một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế bình đẳng, công bằng, cùng có lợi.
Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sử quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại: Xây dựng cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp và giai cấp công nhân trong điều kiện mới; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, trọng tâm là cải cách hành chính.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_mon_duong_loi_cua_dang_cong_san_viet_nam_tran_thi_p.docx
Tài liệu liên quan