Đề cương bài giảng Phong cách học tiếng Việt hiện đại - Nguyễn Thế Truyền (Phần 2)

PHẦN IV

CÁC PHÉP TU TỪ CỦA TIẾNG VIỆT

CHƯƠNG I

CÁC PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM

Là những phép tu từ sử dụng chất liệu ngữ âm để tạo ra hiệu quả diễn đạt đặc biệt.

Những phép tu từ ngữ âm thường được sử dụng: tượng thanh, điệp thanh, điệp âm,

điệp vần, hài âm.

I. TƯỢNG THANH (ONAMATOPOEIA)

1. Khái niệm

Tượng thanh là phép tu từ mô phỏng âm thanh của thực tế bằng cách dùng những yếu

tố ngữ âm có dáng vẻ tương tự.

Gió đập cành tre khua lắc cắc

Sóng dồn mặt nước vỗ long bong.

(Hồ Xuân Hương, Hang cắc cớ)

2. Phân loại

Có hai loại: tượng thanh trực tiếp và tượng thanh gián tiếp.

2.1. Tượng thanh trực tiếp

Tượng thanh trực tiếp là cách thức biểu hiện âm thanh thực tế bằng từ tượng thanh.

Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh, như: ầm ầm, loong coong, tí tách, cộp, bịch,

bốp, . Mỗi từ tượng thanh đều liên quan đến một âm thanh nhất định, như tiếng mưa rơi lộp

bộp, tiếng trống thì thùng, tiếng đồng hỗ gõ tích tắc, tiếng lợn kêu eng éc.

Cùng một âm thanh trong thực tế nhưng cách mô tả âm thanh đó lại khác nhau giữa

các ngôn ngữ.

L. Uspenski viết: “Hãy lấy một con vịt bình thường làm ví dụ người Nga chúng ta cho

rằng con vịt này nó kêu kriskrja, còn theo người Pháp tiếng kêu của con vịt ấy phải là kuen –

kuen” (3, 61 – 62) (Tất nhiên người Việt lại nghĩ con vịt ấy kêu cạc cạc).

Ngay trong cùng một ngôn ngữ có thể có những từ tượng thanh khác nhau diễn đạt

cùng một nội dung hay với những nội dung gần nhau. Chẳng hạn, trong tiếng Việt để diễn đạt

tiếng kêu của gà có từ cục tác, tục tác; tiếng kêu của vịt: cạc cạc, quạc quạc; tiếng khóc trẻ

con: oa oa, oe oe v.v

Trong tiếng Hán, từ tượng thanh còn gọi là từ tự thanh (từ giống với âm thanh), là từ

loại đặc thù trong tiếng Hán, không thuộc thực từ cũng không thuộc hư từ.

Trong tiếng Việt, từ tượng thanh rất phong phú (khoảng 700 từ) và được xếp vào từ

loại tính từ.

Từ tượng thanh làm cho việc biểu đạt ngôn ngữ thêm sinh động, hình tượng.

pdf87 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề cương bài giảng Phong cách học tiếng Việt hiện đại - Nguyễn Thế Truyền (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
y học rất tệ.) 
(Khẩu ngữ) 
Chuột chù chê khỉ rằng hôi 
Khỉ mới trả lời: “Cả họ mày thơm!” 
(Ca dao) 
Nói mỉa là phép tu từ ngược lại với nhã ngữ. 
2. Cấu tạo 
Nói mỉa có hai tầng ý nghĩa: ý nghĩa bề mặt, ý nghĩa đích thực. 
Nói mỉa là phép tu từ biểu thị sự phản đối, phủ định, châm biếm, mỉa mia dưới bề 
ngoài (dưới “mặt nạ” (chữ dùng của Lại Nguyên Ân [Lại Nguyên Ân 2004, 202]) khẳng định, 
tán dương, ca ngợi. 
Sự mâu thuẫn, đối lập giữa hai bề mặt ngữ nghĩa càng lớn thì sức mỉa mai càng mạnh 
mẽ. 
Cơ sở để hiểu phép nói mỉa là dựa vào ngữ cảnh, tình huống giao tiếp, giọng điệu phát 
ngôn, những cử chỉ phi ngôn ngữ, ... 
3. Tác dụng 
Nói mỉa là một phương thức biểu thị sự hài hước (humour), trào phúng dí dỏm, thâm 
thuý, ý vị. 
Lươn ngắn mà chê chạch dài 
Thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm. 
(Ca dao) 
“Lối nói ngược của mỉa mai như nén sức mạnh của phản đối lại để cho nó bùng lên 
mạnh mẽ trong ý thức người tiếp nhận, nhưng lại tạo được một bề ngoài “mát mẻ”, “dí 
dỏm”, “nhẹ nhàng” [Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi 2011, 196] 
Nói mỉa được sử dụng nhiều trong khẩu ngữ và thơ văn châm biếm, trào phúng. 
ÔN TẬP 
1. Trả lời các câu hỏi sau đây: 
a/ Nêu những điểm khác nhau giữa phong cách hành chính và phong cách chính luận. 
 217 
b/ Tính biểu cảm và tính chính xác về biểu đạt được thể hiện như thế nào trong các phong cách ngôn 
ngữ? 
c/ Phân tích các đặc trưng sau đây của phong cách báo chí: 
+ Tính thời sự 
+ Tính hấp dẫn 
+ Tính đại chúng 
d/ So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Minh hoạ bằng một số ví dụ cụ thể. 
e/ Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về sự thể hiện của tính khách quan và tính khuôn mẫu trong 
các phong cách chức năng của tiếng Việt. 
2. Phân tích các câu sau đây từ góc độ tu từ: 
a/ Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ 
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa 
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa 
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. 
(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu) 
b/ Và này đây ánh sáng chớp hàng mi 
Mỗi buổi sáng thần Vui hằng gõ cửa 
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần 
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa 
(Xuân Diệu, Vội vàng) 
c/ Lá liễu dài như một nét mi. 
(Xuân Diệu, Nhị hồ) 
d/ Trăm năm đành lỗi hẹn hò 
Cây đa bến cũ con đò khác đưa. 
(Ca dao) 
e/ Ơi con chim chiền chiện 
Hót chi mà vang trời 
Từng giọt long lanh rơi 
Tôi đưa tay tôi hứng 
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ) 
f/ Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược 
Có nhân có trí có anh hùng. 
(Nguyễn Trãi, Quốc âm thi tập) 
g/ Khách cũng như con cá, qua ba ngày là bốc mùi thối. 
(Tục ngữ La-tinh) 
h/ Tôi là con nai bị chiều đánh lưới 
Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối 
(Xuân Diệu, Khi chiều giăng lưới) 
i / Âm nhạc dầu sao chăng đi nữa vẫn chưa phải là một ngôn ngữ đại đồng. Cần phải dùng dây cung 
của lời nói để bắn mũi tên âm thanh vào lòng người” ( tức là phải dẫn giải) 
(Romain Rolland) 
k/ Viết đôi lời về Bùi Giáng không bằng đọc thơ Bùi Giáng. Đọc Bùi Giáng không bằng giao du với 
Bùi Giáng. Giao du với Bùi Giáng không bằng sống như Bùi Giáng. Mà sống như Bùi Giang thì thật 
vui mà thật khó vậy”. 
(Bùi Văn Nam Sơn) 
 218 
l/ Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa 
Hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa 
Làn nước qua ánh mắt ai đưa 
Cơn gió đến bàn tay em vẫy 
(Tế Hanh, Bài thơ tình ở Hàng Châu) 
m/ Bà già tuổi tám mươi hai 
Nằm trong quan tài hát ví thợ sơn 
(Ca dao) 
n/ Cả cánh đồng vắng lặng 
 Trắng màu chuông chuông nhà thờ 
(Chế Lan Viên, Bút ký đồng chiêm trũng) 
o/ Ðêm nằm than thở, thở than 
Gối ơi hỡi gối, bạn lan đâu rồi? 
 (Ca dao) 
p/ Ðây những tháp gầy mòn vì mong đợi 
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian 
Những sông vắng lê mình trong bóng tối 
Những tượng đài lở lói rỉ rên than. 
 (Chế Lan Viên) 
q/ Ðứt tay một chút chẳng đau 
Xa nhau một chút như dao cắt lòng. 
(Ca dao) 
t/ Nhác trông thấy bóng anh đây 
Ăn chín lạng hạt ớt thấy ngọt ngay như đường. 
 (Ca dao) 
r/ Thâm nghiêm kín cổng cao tường 
Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh. 
(Nguyễn Du, Truyện Kiều) 
s/ Người đàn ông yêu với cái đầu, người đàn bà suy nghĩ bằng con tim. 
(Tục ngữ Pháp) 
t/ Con tim có lý lẽ riêng của nó mà lý trí không thể hiểu. 
(Blaise Pascal) 
v/ Nếu người đi săn trở về và chỉ mang theo nấm, đừng hỏi anh ta về chuyện đi săn. 
(Tục ngữ Gha-na) 
u/ Cái vòng đen của rặng tre làng Bằng bỗng vụt hiện lên trước mặt, tối tăm và dày đặc. Tâm buồn 
rầu nhìn thấu cả cuộc đời nàng, cuộc đời cô hàng xén từ tuổi trẻ đến tuổi già toàn khó nhọc và lo sợ, 
ngày nọ dệt ngày kia như tấm vải thô sơ. 
(Thạch Lam, Cô hàng xén) 
x/ Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp 
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con 
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp 
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn. 
(Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước) 
y/ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ 
Mặt trời chân lý chói qua tim 
 219 
Hồn tôi là một vườn hoa lá 
Rất đậm hương và rộn tiếng chim... 
(Tố Hữu, Từ ấy) 
z/ Bạn có thê mất một tuần để biết một người, một tháng để thân một người, một năm để yêu một 
người, nhưng phải mất một đời để quên một người. 
(Danh ngôn) 
3. Thay thế từ ngữ ở cột B sang đúng chỗ cho những từ ngữ in hoa ở cột A và cho biết khi thay 
thế như vậy anh (chị) đã thực hiện phép tu từ gì ? 
A B 
Chồng ta NGHÈO KHỔ ta thương, ăn cơm đứng 
Chồng người GIÀU SANG PHÚ QUÝ mặc người. ăn cơm nằm 
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu những con đê vỡ, những nạn đói 
TÌNH CẢM lầm chỗ để trên TRÍ TUỆ. các mùa vàng năm tấn, bảy tấn 
Nhận của quá khứ những SỰ TÀN PHÁ, KIỆT QUỆ ta 
đã làm nên CUỘC SỐNG ẤM NO. 
áo rách 
áo gấm xông hương 
ÍT thì miệng thì kín NHIỀU miệng hở đầu 
Ra thế ! To gan hơn béo bụng trái tim 
Anh hùng đâu cứ phải ĐÀN ÔNG. chín 
Làm ruộng RẤT DỄ DÀNG một 
Nuôi tằm RẤT KHÓ KHĂN. mày râu 
4. Đặt câu văn (thơ) có sử dụng phép tu từ: 
a/ Nhân hoá 
b/ Ẩn dụ 
c/ Uyển ngữ (Nói giảm nói tránh) 
5. Định nghĩa và lấy ví dụ minh hoạ cho các phép tu từ sau: 
a/ Thậm xưng (Nói quá) 
b) Tăng cấp 
c/ Câu hỏi tu từ 
d/ Im lặng (Mặc ngữ) 
6. Viết đoạn văn có sử dụng các phép tu từ sau: 
a/ Hoán dụ 
b/ Chơi chữ 
c/ Tăng cấp 
d/ Đột giáng 
 220 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bùi Tất Tươm (Chủ biên) – Nguyễn Văn Bằng – Hoàng Xuân Tâm – Nguyễn Thị 
Quy – Hoàng Diệu Minh 1995, Giáo trình tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 
Cao Hữu Công – Mai Tổ Lân 2000, Nghệ thuật thơ Đường (Trần Đình Sử – Lê Tẩm 
dịch), Nxb Văn học. 
Cao Xuân Hạo – Hoàng Dũng 2004, Từ điển thuật ngữ Ngôn ngữ học đối chiếu, Nxb 
Khoa học Xã hội. 
Cù Đình Tú 1994, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt. Nxb Giáo dục. 
Cù Đình Tú 2001, Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt. Nxb Giáo dục. 
Cù Đình Tú – Lê Anh Hiền – Nguyễn Thái Hoà – Võ Bình 1982, Phong cách học 
tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 
Đinh Trọng Lạc 1999, Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 
Đinh Trọng Lạc 2001, 99 phương tiện tu từ và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo 
dục. 
Đinh Trọng Lạc 1994, Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục. 
Đinh Trọng Lạc 1998, 300 bài tập Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 
Hoàng Phê chủ biên 2006, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển 
học. 
Lại Nguyên Ân 2004, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Lê Bá Hán – Trần Đình Sử – Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên) 2004, Từ điển 
thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục. 
Lê Đức Trọng 1993, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Thành phố Hồ 
Chí Minh. 
Nguyễn Nguyên Trứ 1988, Đề cương bài giảng về Phong cách học, Trường Đại học 
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Niên khoá 1988-1989. 
Nguyễn Phan Cảnh 1987, Ngôn ngữ thơ, Nxb ĐH&THCN. 
Nguyễn Thái Hòa 1997, Dẫn luận Phong cách học, Nxb Giáo dục. 
Nguyễn Thái Hoà 2004, Từ điển tu từ – thi pháp – phong cách học, Nxb Giáo dục. 
Phan Ngọc 2003, Tìm hiểu Phong cách ngôn ngữ Nguyễn Du trong truyện Kiều. Nxb 
Thanh niên. 
Phan Ngọc 1995, Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học. Nxb Trẻ. 
Phan Ngọc 2000, Thử xét văn hóa – văn học bằng ngôn ngữ học. Nxb Thanh niên. 
Trần Đình Sử 2002, Thi pháp truyện Kiều, Nxb Giáo dục. 
Võ Bình – Lê Anh Hiền 1983, Phong cách học – thực hành tiếng Việt. Nxb Giáo dục. 
Vũ Khắc Xuyên 1990, Từ ngữ bình dân Hoa Kỳ, Nxb Thông tin. 
Xuân Diệu 1981, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Tập I), Nxb Văn học. 
Xuân Diệu 1987, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Tập II), Nxb Văn học. 
R. E. Asher (Editor-in-Chief) 1994, The Encyclopedia of Language and Linguistics, 
Volume 1–10, Pergamon Press. 
 221 
Arisrotle 1987, On Poetry and Style (Translated, with an Introduction by G.M.A. 
Grube). 
 Edward J. Gordon 1964, American Literature, Ginn and company. 
Edward J. Gordon 1964, Understanding Literature, Ginn and company. 
Gerald Levin 1966, A Brief Handbook of Rhetoric, The University of Akron. 
Katie Wales 2001, A dictionary of stylistics (Second edition), Longman. 
Paul Simpson 2004, Stylistics, Routledge English Language Introductions. 
Nguyễn Trung Tánh 1997, Dẫn luận văn học (An Introduction to Literary Study), 
NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 
陈望道 2002, «修辞学发凡»,上海教育出本社. 
黄建霖 (主编) 1995, «汉语修辞格鉴赏辞典», 东南大学出版社. 
黎運漢–張維耿 2000, «現代漢語修辭學», 商務印書館. 
張志公 1999, «修辭概要», 三聯書店 (香港). 
戴维–克里斯特尔 2002, «现大语言学词典» (沈家煊译), 商务印书馆. 
谭永祥 1996, «修辞新格»,暨南大学出版社. 
陆谷孙(主编)1995, «英汉大词典» The English – Chinese Dictionary (Unabridged), 
上卷 &下卷, 上海译文出版社. 
于天合–俞长江 1990, «审美修辞原理», 文化艺术出版社. 
Tiểu luận khoa học của sinh viên: 
Lâm Kim Ngân 2012, Đặc điểm câu văn xuôi nghệ thuật trong hai truyện ngắn 
“Trăng sáng” và “Một bữa no” của Nam Cao, Tiểu luận Phong cách học, ĐHSP TP Hồ Chí 
Minh. 
Phạm Thị Hồng Phương 2012, Phép điệp trong tiểu thuất Hòn đất của Anh Đức, 
Tiểu luận Phong cách học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 
Đỗ Cao Thắng 2012, Khảo sát lớp từ trang trọng và lớp từ kiểu cách trong Từ điển 
tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Tiểu luận Phong cách học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 
Nguyễn Vũ Phương Uyên 2012, Khảo sát lớp từ ngữ văn chương trong Từ điển tiếng 
Việt (Hoàng Phê chủ biên), Tiểu luận Phong cách học, ĐHSP TP Hồ Chí Minh. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_bai_giang_phong_cach_hoc_tieng_viet_hien_dai_nguyen.pdf
Tài liệu liên quan