Dạy học đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” - Kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng theo đặc trưng thể loại

TÓM TẮT

Tác phẩm kịch có những đặc điểm khác biệt so với các thể loại văn học khác. Thực tế nhà trường

cho thấy việc dạy học thể loại kịch gặp nhiều khó khăn hơn so với các thể loại văn học khác. Đa số

giáo viên dạy như sách hướng dẫn, chưa biết lựa chọn những kiến thức cơ bản, bài giảng chưa phù

hợp với đối tượng học sinh, tham kiến thức mà chưa áp dụng lý thuyết loại thể, dẫn đến hứng thú

học văn của học sinh chưa được phát huy. Chính những biểu hiện nêu trên đã làm cho việc dạy học

kịch bản văn học ở trường THCS, THPT chưa mang lại hiệu quả cao.

Những lưu ý khi dạy học và thiết kế giáo án thể nghiệm đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” –

kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng là một minh chứng rõ nét cho phương pháp tiếp cận

dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại

pdf8 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Dạy học đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” - Kịch “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng theo đặc trưng thể loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
, lương tâm đầy kịch tính. 
- Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ có tính hành 
động. 
Giáo viên gọi học sinh nêu hoàn cảnh và mục 
đích sáng tác. 
3. Về vở kịch “Vũ Như Tô” 
a. Hoàn cảnh và mục đích sáng tác 
+ Kịch “Vũ Như Tô” là một vở bi kịch lấy 
cảm hứng từ sự kiện lịch sử có thật xảy ra tại 
Thăng Long vào khoảng năm 1516 - 1517 
dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm viết xong 
vào mùa hè 1941. Đề tựa tháng 6/1992, đăng 
trên tạp chí Tri Tân năm 1943 - 1944, in 
trong tập kịch Nguyễn Huy Tưởng, NXB Văn 
hoá Hà Nội, 1963. 
+ Mục đích sáng tác: Đề cao vai trò của 
người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. 
Giáo viên gọi học sinh tóm tắt tác phẩm hoặc 
giáo viên có thể tóm tắt. 
b. Tóm tắt tác phẩm: Tác phẩm có 5 hồi 
Sau khi đọc xong đoạn trích, giáo viên yêu 
cầu học sinh xác định vị trí đoạn trích, tóm 
tắt nội dung đoạn trích. 
c. Vị trí đoạn trích 
Đoạn trích thuộc hồi V của vở kịch kể chuyện 
Đan Thiềm đến gặp Vũ Như Tô khuyên ông 
trốn đi vì nghe tin Trịnh Duy Sản nổi loạn. 
Vũ Như Tô không tin mình có tội nên không 
chạy trốn. Kết cục, quân nổi loạn đã đốt phá, 
thiêu huỷ Cửu Trùng Đài, giết chết Lê Tương 
Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 
Nguyễn Thành Lâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 9 - 16 
13 
Gợi dẫn 1: Kịch thường được xây dựng trên 
cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc 
những xung đột muôn thuở (thiện và ác, ước 
mơ và hiện thực). Trong hồi V đã tái hiện 
những mâu thuẫn cơ bản nào? 
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô 
Các mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể 
hiện cụ thể trong hồi V là: 
a. Mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến thối 
nát Lê Tương Dực với tầng lớp nhân dân 
đang bị bần cùng vì sưu thuế, tạp dịch. 
- Mâu thuẫn này chủ yếu thể hiện ở những 
hồi trước của vở kịch, đã thành cao trào 
trong hồi cuối này. Bạo chúa Lê Tương Dực 
chết trong tay những người nổi loạn do Trịnh 
Duy Sản cầm đầu, mọi uy quyền của bạo 
chúa tiêu tan theo tro bụi Cửu Trùng Đài. 
b. Mâu thuẫn giữa niềm khao khát hiến dâng 
tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ đắm 
chìm trong mơ mộng với lợi ích trực tiếp và 
thiết thực của đời sống nhân dân. Mâu thuẫn 
này xuất phát từ niềm khao khát của người 
nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng tập trung ở 
sự việc xây dựng Cửu Trùng Đài (Đài càng 
xây cao thì càng tốn kém nhiều, tổn thất lớn, 
lại thêm các nạn đại dịch...). 
Như vậy, dù muốn dù không Vũ Như Tô đã 
bất đắc dĩ trở thành kẻ thù của nhân dân. 
Cuối vở kịch người ta không chỉ nguyền rủa 
mà còn theo lời của những kẻ cầm đầu cuộc 
nổi loạn đốt phá tan tành Cửu Trùng Đài, bắt 
bớ và trừng phạt tác giả của nó. Đây là lúc 
mâu thuẫn xung đột kịch được đẩy lên đến 
đỉnh điểm. Và nếu như trong hồi đầu, nó chỉ 
là mâu thuẫn tiềm ẩn, thấp thoáng đằng sau 
mâu thuẫn thứ nhất thì giờ đây, nó hầu như 
đã hoà nhập vào mâu thuẫn thứ nhất. Thậm 
chí lúc này dân chúng chỉ chăm chăm với 
việc trả thù Vũ Như Tô và người cung nữ 
"đồng bệnh" là Đan Thiềm chứ không quan 
tâm đến việc trả thù bạo chúa Lê Tương Dực. 
Gợi dẫn 2: Đan Thiềm là ai? Ở hồi V này, 
Đan Thiềm đã có hành động gì và điều đó 
chứng tỏ Đan Thiềm là người như thế nào? 
2. Tìm hiểu nhân vật Đan Thiềm 
a. Hành động, tính cách 
- Đan Thiềm là một cung nữ đã bị ruồng bỏ, 
là người thuyết phục Vũ Như Tô lợi dụng 
quyền thế, tiền bạc của bọn bạo chúa để xây 
dựng cho đất nước một công trình "bền như 
trăng sao" "tranh tinh xảo hoá công" cho 
"nhân dân nghìn thu còn hãnh diện". Lời 
khuyên này chứng tỏ Đan Thiềm là một người 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 
Nguyễn Thành Lâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 9 - 16 
14 
phụ nữ có trái tim lớn, tâm hồn lớn, ý thức rất 
rõ về tinh thần dân tộc. 
- Đan Thiềm là người biết trọng tài năng. Đó 
là bậc "Mê đắm người tài hoa". 
- Đến khi bạo loạn xảy ra, Đan Thiềm khuyên 
Vũ Như Tô đi trốn (hồi V). 
- Khi quân nổi loạn đến, Đan Thiềm có thể 
quên mình để bảo vệ người tài. "Tướng quân 
nghe tôi, bao nhiêu tội tôi xin chịu hết, nhưng 
xin tướng quân tha cho ông cả. Ông ấy là một 
người tài, tướng quân tha cho ông cả, nước 
ta còn cần nhiều thợ tài để tô điểm". 
- Đứng trước mộng lớn không thành, tâm trí 
Đan Thiềm không hướng vào việc xây dựng 
Cửu Trùng Đài thành hay bại mà hướng vào 
sự sống còn của Vũ Như Tô. 
- Khi tình thế không thể cứu vãn, Đan Thiềm 
đành buông lời vĩnh biệt "Đài lớn tan tành! 
Ông cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt". Đó là lời 
vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, vĩnh biệt người tài 
hoa. Hành động cao cả và cái chết của Đan 
Thiềm ở hồi V đã khắc họa rõ nhân cách cao 
đẹp của người cung nữ này. 
Gợi dẫn 3: Trong lời đề tựa, Nguyễn Huy 
Tưởng viết "Cầm bút chẳng qua cùng một 
bệnh với Đan Thiềm. Theo em "bệnh Đan 
Thiềm" là bệnh gì và tại sao "cầm bút" lại 
cùng bệnh với Đan Thiềm? 
b. Bệnh Đan Thiềm 
-Mê đắm người tài hoa 
 3. Tìm hiểu nhân vật Vũ Như Tô 
Gợi dẫn 4: Ngay ở những hồi đầu của vở kịch 
đã cho thấy Vũ Như Tô là một kiến trúc sư 
thiên tài. Ở hồi V này, cái tài ấy của Vũ Như 
Tô được nhắc lại qua những lời thoại nào? 
a. Tài năng 
- Tài năng của Vũ Như Tô được nhắc lại 
nhiều lần qua lời của Đan Thiềm. 
- "Ông trốn đi, tài kia không nên để uổng. 
Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không 
còn ai tô điểm nữa" (lớp I), "Trốn đi!" Đừng 
để phí tài tử, trốn đi" (lớp V). 
- “Xin tướng quân tha cho ông cả. Ông ấy là 
một người tài” (lớp VII). 
Gợi dẫn 5: Những lời nói và hành vi của Vũ 
Như Tô trong hồi V cho ta thấy Vũ Như Tô là 
người có tính cách như thế nào? 
b. Nhân cách 
- Nhân cách cao cả, hoài bão lớn lao, nghệ sĩ 
chân chính, gắn bó với nhân dân, không 
khuất phục trước uy quyền, thà chết chứ 
không chịu đem tài năng của mình phục vụ 
hôn quân bạo chúa. 
- Khát khao suốt đời là xây được một toà lâu 
đài nguy nga tráng lệ, bền vững muôn đời, để 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 
Nguyễn Thành Lâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 9 - 16 
15 
dân ta nghìn thu hãnh diện. Nguyễn Huy 
Tưởng đã xây dựng được một hình tượng đẹp 
về người trí thức Việt Nam "Một Vũ Như Tô 
cao đẹp, lộng lẫy, nghệ sĩ và kẻ sĩ với khát 
vọng mênh mông về cái đẹp, dân tộc và nhân 
loại" (Đỗ Đức Hiểu, Bi kịch Vũ Như Tô, Tạp 
chí văn học, số 10/ 1997). 
Gợi dẫn 6: "Hạt nhân của bi kịch là lỗi lầm 
của nhân vật" (A-nit-tôt). Theo em ở hồi V 
này Vũ Như Tô đã mắc phải lỗi lầm gì? Bi 
kịch của Vũ Như Tô là bi kịch gì? 
c. Lỗi lầm và bi kịch 
- Lỗi lầm của Vũ Như Tô là không chịu nghe 
lời khuyên của Đan Thiềm. Nguyên nhân dẫn 
đến sai lầm đó là Vũ Như Tô không thoát 
khỏi trạng thái mơ màng, ảo vọng của mình. 
Vũ Như Tô không tin rằng việc cao cả mình 
làm lại có thể xem là tội ác. Không tin việc 
quang minh chính đại của mình lại bị rẻ 
rúng, nghi ngờ. Mơ hồ về thời cuộc, không 
hiểu biết về chính trị. Đến khi vỡ mộng, bị 
bắt, Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô 
mới chợt nhận ra đau đớn kinh hoàng. Nỗi 
đau ấy bật thành tiếng kêu khắc khoải, bi 
thiết đến não nùng. 
Gợi dẫn 7: Đặc sắc nghệ thuật Kịch "Vũ Như 
Tô" được thể hiện như thế nào qua đoạn 
trích? 
4. Tìm hiểu nghệ thuật kịch trong đoạn 
trích 
- Miêu tả thành công diễn biến tâm trạng 
nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm. 
- Khắc họa tính cách nhân vật với cá tính rõ 
nét. 
- Nhịp điệu được tạo ra qua đối thoại, hành 
động. 
- Ngôn ngữ tổng hợp (kể, miêu tả, bộc lộ) đã 
tạo ra không gian bạo loạn kinh hoàng. 
Gợi dẫn 8: Cảm nhận của em sau khi học 
xong đoạn trích? 
5. Hướng dẫn học sinh tổng kết 
- “Vũ Như Tô” là bi kịch của người nghệ sĩ, 
không giải quyết đúng mối quan hệ lý tưởng, 
khát vọng nghệ thuật và hiện thực xã hội, 
giữa người nghệ sĩ và người công dân. Qua 
đó, khẳng định rằng nghệ thuật chân chính 
có giá trị lâu dài phải xuất phát từ nguyện 
vọng chính đáng của nhân dân và lợi ích của 
dân tộc. 
Giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá bằng 
cách đặt câu hỏi, cho học sinh đọc một vài 
lớp kịch. 
6. Kiểm tra, đánh giá 
- Mâu thuẫn xung đột chính trong đoạn kịch 
này là gì? Hãy chứng minh đoạn kịch là cao 
trào của vở kịch? 
- Đọc phân vai để lắng nghe ngôn ngữ kịch 
của Nguyễn Huy Tưởng. 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 
Nguyễn Thành Lâm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 79(03): 9 - 16 
16 
Nhƣ vậy, việc chiếm lĩnh tác phẩm văn 
chƣơng theo đặc trƣng loại thể sẽ giúp ta hiểu 
sâu sắc tác phẩm, vấn đề này rất cần đƣợc chú 
trọng từ khâu xác định định hƣớng khai thác 
đến khâu thiết kế bài soạn, thực hành bài 
giảng. Mỗi thể loại trong văn học đều có 
những đặc trƣng riêng, do đó cần có những 
nguyên tắc dạy riêng phù hợp với đặc trƣng 
của từng thể loại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Trần Thanh Đạm (1978) Vấn đề giảng dạy tác 
phẩm văn học theo loại thể. Nxb Giáo dục. 
[2].Đỗ Đức Hiểu (1997), Bi kịch Vũ Như Tô, Tạp 
chí Văn học (10). 
SUMMARY 
TEACHING EXTRACT "VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI" - DRAMA "VŨ 
NHƢ TÔ" NGUYEN HUY TUONG BY FEATURE CATEGORIES 
 Nguyen Thanh Lam* 
Education and Training Department of Quang Ninh 
Drama has quite different characteristics from other genres of literature. In fact, teaching drama 
genre at school has more difficulty than other genres of literature. Most school teachers teach 
lessons basing on guide books, not knowing how to select basic knowledge resulting the lesson is 
not suitable to students. Additionally teachers are often greedy for much knowledge, not applying 
the theory of the genre, that is why, the lesson doesn‟t attract students. 
It is the above mentioned that makes teaching drama genre at lower and senior schools is not in 
high efficiency. 
Notes when teaching and designing lesson plans for the extract “Paying last respect to Cuu Trung 
Dai” and Drama “Vu To Nhu” by Nguyen Huy Tuong are clear evidences for approaching 
methodology of literature genres. 
Key words: Teaching, drama, genre 
*
 Tel: 0982856686 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfday_hoc_doan_trich_vinh_biet_cuu_trung_dai_kich_vu_nhu_to_cu.pdf