Đánh giá rủi ro hàm lượng kim loại nặng (As, Cd, Pb, Zn) trong rau muống đối với sức khỏe con người ở thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến hành điều tra về tình hình, thói quen tiêu thụ rau muống của người dân và phân tích

hàm lượng các kim loại nặng (As, Pb, Cd và Zn) có trong 03 loại mẫu là nước, đất và rau muống tại

20 địa điểm trồng rau muống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong tổng số 300 người được

khảo sát thì có 225/300 người (75,00%) chọn mua rau muống ở chợ và 187/300 người (62,33%) dùng

rau muống 03 lần/tuần. Ngoại trừ 02 mẫu NCC24 và RHM19, hàm lượng các kim loại nặng trong

hầu hết các mẫu rau muống, mẫu nước và mẫu đất khảo sát đều nằm trong giới hạn cho phép. Chất

lượng rau muống khá tốt và chỉ ảnh hưởng từ thấp đến trung bình, ngoại trừ mẫu rau muống tại vị trí

RHM.19 có ảnh hưởng cao đến sức khỏe cộng đồng (RQ>1). Các giải pháp kiểm soát chất lượng rau

muống trồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng được đề xuất.

pdf12 trang | Chuyên mục: Hóa Học Phân Tích | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đánh giá rủi ro hàm lượng kim loại nặng (As, Cd, Pb, Zn) trong rau muống đối với sức khỏe con người ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 huyện Củ Chi đạt 0,106mg/l vượt 2,12 
lần so với 0,05mg/l (QCVN 39:2011/BTNMT). 
Hệ số tích lũy sinh học BCF đối với As của 
đất trồng và rau muống từ thấp đến trung 
bình. Kết quả phân tích được thể hiện trong 
hình 8,9,10 và 11. 
Hình 4. Tình hình nắm bắt thông tin 
hàm lượng KLN trong rau muống 
Hình 5. Triệu chứng sau khi ăn rau muống 
Hình 6. Lượng phân hóa học sử dụng 
để bón sau mỗi đợt gặt hái (kg/1000 m2) 
Hình 7. Biểu đồ cách thức để trồng rau 
muống an toàn 
9 
3.2.2. Hàm lượng và sự tích tụ Pb 
Hàm lượng Pb trong đất dao động từ 
4,15 – 20,125mg/kg, nước ruộng dao động 
từ 0,002 – 0,402mg/l và trong rau muống 
dao động từ 0,106 – 0,188mg/kg. Tất cả 
chúng đều nằm trong giới hạn cho phép 
của QCVN tương ứng ngoại trừ mẫu nước 
NCC24 là mẫu ở khu vực ấp 5, xã Bình 
Mỹ, Huyện Củ Chi đạt 0,402mg/l vượt 
8,04 lần so với 0,05mg/l (QCVN 
39:2011/BTNMT). Hệ số tích lũy sinh học 
BCF đối với Pb của đất trồng và rau 
muống thấp. Kết quả phân tích được thể 
hiện trong hình 12,13,14 và 15. 
Hình 8. Kết quả phân tích As 
trong đất 
Hình 9. Kết quả phân tích As 
trong nước ruộng 
Hình 10. Hàm lượng As 
trong rau muống 
Hình 11. Hệ số tích lũy sinh học BCF đối 
với As của đất trồng và cây rau muống 
Hình 12. Kết quả phân tích Pb 
trong đất 
Hình 13. Kết quả phân tích Pb trong 
nước ruộng 
10 
3.2.3. Hàm lượng và sự tích tụ Cd 
Hàm lượng Cd trong đất dao động từ 
0,025 – 0,4mg/kg, nước ruộng dao động từ 
0,001 – 0,005mg/l và trong rau muống dao 
động từ 0,013 – 0,081mg/kg. Tất cả các 
mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép của 
QCVN tương ứng. Hệ số tích lũy sinh học 
BCF đối với Cd của mẫu RQ.12.5 là 3,25 
rất cao. Kết quả phân tích được thể hiện 
trong hình 16,17,18 và 19. 
Hình 14. Hàm lượng Pb 
trong rau muống 
Hình 15. Hệ số tích lũy sinh học BCF đối 
với Pb của đất trồng và cây rau muống 
Hình 16. Kết quả phân tích Cd 
trong đất 
Hình 17. Kết quả phân tích Cd trong 
nước ruộng 
Hình 18. Hàm lượng Cd 
trong rau muống 
Hình 19. Hệ số tích lũy sinh học BCF đối 
với Cd của đất trồng và cây rau muống 
11 
3.2.4. Hàm lượng và sự tích tụ Zn 
Hàm lượng Zn trong đất dao động từ 
12,05 – 132,55mg/kg, nước ruộng dao 
động từ 0,02 – 1,234mg/l và trong rau 
muống dao động từ 2,617 – 10,764mg/kg. 
hầu hết các mẫu đều nằm trong giới hạn 
cho phép của QCVN tương ứng ngoại trừ 
mẫu nước RHM19 là mẫu ở ấp 4, xã Đông 
Thạnh, Huyện Hóc Môn đạt 10,764mg/kg 
vượt 1,08 lần so với 10mg/kg (Quyết định 
số 867/ 1998/ QĐ-BYT). Hệ số tích lũy 
sinh học BCF đối với Zn của đất trồng và 
cây rau muống thấp. Kết quả phân tích 
được thể hiện trong hình 20, 21, 22 và 23. 
Hàm lượng As, Pb, Cd và Zn trong 3 
đối tượng mẫu đất, nước ruộng và rau 
muống đều nằm trong giới hạn cho phép 
theo QCVN tương ứng ngoại trừ mẫu nước 
NCC24 có hàm lượng As cao gấp 2,12 lần 
và Pb cao gấp 8,04 lần so với giới hạn cho 
phép theo QCVN 39:2011/BTNMT và mẫu 
rau RHM19 có hàm lượng Zn vượt giới 
hạn cho phép 1,1 lần so với quyết định số 
867/ 1998/ QĐ-BYT. Mẫu NCC24 có hàm 
lượng As, Pb cao vì mẫu này nằm bên cạnh 
một số nhà máy nhỏ, trong đó có công ty 
MTV Thành Ký, chuyên sản xuất nhựa, 
trong quá trình hoạt động đã rò rỉ nước thải 
Hình 20. Kết quả phân tích Zn trong đất Hình 21. Kết quả phân tích Zn trong 
nước ruộng 
Hình 22. Hàm lượng Zn 
trong rau muống 
Hình 23. Hệ số tích lũy sinh học BCF đối 
với Zn của đất trồng và cây rau muống 
12 
xuống kênh mà người nông dân sử dụng để 
tưới rau muống và BCF mẫu NCC 24 thấp 
vì BCF chỉ tính KLN trong rau đối với môi 
trường đất, còn mẫu RHM19 có hàm lượng 
Zn cao có thể khu vực này tiếp nhận các 
hoạt động xả thải không qua xử lý hoặc xử 
lý nhưng chưa triệt để đối với Zn, hoặc có 
thể hàm lượng kẽm tích tụ do bị bón phân 
hóa học quá nhiều, dư thừa thuốc BVTV. 
3.3. Đánh giá rủi ro hàm lượng As, 
Pb, Cd và Zn trong rau muống 
Rủi ro của độc chất tới sức khỏe con 
người là mối nguy hại tiềm tàng ảnh hưởng 
đến sức khỏe khi con người phơi nhiễm với 
hóa chất độc hại. Trong bài báo này, chúng 
tôi tính chỉ số RQ - đánh giá bán định 
lượng rủi ro của độc chất đến sức khỏe 
hiện tại và tương lai đến rủi ro cộng đồng. 
Kết quả tính toán chì số RQ của As, Pb, Cd 
và Zn trong 20 mẫu rau muống ở các khu 
vực tại TP.HCM thì hầu hết các mẫu có 
mức rủi ro trung bình (0,1 < RQ < 1) ngoại 
trừ 2 mẫu (RCC.1 và mẫu RHM.18) có rủi 
ro As thấp (0,01 < RQ < 0,1) và mẫu 
RHM.19 có rủi ro Zn cao (RQ>1). Kết quả 
được thể hiện trong hình 24. 
Hình 24. Kết quả rủi ro (RQ) hàm lượng As, Pb, Cd, Zn trong rau muống 
Kết quả đánh giá rủi ro dựa trên chỉ số 
RQ phụ thuộc nhiều vào khu vực nghiên 
cứu, mỗi khu vực khác nhau có mức rủi ro 
khác nhau. Do vậy, chúng ta cần quan tâm, 
tăng cường giám sát các khu vực và tìm 
cách hạn chế mức độ rủi ro đối với sức 
khỏe con người đặc biệt là hạ thấp rủi ro 
bằng các biện pháp tuyên truyền, nâng cao 
ý thức cộng đồng về vệ sinh an toàn thực 
phẩm, thực hiện phương pháp trồng rau 
sạch, quản lý sản xuất an toàn để bảo vệ 
sức khỏe cộng đồng. 
4. Kết luận 
 Kết quả điều tra cho thấy người dân 
có ý thức trong bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên, 
một phần nhỏ trong cộng đồng chưa có ý 
thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 Vì lợi nhuận, người trồng rau sử 
dụng phân bón, hóa chất BVTV không hợp 
lý và cả nhớt thải gây nguy hại sức khỏe 
cho người sử dụng rau muống. 
 Hàm lượng As, Pb, Cd và Zn trong 
nước, đất, rau muống đều đạt chuẩn QCVN 
tương ứng ngoại trừ NCC24 có hàm lượng 
As cao gấp 2,12 lần và hàm lượng Pb cao 
gấp 8,04 lần và RHM19 có hàm lượng Zn 
vượt giới hạn cho phép 1,1 lần. 
 Chỉ số đánh giá rủi ro ô nhiễm của 
13 
As, Pb, Cd và Zn đối với sức khỏe khi sử 
dụng rau muống ở mức thấp đến trung bình 
và có 1 mẫu ở mức cao, gây nguy hiểm đối 
với sức khỏe con người nếu không có biện 
pháp quản lý triệt để. 
 Giải pháp tối ưu nhằm bảo vệ sức 
khỏe cộng đồng là cần phối hợp đồng bộ 
giữa cơ quan quản lý trong việc kỹ thuật 
trồng rau an toàn, người trồng rau sử dụng 
hợp lý phân bón, các hóa chất BVTV và 
người tiêu dùng mua rau có nguồn gốc rõ 
ràng, đạt chất lượng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tiếng Việt 
1. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, Dương Thị Bích Huệ 
(2006) “Hiện trạng ô nhiễm KLN trong rau 
xanh ở ngoại ô TP. HCM”, Tạp chí Phát 
triển KH&CN, tập 10, số 01 – 2007. 
2. Lê Huy Bá (2008), Độc học môi trường cơ 
bản, Nxb ĐH Quốc gia TP.HCM. 
3. Thái Văn Nam (2004), Đánh giá ảnh hưởng 
của một số độc chất ion KLN lên quá trình 
sinh trưởng của một số rau, lúa trên đất 
xám, Viện Tài nguyên & Môi trường - Đại 
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 
4. Dương Trọng Phỉ và CTV (2003-2005), 
Nghiên cứu sự ô nhiễm một số kim loại nguy 
hại trong phân bón hóa học, đất canh tác, 
nguồn nước và rau tại tỉnh Khánh Hòa, 
Viện Pastuer Nha Trang. 
5. Sở Nông nghiệp và PTNT TP.HCM (2013), 
Báo cáo công tác tăng cường quản lý sản 
xuất rau muống nước trên địa bàn Thành 
phố 2013. 
6. Vũ Đình Tuấn, Phạm Quang Hà (2003), 
“KLN trong đất và cây rau ở một số vùng 
ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí khoa học Đất 
số 20 - năm 2004, trang 141 - 147. 
7. Phạm Ngọc Thuỵ, Nguyễn Đình Mạnh, 
Đinh Văn Hùng, Nguyễn Viết Tùng, Ngô 
Xuân Mạnh và CTV (2006), Hiện trạng về 
KLN (Hg, As, Pb, Cd) trong đất, nước và 
một số rau trồng trên khu vực huyện Đông 
Anh - Hà Nội. 
8. Lê Thị Hồng Trân (2008), Đánh giá rủi ro 
sức khỏe và đánh giá rủi ro sinh thái, Nxb 
Khoa học và kỹ thuật – Tp. Hồ Chí Minh. 
9. Phạm Thị Hà Vân (2011), Đồ án tốt nghiệp: 
“Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của kim 
loai Pb trong nước ruộng đến sự hấp thu kim 
loại cần thiết (Cu, Zn) của cây rau muống 
(Ipomoea aquatic) và tích lũy Pb trong phần 
thương phẩm của rau muống”, Trường Đại 
Học sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM. 
Tài liệu tiếng Anh 
10. EU. (2001), Commision Regulation (ED) 
(No 466/2001), Setting maximum levels for 
certain contaminants in food stuffs. 
11. Goku M.Z.L, Akar M, Cevik F, Findik O. 
(2003), Bioacumulation of some heavy metal 
(Cd, Fe, Zn, Cu) in two Bivalvia Species, 
Faculy of Fisheries, Cukurova University, 
Adana, Turkey, 89 – 93. 
12. Helle Marcussen (2008), “Element contents 
and food safety of water spinach (Ipomoea 
aquatica Forssk.) cultivated with wastewater 
in Hanoi, Vietnam”; Environmental 
Monitoring and Assessment, Volume 139, 
Issue 1-3, pp 77-91. 
13. Helle Marcussen, Anders Dalsgaard & Peter 
E. Holm (2008), “Element concentrations in 
water spinach (Ipomoea aquatica Forssk.), 
fish and sediment from a wetland production 
system that receives wastewater from Phnom 
Penh, Cambodia”, Journal of Environmental 
Science and Health, Part A: 
Toxic/Hazardous Substances and 
Environmental Engineering. 
14. Ihsan Hamawand, Talal Yusaf , Sardasht 
Rafat, Recycling of Waste Engine Oils Using 
a New Washing Agent, Energies 2013, 6, 
1023-1049, ISSN 1996-1073. 
15. IFPRI (2002), Fruits and vegetables in 
Vietnam: Adding value from farmer to 
consumer, Washington, DC: IFPRI. 
16. Makoto Takagi (– Trần Thị Ngọc Lan dịch) 
(2010), Các phương pháp phân tích trong 
hóa học, Nxb Đại học quốc gia TP.HCM. 
14 
17. United States Environmental Protection 
Agency (2000), Guidance for assessing 
chemical contaminant data for use in fish 
advisories, Volume 2: Risk assessment and 
Fish consumption limits, third edition, 
Washington DC. 
18. Umar, K. J.; Hassan, L. G.; Dangoggo, S. M.; 
Ladan, M. J. (2007), “Nutritional 
Composition of Water Spinach (Ipomoea 
aquatica Forsk.) Leaves”, Journal of Applied 
Science, vol. 7, Issue 6, p.803-809. 
19. Yanchun Wang, Min Qiao, Yunxia Liu 
(2011), “Health risk assessment of heavy 
metals in soils and vegetables from 
wastewater irrigated area, Beijing-Tianjin city 
cluster, China”; Research Center for Eco-
Environmental Sciences, Chinese Academy 
of Sciences, Beijing 100085, China. 
Ngày nhận bài: 10/8/2015 Biên tập xong: 15/12/2015 Duyệt đăng: 20/12/2015 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_rui_ro_ham_luong_kim_loai_nang_as_cd_pb_zn_trong_ra.pdf