Đàng Ngoài thế kỷ XVII: Người châu Âu và thái độ của chính quyền Lê - Trịnh

TÓM TẮT

Thế kỷ XVII, người châu Âu bt đầu có mặt ở Vi Nam, cả Đàng Trong và Đàng

Ngoài. Những hoạt động của người châu Âu đã để lại những dấu ấn nhất định ở Đại Vi

t,nhất là ở Đàng Ngoài trong thế kỷ XVII. 1ài viết này đề cập đến những nhìn nhận của

người châu Âu đối với Vi Nam khi họ mới đến, cư trú ở Đàng Ngoài và những ứng xử cụ

thể của chính quyền chúa Trịnh đối với họ.

pdf8 trang | Chuyên mục: Lịch Sử Văn Hóa Việt Nam | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đàng Ngoài thế kỷ XVII: Người châu Âu và thái độ của chính quyền Lê - Trịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 đón tiếp trọng thị của chúa Đàng 
Ngoài (Trịnh Tráng, 1577-1657): “Được tin tàu cập bến, chúa rất hài lòng, vì ngài mong 
muốn thông thương với người Bồ trong nước ngài. Ngài liền ra lệnh cho các tướng lãnh 
khắp nơi đón tiếp nồng hậu” [1; tr.202]. Ở Đàng Trong, thái độ của chính quyền chúa 
Nguyễn (Nguyễn Phúc Nguyên, 1613-1635) đối với người nước ngoài cũng không kém 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
109
phần cởi mở qua ghi chép của C.Borri: “Chúa Đàng Trong không đóng cửa trước một quốc 
gia nào, ngài để cho tự do và mở cửa cho tất cả người ngoại quốc” [2; tr.92]. Người bản 
xứ, theo nhận xét của các học giả phương Tây đương thời là những người cởi mở, dễ hòa 
đồng, trung thực trong quan hệ buôn bán. Jean Baptise Tavernier đã so sánh hiệu quả làm 
ăn với người Trung Hoa và người Đàng Ngoài. Theo ông, buôn bán với người Đàng Ngoài 
dễ chịu và trung thực hơn. Người Trung Hoa thường có những mánh khóe lừa đảo trong 
buôn bán, còn “người Đàng Ngoài thì tròn trặn trong việc buôn bán, cảm giác buôn bán 
với họ (người Đàng Ngoài) thật dễ chịu” [5; tr.40]. Trong bối cảnh đầu thế kỉ XVII, nhìn 
chung ở cả hai khu vực Đàng Ngoài và Đàng Trong của Việt Nam, chính sách đối với 
thương nhân ngoại quốc, đặc biệt là những người mới đến từ châu Âu xa xôi được chính 
quyền thực hiện cởi mở chưa từng có, khác biệt hoàn toàn với chính sách đóng cửa thường 
thấy trong các giai đoạn lịch sử trước đó. Thậm chí, theo W. Dampier, tàu và thủy thủ của 
EIC được chính quyền cho phép trang bị vũ khí để tự vệ ở Đàng Ngoài trong khi thuyền 
của người dân bản địa không được trang bị súng [8; tr.110-111]. 
Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XVII đã tạo ra cơ hội thuận lợi cho hoạt động 
giao thương của người châu Âu. Họ có những điều kiện thuận lợi để dễ dàng xâm nhập 
vào Việt Nam6. 
Tuy nhiên, thực tế chính quyền chúa Trịnh vẫn luôn có thái độ cẩn trọng trong quan 
hệ với người châu Âu. Trong bản tường trình về chuyến đi của một giáo sĩ đến Kẻ Chợ từ
Macao có đề cập không khí rất tế nhị với thái độ vừa hoan nghênh vừa nghi kị của nhà 
nước Lê Trịnh khi họ lưu lại ở Thăng Long trong khoảng gần nửa năm [4; tr.9]. 
Thăng Long thế kỷ XVII (Tranh vẽ của Chúa Trịnh thiết triều (Tranh vẽ 
Samuel Baron7, 1685) của Samuel Baron, 1685)
6 Đầu thế kỉ XVII, chính quyền phong kiến ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều muốn tận dụng mối 
quan h buôn bán với người châu Âu để nhờ họ giúp đỡ về quân sự cng như v khí trong cuộc nội 
chiến. Vì thế, chính quyền cả hai Đàng đều thực hin chính sách cởi mở với người phương Tây khi họ 
mới đến. Xem thêm: Trần Thị Vinh, “Nhà nước Lê - Trịnh đối với nền kinh tế ngoại thương ở thế kỉ XVI-
XVII”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 12/2007, tr. 26
7 Tác giả cuốn sách A Description of the Kingdom of Tonqueen (Miêu tả Vương quốc Đàng Ngoài), viết 
khoảng năm 1685-1686, xuất bản tại London. Samuel aron là con lai của một quan chức công ty Đông 
Ấn Hà Lan, người Hà Lan và 1 phụ nữ Đàng Ngoài. Lớn lên ông cng theo nghip cha, làm vic cho 
công ty Đông Ấn Hà Lan, sau đó là công ty Đông Ấn Anh ở vng Đông Nam Á, về sau ông nhập quốc 
tịch Anh. Ông đã viết cuốn sách này để giới thiu Đàng Ngoài với người Anh. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
110
2.3. Một số quy định hành chính của chính quyền Lê Trịnh đối với ngƣời châu Âu 
Sau thời gian đầu tìm cách thâm nhập Đàng Ngoài, đến giữa thế kỷ XVII, người 
châu Âu đã trở thành một cộng đồng người nước ngoài mới bên cạnh những người châu Á 
đã đến Đại Việt từ trước đó. Cùng với các hoạt động kinh tế - thương mại, họ đã hòa nhập 
các hoạt động khác cùng với xã hội Đại Việt. Chính vì vậy, trong các văn bản quản lý hành 
chính của chính quyền Lê Trịnh ở Đàng Ngoài đã thấy xuất hiện một đối tượng quản lý 
mới là người châu Âu.
Năm 1650, thời kỳ vua Lê Thần Tông (cp: 1619-1643, 1649-1662) và chúa Trịnh 
Tráng (cq: 1623-1657), chính quyền Lê Trịnh đã ban hành Quy định cụ thể về hướng dẫn 
cung cách ứng xử, đi lại đối với người châu Âu ở Đàng Ngoài. Trong Lê Triều chiếu lịnh 
thin chính, những quy định này được ghi lại cụ thể như sau:
“Khi có những tàu của người nước Hoa Lang, Ô Lang8, và Nhật Bản, đến cửa bể
nước ta, thì trong kinh phải sai viên Thể Sá trước đi do thám rõ tình hình, rồi cho bọn họ
được ở những địa phận các làng Thanh Trì và Khuyến Lương, rồi chọn người làm Thủ Bả
để răn bảo họ phải giữ phép. Lại chọn người bản quốc làm Thông Sự (Thông Ngôn), hiểu 
dụ viên trưởng tàu và các phu tàu, để bọn họ giữ gìn lễ phép, để đến Kinh lễ mừng. hi đi 
đường, chước lượng cho một người trưởng tàu được cưỡi ngựa. Mỗi khi đi qua các cửa 
Đin và Phủ đường (Phủ Chúa) cng là đến miếu các Tiên Thánh thì phải xuống ngựa. 
Nếu qua những nơi cung cấm không được xông xáo đi lại. Có kẻ nào trái lịnh thì cho phép 
quan Đề Lĩnh, quan Phủ Doãn tra xét ra thực sự rồi bt tội viên Thông Sự” [8; tr.177]. 
Về việc truyền đạo Thiên Chúa, từ giữa thế kỷ XVII, hoạt động truyền bá đạo Thiên 
Chúa của các giáo sĩ phương Tây bắt đầu bị chính quyền Lê Trịnh cấm. Năm 1650, chính 
quyền đã ban hành cấm hoạt động truyền giáo của người châu Âu như sau: 
“ Còn như người Hoa Lang giảng đạo ở Kinh kỳ có ai theo học, thì cho phép nha 
Tư Lễ tra xét mà cấm ngặt. Ở ngoài Trấn có kẻ tà thuật này, thì cho phép viên chức trông 
coi địa phương, nghiêm cấm và răn bảo. Nếu bọn kia (tức người Hoa Lang truyền giáo) có 
dựng nhà thờ bậy bạ, cho phép Hiến ty được phá bỏ đi” [8; tr.177].
Năm 1663, thời vua Lê Huyền Tông (cp:1662-1671) và chúa Trịnh Tạc (cq:1657-1682),
tiếp tục ban lệnh cấm học đạo Hoa Lang: 
“Trước đây, có người nước Hoa Lang vào ở nước ta, lập ra đạo lạ lừa phỉnh dân 
ngu, đàn ông đàn bà ngu dốt nhiều người tin mộ, chỗ nhà giảng người ở hỗn tạp, trai gái 
không phân bit. Trước đã đuổi người giảng đạo đi rồi, mà sách và nơi giảng hãy còn thói 
t chưa đổi. Đến đây lại nghiêm cấm” [6; tr.1658].
Cũng trong năm này, chính quyền Lê Trịnh đã ban hành lệnh khai rõ tung tích, minh 
bạch những người nước ngoài định cư ở Đàng Ngoài trong đó có người châu Âu. Lê Triều 
chiếu lịnh thin chính ghi lại quy định này như sau: 
“Những người ngoại quốc đi buôn bán ngụ ở nước ta, lẫn với dân ta đã lâu, khinh 
nhờn pháp cấm, cần phải tách bạch ra. Vậy lịnh cho các ty phải sai nhân viên đi khp các 
8 Hà Lan (Holland) và Anh (England)
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
111
huyn trong hạt mình, trách cứ quan huyn lại sai người đi khp các tổng, xã, thôn, trang, 
động, sách, trại, sở, châu và phường trong huyn hạt, bt phải khai sổ minh bạch, hết thẩy 
những người ngoại quốc ngụ ở nước ta bao nhiêu người; trong số đó những người nào lấy 
vợ đẻ con, có người nào tình nguyn quốc tịch ta, là bao nhiêu người cng là khai rõ cả
người nước Hoa Lang bao nhiêu và phải khai đủ tình hình cho minh bạch (thí dụ gia đình, 
vợ con và nghề nghip v.v) làm tờ tâu lên, đợi lịnh chỉ định đoạt thế nào cho tuân hành, 
để tách bạch rõ nhân tình phong tục người nước khác. Nếu có tư tình mà giấu diếm đi, hay 
là khai số mất sự thực, sẽ chiếu phép nước mà trừng trị” [8; tr.126].
Từ những quy định của chính quyền đối với người châu Âu, chúng ta nhận thấy rằng 
ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII, XVIII, trong hoạt động quản lý hành chính đối với người nước 
ngoài, chính quyền Lê Trịnh đã có sự phân loại đối tượng. Người châu Âu đã được chú ý 
đến như là một đối tượng riêng, đặc biệt. Có nhiều lí do để chính quyền phân loại như vậy 
vì người châu Âu khác nhiều về mặt văn hóa so với người châu Á đã có quan hệ giao 
thương với Đại Việt từ trước đó. Trong đó đạo Thiên Chúa là một lí do cơ bản.
3. KẾT LUẬN
Từ sự cởi mở, thân thiện khi mới đến, đến sự ràng buộc của những quy định về cách 
đi lại, cư trú, truyền đạo, rồi cuối cùng là sự cấm đoán, trục xuất các giáo sĩ và buộc phải 
đóng cửa hoạt động của các thương điếm là những gì mà người châu Âu nhận được khi 
đến Đàng Ngoài ở thế kỷ XVII. Lịch sử khởi đầu quan hệ giao thương giữa Đại Việt ở
Đàng Ngoài với người châu Âu không mấy suôn sẻ. Điều đó phản ánh hệ quả của sự hoài 
nghi, đề phòng của chính quyền chúa Trịnh trong bối cảnh phân liệt Đàng Trong - Đàng 
Ngoài của lịch sử Đại Việt. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Alexandre de Rhodes (1994), Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài (Nguyễn Khắc 
Xuyên dịch), Nxb. Ủy Ban đoàn kết tôn giáo, Tp. Hồ Chí Minh.
[2] Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621 (Nguyễn Khắc Xuyên 
dịch), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
[3] Chu Xuân Giao (Chủ biên) (2010), Thăng Long thế kỉ 17 đến thế kỉ 19 qua tư 
liu nước ngoài, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 
[4] Nguyễn Thừa Hỷ (Chủ trì) (2010), Tuyển tập tư liu phương Tây, Nxb. Hà Nội.
[5] Jean Baptise Tavernier (2011), Tập du kí mới và kì thú về vương quốc Đàng 
Ngoài, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
[6] Ngô Sĩ Liên (1973), Đại Vit sử kí toàn thư (1973), Tập 4, Nxb. Khoa học Xã 
hội, Hà Nội.
[7] Hoàng Anh Tuấn (2007), Hải cảng miền Đông c và h thống thương mại Đàng 
Ngoài thế kỷ XVII (Qua tư liu phương Tây), Nghiên cứu Lịch sử, số 1/2007.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018
112
[8] Viện đại học Sài Gòn (1961), Lê Triều chiếu lịnh thin chính, Nxb. Sài Gòn, 
Sài Gòn.
[9] Trần Thị Vinh (2007), Nhà nước Lê Trịnh đối với nền kinh tế ngoại thương thế
kỷ XVI-XVIII, Nghiên cứu Lịch sử, số 12. 
[10] William Dampier (2011), Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688, Nxb. 
Thế giới, Hà Nội.
TONKIN IN THE 17TH CENTURY: THE EUROPEANS AND 
THE ATTITUDE OF LE - TRINH GOVERNMENT
Le Thanh Thuy
ABSTRACT
From the 17th century, the Europeans began to be present in Vietnam, in both 
Cochinchina and Tonkin. Their actions had left certain imprints in Dai Viet, especially in 
Tonkin during the 17th century. This paper will study the European’s; viewpoints about 
Vietnam when they first arrived, their residency in Tonkin and specific behaviors of the 
Trinh government towards them.
Keywords: Tonkin, trade, Trinh Lord, Cachao, Kecho, Europeans.

File đính kèm:

  • pdfdang_ngoai_the_ky_xvii_nguoi_chau_au_va_thai_do_cua_chinh_qu.pdf
Tài liệu liên quan