Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh

Tóm tắt: Xuân Quỳnh (1942- 1988) là một trong những tên tuổi nổi tiếng của nền văn

học Việt Nam hiện đại. Bà không chỉ là nhà thơ nữ trữ tình nổi tiếng mà còn là cây bút

xuất sắc trong những sáng tác viết cho thiếu nhi và viết về thiếu nhi. Truyện viết cho

thiếu nhi của Xuân Quỳnh vừa mộc mạc, giản dị lại vừa sâu sắc, thấm đẫm tinh thần

nhân văn; dư âm của nó còn vang mãi qua các thế hệ và được bạn đọc nhiệt thành

đón nhận.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
mèo, con chuột lông bạc 
phếch cũng sợ, nhưng khi biết tin mẹ phải nằm viện vì đau ruột thừa, Ân lại dám tự mình 
đi qua cả dãy phố dài, tìm vào tận phòng điều trị ở bệnh viện để thăm mẹ. Cách Ân nói 
chuyện với anh trai, cách chú bé hỏi đường bác hàng khóa và cả hành động âu yếm khi mẹ 
chưa tỉnh vì phải tiêm thuốc mê đã chứng minh chú đã thực sự trưởng thành, không còn là 
đứa trẻ rụt rè, nhút nhát như trước kia nữa. Câu chuyện của gia đình Ân phảng phất hình 
ảnh của nhiều gia đình khác, khi tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình đã làm 
nên chất lãng mạn giữa cái chân thực của cuộc sống thường ngày. 
Không chỉ với các tác phẩm về đề tài gia đình hay xã hội, ngay cả trong những 
truyện đồng thoại, Xuân Quỳnh vẫn trung thành với cách viết giản dị, câu văn trong 
sáng, thanh thoát mà gợi từ không gian đến cảm xúc. Trong truyện ngắn Cá chuối con, 
người đọc xúc động trước hình ảnh cá chuối mẹ chịu nhiều đau đớn, thậm chí nguy 
hiểm đến tính mạng để kiếm cho đàn con những bữa ăn no: “Chuối mẹ bơi sát mép 
nước, rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ chuối mẹ đoán chắc là có tổ kiến gần đó. 
Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy. Trời nóng hầm hập. Hơi nước, hơi lá ải 
cùng với mùi tanh trên mình chuối mẹ bốc ra làm cho bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. 
Bọn chúng rủ nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi cá. 
Đầu tiên cá chuối mẹ cảm thấy buồn buồn ở khắp mình, rồi sau đau nhói trên da thịt. 
Biết kiến kéo đến đã đông, chuối mẹ liền lấy đà quẫy mạnh, rồi nhảy tùm xuống nước. 
Bọn kiến không kịp chạy, nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn chuối con ùa lại tranh nhau 
đớp tới tấp. Thế là đàn chuối con được một mẻ no nê” [4, tr.15]. Đoạn văn chỉ toàn 
những câu đơn ngắn với ngôn từ dễ hiểu, giàu hình ảnh rất phù hợp với nhu cầu thưởng 
thức và khả năng nhận biết cho trẻ em. Cá chuối mẹ cũng như biết bao người mẹ trên 
đời, luôn cố gắng dành những gì tốt đẹp nhất cho con, cho dù họ phải vượt qua muôn 
vàn khó khăn thử thách. 
Với khả năng thiên bẩm, Xuân Quỳnh dù sử dụng ngôn ngữ đời thường mộc mạc, 
chân phương nhưng không vì thế mà các trang viết trở nên đơn giản, dân dã mà luôn 
giàu cảm xúc và lấp lánh chất thơ. Nữ thi sĩ đã dùng truyện để dẫn dắt tâm trí và dùng 
cái chất “thơ” ấy để nâng đỡ, làm bay cao bay xa tâm hồn của các em. Ở đoạn cuối tác 
phẩm Ông nội và ông ngoại, cậu bé Minh đã thực sự cảm thấy nhớ và thương ông ngoại 
sau một thời gian được sống cùng ông: “Minh thấy ông giương cái ô đen lên. Ông đứng 
lẫn giữa bao nhiêu người và xe cộ Minh quay sang nhìn mẹ. Mẹ im lặng, nước mắt 
giàn giụa. Minh cũng nghẹn ngào muốn khóc. Thương ông ngoại quá đi mất 
- Mẹ ơi, thế bây giờ ai nuôi ông? 
- Bác con, bác con sắp chuyển công tác vào trong này để nuôi ông ngoại. 
- Bao giờ con lớn con cũng nuôi ông ngoại. Minh nói đến đấy rồi rúc đầu vào lòng 
mẹ khóc thút thít” [4, tr.45]. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 23 
Đoạn đối thoại như dòng tâm trạng cứ thế tuôn trào trong cậu bé 8 tuổi. Dù tuổi còn 
nhỏ nhưng cậu bé đã nhận thức được những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống. Hay 
trong tác phẩm Hạt Đỗ Sót, người đọc thấy được tinh thần đoàn kết, quan tâm, sẽ chia 
lẫn nhau giữa các bạn Đỗ, chị Ong, đàn Kiến khi giúp đỡ cô Đỗ bị bỏ sót lại ở đáy hũ 
trước sự tấn công của mụ Mọt. Các chú Kiến đã thay nhau cõng Đỗ Sót vào một kẽ 
gạch, trời mưa xuống, cô đã mọc mầm và được cô chủ nhỏ đánh ra trồng với đám bạn 
sau vườn nhà. Thấy cô, ai cũng vui mừng khôn xiết và tranh nhau hỏi chuyện: “Cô Đỗ 
Sót, đáng lẽ cô là một niềm vui muộn mằn, một niềm vui cuối cùng còn sót lại, thì bây 
giờ, sắc lá màu hoa của cô lại mở đầu của một niềm vui mới” [4, tr.27]. Quả thực, mọi 
vật trên đời đều có lý do để tồn tại, xứng đáng được ghi nhận và vinh danh. 
Chất lãng mạn thấm đẫm vào từng trang sách, như Lời ru của trăng đưa các bạn 
nhỏ chìm vào giấc ngủ ngon với những giấc mơ ngọt ngào. Có khi, trong truyện còn có 
cả thơ, mà những dòng thơ ấy là do chính nữ thi sĩ sáng tác chứ không phải trích từ bất 
kỳ một tác phẩm của một tác giả nào khác. Lời thơ tả về Cô gió mất tên đã cho thấy 
công việc, vai trò và vị trí không thể thay thế của cô Gió cho dù cô không có dáng hình, 
hình dáng của cô là nằm ở những điều tốt đẹp cô dành cho mọi người: 
“Tên tôi là Gió 
Đi khắp mọi nơi 
Công việc của tôi 
Không bao giờ nghỉ 
Tháng ngày chăm chỉ 
Tôi dài hơn sông 
Suốt đời mênh mông 
Rộng hơn biển cả 
Tên tôi là Gió 
Các bạn nhớ không? 
Tôi không dáng hình 
Tên tôi là Gió” 
2.4. Giọng điệu tâm tình 
Ngoài đời, Xuân Quỳnh được miêu tả: “Là người có tâm hồn tế nhị và nhạy cảm, 
có tình yêu mãnh liệt và sâu sắc, do vậy bà đòi hỏi rất nhiều trong cuộc sống tình cảm, 
luôn đi tìm một thứ tình yêu cao thượng, vĩnh cửu” [5, tr.287]. Chứa đựng trong con 
người ấy là trái tim ấm nóng tình nhân ái, sự nhiệt thành và khát khao được giao hòa 
cảm xúc. Không ồn ào, vội vã hay dồn dập, giọng điệu trong truyện ngắn Xuân Quỳnh 
luôn chậm rãi, thân mật như lời tâm tình thủ thỉ. Nó có cái “chất” của cuộc sống đời 
thường, là cái cách mà người lớn thường hay nói với trẻ con, đó là “nựng nịu, dỗ dành, 
những mong bắt chước kiểu nói của trẻ con để làm trẻ vui” [4, tr.4]. Nữ thi sĩ như vừa 
muốn làm bạn, vừa muốn là người dẫn dắt, bao dung, tin tưởng, thấu hiểu và chia sẻ với 
24 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
các em. Ví như trong truyện ngắn Tặng quà chú hề, cô bé Trang 6 tuổi ngây thơ, đáng 
yêu được mẹ đưa đi xem xiếc; trong đó, Trang thích nhất là tiết mục “Quả bóng kì lạ” 
của chú hề. “Ôi, quả bóng lớn màu hồng rực rỡ, sau một hồi được chú biểu diễn, Trang 
thấy nó càng đẹp biết bao nhiêu, Quả bóng như biết nói, biết giận dỗi, đùa nghịch” [4, 
tr.97]. Nhưng rồi tình huống xảy ra khi quả bóng bị nổ khi chú hề mang xuống tặng cô 
gái ở hàng ghế khán giả. Trang buồn và thương chú hề lắm. Thực ra mẹ cô bé biết rằng 
chú hề không hề buồn và cô gái kia cũng là một diễn viên của rạp xiếc: “Nhưng mẹ đã 
không nói rõ điều đó ra với Trang, mẹ sợ sự thực đơn giản và vui vẻ kia sẽ làm mất đi 
cái cảm xúc tốt đẹp và giàu có của Trang nên mẹ chỉ dựa vào tình cảm của Trang mà cắt 
nghĩa mọi điều cho Trang đỡ buồn” [4, tr.99]. Đoạn hội thoại với lời tâm tình, thủ thỉ 
của hai mẹ con đã cho người đọc thấy được nét hồn nhiên trong sáng và trái tim giàu 
tình yêu thương của cô bé, đồng thời thấy được sự tinh tế, thấu cảm của người mẹ dành 
cho cô con gái. Trong một lần đi chơi công viên, Trang bất chợt gặp lại chú hề. Tuy chú 
không mặc quần áo hề nhưng cô bé vẫn nhận ra. Hai mẹ con vào chào chú hề, và sau 
một hồi băn khoăn, cô bé quyết định xin mẹ cho ra cổng mua một quả bóng bay xanh, to 
và dày dặn gấp ba quả bóng bình thường: 
“- Con muốn biếu chú hề quả bóng để chú đền cho cô hôm nọ. Vì quả bóng chú cho 
cô ấy vỡ mất rồi. 
- Ôi, con tôi thơm thảo quá! Bây giờ chúng ta lại vào công viên tìm chú hề đi 
- Thế là chú lại gặp cháu rồi. Bây giờ cháu đã là bạn cũ của chú. Cháu đi đâu mà lại qua 
đây?... 
- Chả là hôm nọ cháu xem chú biểu diễn tiết mục “Quả bóng kì lạ”, cháu thấy chú 
vỡ mất quả bóng, hôm nay cháu chọn mua quả bóng khác biếu chú để chú đền cho cô 
gái hôm nọ 
- Cảm ơn, cảm ơn, chú cảm ơn cháu lắm Tối nay chú sẽ biểu diễn bằng quả bóng 
của cháu. Quả bóng này dày, tốt lắm, chắc là không vỡ được đâu” [4, tr.101]. 
Chỉ với vài trang truyện ngắn gọn, những mẩu hội thoại cô đọng đan xen cảm xúc 
của các nhân vật, người đọc như cảm thấy lòng mình se lại, tâm hồn và trái tim nồng ấm 
hơn bởi sự chân thành và tình yêu thương giữa con người và con người dành cho nhau. 
Một chú hề với biết bao vở diễn trên sân khấu, và sau mỗi tiết mục, người ta có thể sẽ 
dễ dàng lãng quên chú để tìm đến những điều mới mẻ hơn. Nhưng với hành động nhỏ 
này của cô bé Trang, chú chắc hẳn sẽ cảm thấy xúc động và vui vô cùng. “Đối với chú, 
quả bóng mỏng manh của cô khán giả bé nhỏ này là phần thưởng lớn lao, là ước mơ 
trong cuộc đời biểu diễn của chú” [4, tr.102]. Sự nhẹ nhàng, tình cảm trong từng câu 
chữ và giọng điệu đã khiến tâm hồn mỗi người như lắng lại, để rồi vui một niềm vui rất 
đỗi đời thường, cảm động và trân quý những điều nhỏ nhoi trong cuộc sống này. 
3. KẾT LUẬN 
Vào ngày 6/10/2019 vừa qua, Xuân Quỳnh đã trở thành nữ thi sĩ đầu tiên của Việt 
Nam được Google vinh danh vào đúng dịp kỷ niệm 77 năm ngày sinh của bà. Điều này 
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 25 
đã khẳng định vị thế cũng như tài năng của người nghệ sĩ tài hoa mà bạc mệnh. Cùng 
với những vần thơ đậm chất lãng mạn được viết nên bởi một tâm hồn nhạy cảm và trái 
tim chan chứa tình yêu thương, những trang truyện hồn nhiên, giản dị mà Xuân Quỳnh 
dành tặng cho các em nhỏ chắc hẳn sẽ còn sống mãi trong lòng độc giả, như cái cách mà 
bà đã cống hiến cho cuộc sống muôn màu: “Lá vàng rụng xuống/ Cho đất thêm màu/ Có 
mất đi đâu/ Nhựa trên chồi biếc” (Chồi biếc - 1963). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ngân Hà (tuyển chọn và biên soạn) (2000), Nữ sĩ Xuân Quỳnh – Cuộc đời để lại, Nxb Văn 
hóa - Thông tin, Hà Nội. 
2. Nghiêm Thị Quỳnh Hoa (2016), “Nghệ thuật khắc họa nhân vật trong truyện viết cho thiếu 
nhi của Xuân Quỳnh”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. 
3. Phạm Thị Phương Liên (2012), “Nét đặc sắc trong truyện viết cho thiếu nhi của Xuân 
Quỳnh”, Tạp chí Văn học nghệ thuật, số 335, tháng 5/2012. 
4. Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, Nxb Kim Đồng, 2019. 
5. Nữ sĩ Xuân Quỳnh - Cuộc đời để lại, Nxb Văn hóa - Thông tin, 2001. 
SPECIAL ART FEATURES OF SHORT STORIES 
FOR CHILDREN BY XUAN QUYNH 
Abstract: Xuan Quynh (1942 - 1988) is one of the outstanding name of Vietnamese 
modern literature. She is not only a famous lyricist poet, but also an excellent writer 
who writes about children. Xuan Quynh's children's works are both rustic, simple and 
deep, imbued with the human spirit, making their influence still echoes through the 
generations. It is also well-received by readers. 
Keywords: art, short stories, children, Xuan Quynh. 

File đính kèm:

  • pdfdac_sac_nghe_thuat_truyen_ngan_viet_cho_thieu_nhi_cua_xuan_q.pdf