Đặc điểm cú pháp trong "Chuyện cũ Hà Nội" của Tô Hoài
TÓM TẮT
Tô Hoài là một nhà văn "góp mặt" trên văn đàn Việt Nam từ đầu những năm 40 của thế kỉ XX.
Các sáng tác của ông suốt hành trình hơn nửa thế kỉ có sự nhất quán, có bước phát triển, có tính
sáng tạo so với văn học thời kì trước, đặc biệt là về phương diện cú pháp. Là một nhà văn có cảm
quan hiện thực đời thường nên ông cảm nhận cuộc sống từ sự tồn tại tự thân của nó. Ngôn ngữ văn
Tô Hoài chính là minh chứng của cuộc hành trình hiện đại hoá lối diễn đạt của cú pháp văn xuôi
hiện đại.
ơn hai thành phần không đơn thuần chỉ có 2 thành phần là chủ ngữ và vị ngữ mà nhà văn thường sử dụng trạng ngữ, đề ngữ hoặc nhiều vị ngữ cùng một lúc. Có những truyện câu đơn hai thành phần chiếm quá nửa số câu trong truyện như Ông Ấm có 156 câu thì có tới 95/156 câu đơn, chiếm 60,8% toàn truyện. Ví dụ: - Tên ông ấy // không phải là Ấm. (Ông Ấm) - Chúng tôi // là ba người. (Thịt chó) - Đầu chợ, hàng cháo bột // se khói um. (Bánh chợ) - Cụ xã vị // nho nhã, búi tóc củ hành. (Cúp tóc) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lê Thị Như Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 27 - 31 29 Văn chương Tô Hoài gần gũi với cuộc sống đời thường nên câu đơn hai thành phần được sử dụng để mô tả lại sự vật, hiện tượng, những diễn biến của cuộc sống đang diễn ra dưới con mắt quan sát tinh tế của nhà văn. Có thể khẳng định đây là sự tiến bộ của cú pháp văn xuôi Tô Hoài so với thời kì văn xuôi nửa đầu thế kỉ XX. Nếu như đặc điểm cú pháp của văn xuôi nửa đầu thế kỉ XX có nhiều dấu ấn của lối diễn đạt tự nhiên như trong các văn bản (Nôm và Quốc ngữ) của giáo hội Thiên chúa giáo (viết câu dài, có nhiều liên từ, lối viết biền ngẫu), hay như trong tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách còn có nhiều dấu ấn cũ (nhiều câu dài còn giữ lối viết biền ngẫu, đăng đối) chưa thực sự thuyết phục, thì đến thời điểm nửa cuối thế kỉ XX, cú pháp của các thể văn xuôi đã được cách tân theo hướng hiện đại hoá, trong đó có Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân Đặc trưng nổi bật là lối diễn đạt mệnh đề với ưu thế của các câu đơn và câu ngắn. Nhờ đó câu văn trở nên nhẹ nhàng, hiện đại, có năng lực biểu đạt cao. Mỗi nhà văn khi phản ánh hiện thực đều tìm cho mình một mảng đề tài tâm huyết. Nếu Nam Cao đến với những bi kịch của con người, Thạch Lam đến với những số phận, những cuộc đời buồn tẻ... thì Tô Hoài trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật luôn đến với con người và cuộc sống dung dị, đời thường. Trong 10 truyện khảo sát, chúng tôi thống kê được 164/1098 câu đơn đặc biệt, chiếm 14,9%, trong đó: câu đơn đặc biệt danh từ có 81/1098 câu, chiếm 7,4%, với tần số xuất hiện 10/10 truyện; câu đơn đặc biệt - vị từ, có 83/1098 câu, chiếm 7,5%, với tần số xuất hiện 10/10 truyện. Sử dụng các kiểu câu này Tô Hoài đã khắc họa được những cái đời thường trong cuộc sống với văn phong hết sức mộc mạc, giản dị, gần gũi, tạo nên một giọng điệu riêng trong sáng tác của Tô Hoài. Ví dụ: - Câu đơn đặc biệt – danh từ: + Tơ Tứ Tổng. Tơ Phùng. (Phố hàng Đào) + Dãy đầu này, hàng bánh đúc. (Bánh chợ) + Chả chó Hà Nội. (Thịt chó) - Câu đơn đặc biệt – vị từ: + Trong sân, trên tường cũng có tượng thánh, có thập ác. (Bên đạo) + Chỉ còn đợi chốc nữa lấy tiền. (Phố hàng Đào) + Trên đường phố xép lơ thơ mấy nhà bên đồng trũng. (Con đường quen thuộc) Do muốn giảm bớt sự rườm rà trong câu văn nên Tô Hoài đã sử dụng rất nhiều câu đơn. Nhưng nhiều khi câu đơn trong Chuyện cũ Hà Nội thường được nhà văn mở rộng thành phần câu. Ông rất hay sử dụng: trạng ngữ, đề ngữ, giải ngữ, câu đơn nhiều vị ngữ khiến cho câu văn dài. Ví dụ: - Ngày ra ở hàng Mã, vào chợ Đồng Xuân, u cho ăn cái nem chả. (Bánh chợ) - Các cô đêm hôm khách khứa, ban ngày lại cấy gặt. (Con đường quen thuộc) Khi nói về sự phát triển của cú pháp tiếng Việt nửa đầu thế kỉ XX, nhiều tác giả thường nhấn mạnh vào khía cạnh biến đổi cấu trúc câu. Những câu dài được loại bớt, thay vào đó là những câu ngắn và câu đơn. Tô Hoài là một trong những nhà văn có hướng cách tân mới: Ông sử dụng nhiều câu đơn ngắn gọn, có lối tổ chức tự do về trật tự từ và các thành phần phụ. Những câu đơn được sử dụng để trần thuật, miêu tả về cuộc sống đời thường xung quanh Tô Hoài. Ngoài câu đơn hai thành phần, Tô Hoài cũng sử dụng rất nhiều câu dưới bậc (câu khuyết chủ, câu ẩn chủ, câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời): 202/1098 câu, chiếm 18,4%, trong đó câu khuyết chủ được sử dụng nhiều nhất: 105/1098 câu, chiếm 9,6%, với tần số xuất hiện 9/10 truyện; câu ẩn chủ có 87/1098 câu, chiếm 7,9%, với tần số xuất hiện 10/10 truyện; câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời có 10/1098 câu, chiếm 0,9%, với tần số xuất hiện 2/10 truyện. Ví dụ: - Câu đơn khuyết chủ: + Nghe nói ngày trước cũng có người chết ở đấy. (Bên đạo) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lê Thị Như Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 27 - 31 30 - Câu đơn ẩn chủ: + Tôi khệ nệ bưng đặt lên đầu hè. Rồi đem đến một đôi guốc mộc, để bên cạnh. (Ông Ấm) - Câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời: + Trong nhà. Mợ Hai vẫn mải đo lụa, cẩn thận, thong thả. (Phố hàng Đào) Với một nhà văn luôn đi khai thác những cái "đời thường": chuyện làng, chuyện chợ búa, các thú vui sở thích thì ngôn ngữ văn chương của ông gần với lối nói khẩu ngữ là chuyện dễ hiểu. Vì thế, Tô Hoài đã sử dụng câu khuyết chủ, ẩn chủ để làm ngắn câu văn, gần với văn phong khẩu ngữ, để tránh lặp lại đối tượng được nói xuyên suốt trong tác phẩm. Ví dụ: - Đi giữa ban ngày mà cứ rờn rợn. (Tìm vàng) - Cứ việc lách lỗ đồng xu, bẻ khắc khắc. (Bắt chuột) - Tay đo lụa xong khấu luôn tiền tơ. (Phố hàng Đào) Tô Hoài sử dụng câu khuyết chủ, ẩn chủ khiến cho lời nói của mỗi nhân vật ngắn gọn chỉ vừa đủ lượng thông tin cho câu trước. Nó rất phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm tâm lí, trình độ tư duy của những người dân lao động bình thường. Không chỉ trong Chuyện cũ Hà Nội mà dù viết về đề tài nào thì từng lời văn cũng có xu hướng giảm lược, câu văn thường không đủ các thành phần chính và nó chỉ đứng được trong những văn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, cách thể hiện này của Tô Hoài không những đảm bảo được lượng thông tin mà còn thể hiện được những tầng bậc ý nghĩa khác. Người đọc, người nghe thấy hơi thở của đời sống đi vào văn chương, khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa văn chương với cuộc đời. Ngoài ra, trong Chuyện cũ Hà Nội Tô Hoài còn sử dụng cả câu ghép và câu phức, với số lượng 156/1098 câu, chiếm 15%, trong đó, câu phức là 97 câu, chiếm 8,8%, với tần số xuất hiện 10/10 truyện; câu ghép là 59 câu, chiếm 5,4%, với tần số xuất hiện 10/10 truyện. Ví dụ: - Câu phức: + Trẻ con // hay nghe người lớn nói chuyện ma. (Tìm vàng) + Tôi //đứng nhìn lên cái lồng bẫy của thằng Bách, lâu đến thế nào, tôi mải không biết ông tôi đến đặt tay lên vai tôi. (Bẫy chim, chơi chim) - Câu ghép: + Ông // vừa quét ra đến ngoài sân đất, mà tôi // cũng không để ý. (Bẫy chim, chơi chim) + Chẳng ai // thóc mách mà khắp xóm // đã biết sự tình chị ấy ra sao. (Ông Ấm) Câu phức và câu ghép trong Chuyện cũ Hà Nội được Tô Hoài sử dụng để làm dài câu. Kiểu câu này thường có các thành phần phụ đi kèm như: trạng ngữ, chú thích, tình thái, khiến cho người đọc cảm thấy những câu văn giống như những đoạn văn rườm rà. Vì thế, hai loại câu này không được Tô Hoài sử dụng nhiều. (Xem thêm bảng khảo sát đặc điểm cú pháp trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài) 3. Như vậy trong Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài đã sử dụng rất nhiều kiểu câu như câu đơn hai thành phần, câu đặc biệt (câu đặc biệt - danh từ, câu đặc biệt - vị từ), câu dưới bậc (câu ẩn chủ, câu khuyết chủ, câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời), câu phức, câu ghép, trong đó nhà văn chủ yếu sử dụng câu đơn, câu đặc biệt và câu dưới bậc. Việc sử dụng những kiểu câu này có chi phối nhất định đến độ dài câu (chúng tôi sẽ trình bày ở bài viết sau). Nhưng quan trọng hơn nó góp phần tạo nên đặc điểm ngôn ngữ văn chương của tác phẩm nói riêng và cả phong cách nghệ thuật của Tô Hoài. Đọc Chuyện cũ Hà Nội ta thấy một Tô Hoài nhạy cảm với ngữ cảnh sinh hoạt, phong tục, những tập tục, thói quen của từng vùng quê, từng gia đình, từng con người. Từ những cảnh sinh hoạt đặc thù ấy, Tô Hoài vừa phản ánh sinh động đời sống vật chất và tinh thần của Hà Nội xưa, vừa thể hiện đời sống lịch sử, xã hội hiện tại. Cảm hứng sau cách mạng của nhà văn hoàn toàn nhất quán với cảm hứng trước cách mạng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lê Thị Như Nguyệt và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 91(03): 27 - 31 31 Trên chặng đường hơn 70 năm sáng tạo nghệ thuật của mình, Tô Hoài đã lặng lẽ, bền bỉ, thủy chung để tạo nên bản sắc riêng có. Tô Hoài là một nhà văn vừa tinh tế, vừa sắc sảo, nhưng cũng là nhà văn của con người và cuộc sống bình dị, đời thường. Ngôn ngữ văn chương Tô Hoài mang một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc... càng đi sâu tìm hiểu, ta càng thấy những điều lí thú, hấp dẫn trên từng trang văn của ông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Diệp Quang Ban (1987), Câu đơn tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2]. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, T1, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [3]. Tô Hoài (1986), Chuyện cũ Hà Nội, Nxb Văn học, Hà Nội. [4]. Phong Lê, Vân Thanh (2000), Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. ABSTRACT SYNTACTIC CHARACTERISTICS IN “CHUYEN CU HA NOI” BY TO HOAI Le Thi Nhu Nguyet1*, Pham Kim Thoa2 1Thai Nguyen University Press - TNU 2College of Information Technology and Communication - TNU To Hoai is a writer who has taken part in the Vietnamese literary circles since the beginning of the 1940s of the twentieth century. He was consistent in all his works during the time of over half a century. In comparison with the other pieces of work in the previous period, his literature had gained considerate developments and creation, especially in terms of syntax. Being an author of ordinal real life perception, he feels life from the very existence of it. To Hoai’s literature style is the evidence of the process of modernizing expressions of modern prose syntax Key words: Syntax, sentence, Chuyen cu Ha Noi, short stories, To Hoai, language * Tel: 0973216622, Email: lenguyet.dhtn@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
File đính kèm:
- dac_diem_cu_phap_trong_chuyen_cu_ha_noi_cua_to_hoai.pdf