Cuốn sách "The language of literature" và một số kinh nghiệm cho biên soạn viết sách giáo khoa Ngữ văn mới ở Việt Nam

Tóm tắt. Hiện nay Việt Nam đang tiến hành đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới chương

trình và sách giáo khoa. Kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển là một trong

những nguồn tham khảo hữu ích cho công việc này. The Language of Literature là một

cuốn sách Ngữ văn lớp 10 được dạy ở nhiều bang của Hoa Kì. Bài báo phân tích những ưu

điểm của cuốn sách để có thêm một số kinh nghiệm khi biên soạn SGK mới ở Việt Nam.

pdf14 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Cuốn sách "The language of literature" và một số kinh nghiệm cho biên soạn viết sách giáo khoa Ngữ văn mới ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g thực tại. Qua
đó, HS phát triển kĩ năng truy xuất thông tin từ văn bản, kĩ năng lập luận và kĩ năng tư duy phản
biện. Ở giai đoạn lựa chọn và thử thách, HS sẽ được tìm hiểu thêm thông tin về tác giả bài báo,
được trải nghiệm viết (về công lao của nhân vật chính trong bài báo), được hoạt động và khám phá
(xây dựng một báo cáo truyền hình), được nghiên cứu (về vai trò của thời tiết trong tai nạn máy
bay). Quá trình đọc trải nghiệm giúp HS có cơ hội trở thành bạn đọc sáng tạo. Cũng chính quá
trình này giúp HS hình thành và phát triển năng lực đọc - một trong những năng lưc quan trọng
nhất hiện nay.
Mô hình bài học cũng thể hiện định hướng tích hợp của cuốn sách. Bài học tích hợp các
kiến thức liên ngành về văn bản, về lí luận văn học, về ngôn ngữ, về hội họa, về lịch sử và kiến
thức thực tế cuộc sống. Bài học cũng tích hợp kĩ năng đọc với kĩ năng viết và kĩ năng nói (thảo
luận, trả lời câu hỏi, phỏng vấn...), kĩ năng lập luận, kĩ năng làm sáng tỏ, kĩ năng xây dựng hồ sơ
học tập. . .
Mô hình bài học cũng thể hiên quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS.
Năng lực tư duy phản biện phát triển qua việc trả lời các câu hỏi mở. Các câu hỏi này khuyến khích
116
Cuốn sách The Language of Literature và một số kinh nghiệm cho việc biên soạn...
HS thảo luận, đưa ra và bảo vệ ý kiến của mình với những bằng chứng trích xuất từ cuốn sách và
các nguồn khác. Năng lực tư duy sáng tạo phát triển qua yêu cầu HS viết sáng tạo, xây dựng báo
cáo truyền hình và nghiên cứu khoa học về một trong những vấn đề do bài báo đặt ra. Như vậy, HS
học về văn bản báo chí không phải chỉ để hiểu về văn bản báo chí mà phải viết được bài báo. HS
học về một hiện tượng cụ thể nhưng có thể tìm ra quy luật của những vấn đề liên quan trong cuộc
sống. Qua đó, HS được rèn luyện để có tư duy khoa học và hình thành năng lực nghiên cứu. Năng
lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp hình thành và phát triển khi HS thảo luận, phỏng vấn, làm việc
nhóm. . . Năng lưc giải quyết vấn đề, năng lực tự học hình thành khi HS làm dự án báo cáo truyền
hình, nghiên cứu khoa học. . .
Mô hình bài đọc cũng cài đặt các chiến lược đọc như đọc tích cực, tóm tắt, ghi chú, đặt câu
hỏi, làm sáng tỏ, kết nối, đánh giá. . . Qua các chiến lược này, HS hình thành kiến thức về phương
pháp -t kiến thức rất quan trọng với mỗi người trong thời đại hiện nay.
Khi được học bài báo này, HS được tiếp cận với một bài luận mẫu mực. Tính mẫu mực của
bài báo được thể hiện ở những phương diện sau:
Thứ nhất là việc lựa chọn vấn đề đưa vào bài đọc mang tính nhân loại phổ quát. Vấn đề tai
họa là vấn đề ai cũng phải đối mặt, và đối mặt bất cứ lúc nào, nhất là trong thời đại ngày nay. Vì
vậy, cách ứng xử và giải quyết vấn đề trong tình huống gặp các tai họa là điều cần trang bị cho tất
cả mọi người, trong đó có HS.
Thứ hai là sự sáng tạo trong cách tiếp cận vấn đề của nhà báo. Trong khi các nhà báo khác
phản ánh về hậu quả thảm khốc của tai họa thì tác giả của bài báo này lại phản ánh sự việc từ một
góc nhìn khác. Đó là cách môt người đàn ông ứng xử trong những giây phút khủng khiếp khi con
người đứng giữa sự sống và cái chết. Hành động năm lần nhường cơ hội sống cho người khác để
cuối cùng nhận cái chết về mình của người đàn ông này đã thắp lên ngọn lửa lạc quan. Đó là ngọn
lửa được thắp lên từ tinh thần nhân văn của con người, từ việc tác giả cho ta nhìn rõ bản chất người
của chính chúng ta. Cách tiếp cận này gián tiếp dạy cho HS một bài học về sự sáng tạo: muốn tạo
được ấn tượng thì phải độc sáng, phải tìm ra con đường riêng của mình.
Thứ ba là việc nắm bắt tình huống. Trong bài báo, tác giả đã chớp được một tình huống
giúp con người phát lộ nhân tính ở chiều sâu nhất, chói sáng nhất. Đó là tình huống phải lựa chọn
giữa cái sống và cái chết trong một tai họa thảm khốc với thời gian ngắn ngủi.
Thứ tư là cách giải quyết vấn đề trong bài báo. Cách giải quyết này thể hiện rõ quan điểm
của tác giả về “tự nhiên” và “tự nhiên của con người”. Bản năng tự nhiên của con người là muốn
sống. Khi đứng trước cái chết, bản năng đó bộc lộ rất rõ. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả mà cái
tự nhiên cao nhất của con người là tinh thần nhân văn cao cả. Con người nhỏ bé, hữu hạn trước tự
nhiên, nhưng tinh thần nhân văn giúp con người vượt qua cái hữu hạn đó. Con người không thể
làm ra sự sống nhưng có thể trao sự sống cho người khác. Nói cách khác, có thể giết chết con người
nhưng không thể tiêu diệt được tinh thần nhân văn cao đẹp và sự bất khuất của họ. Chính điều đó
khiến mỗi người đều có thể trở thành một anh hùng.
Thứ năm là cách hành văn của nhà báo. Kể một câu chuyện, tác giả đồng thời đưa ra cái
nhìn phân tích. Dung lượng kể ít hơn phân tích và bình luận. Giọng điệu của tác giả ở bài báo là
giọng điệu ngợi ca: ngợi ca sức mạnh tự nhiên tiềm ẩn của mỗi cá nhân. Trong những hoàn cảnh
cần thiết, sức mạnh đó sẽ phát lộ và biến mỗi con người (dù là bình thường nhất) trở thành một
anh hùng.
117
Phan Thị Hồng Xuân
2.2.6. Kinh nghiệm nhìn từ ngân hàng dữ liệu
Cuốn sách có ngân hàng dữ liệu như sau:
Từ cần biết
Bảng phát âm
Thuật ngữ văn học
Sổ tay kĩ năng viết
Tiến trình viết
Xây dựng các phần của bài viết
Viết miêu tả
Viết kể chuyện
Viết giải thích
Viết thuyết minh, thuyết phục
Viết báo cáo
Viết thương mại
Sổ tay kĩ năng giao tiếp
Đặt câu hỏi và nghiên cứu
Kĩ năng và chiến lược học tập
Tư duy phản biện
Nói và nghe
Xem và hình dung
Sổ tay ngữ pháp
Biểu đồ các từ loại
Danh từ
Đại từ
Từ bổ nghĩa
Giới từ, liên từ, thán từ
Câu và thành phần câu
Ngữ
Ngữ động từ
Mệnh đề
Cấu trúc câu
Viết câu hoàn chỉnh
Đồng thuận Chủ ngữ và Động từ
Dấu câu
Viết hoa
Quy tắc nhỏ tạo nên khác biệt lớn
Thuật ngữ ngữ pháp
Chỉ số nghệ thuật
Chỉ số kĩ năng
Chỉ số tiêu đề và tác giả
Lời cảm ơn
Bản quyền nghệ thuật
(Nguồn: [12, tr xxiv])
Ngân hàng dữ liệu là nguồn tư liệu lớn giúp người đọc mở rộng kiến thức, kĩ năng chứ
không bó hẹp trong sáu bài học của cuốn sách. Ngân hàng này giúp cho cuốn sách trở thành cuốn
sách mở, tạo cơ hội cho HS bình đẳng về cơ hội học tập. Các mạch kiến thức, kĩ năng trong ngân
hàng dữ liệu phong phú giúp HS sau khi học có thể hình thành rất nhiều năng lực cần thiết, phù
hợp với lứa tuổi như năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học, năng
lực giải quyết vấn đề. Phần ngân hàng dữ liệu còn có các chỉ số nghệ thuật, chỉ số các thuật ngữ,
chỉ số tiêu đề và tác giả. Đây là một cổng thông tin giúp người dùng có thể tiếp cận các vấn đề
trong cuốn sách một cách dễ dàng và thấy rõ sự minh bạch của các thông tin này.
Có thể nói, cuốn sách The Language of Literature thể hiện rõ tính chuyên nghiệp từ khâu tổ
chức nhân sự, xây dựng kết cấu, soạn thảo nội dung đến khâu in ấn của NXB. Được học một cuốn
sách như vậy, HS sẽ hình thành và phát triển những năng lực cần thiết của lứa tuổi. Đồng thời cuốn
sách cũng đòi hỏi đội ngũ GV phải luôn luôn trau dồi và nâng cao năng lực khi dạy học. Đó là tác
dụng kép của cuốn sách cũng là cũng là mục đích của Ban soạn thảo.
3. Kết luận
Mặc dù Việt Nam và Hoa Kì khác nhau về điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. . .
nhưng vì Hoa Kì là một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất thế giới hiện nay nên
chúng tôi phân tích những ưu điểm của cuốn The Language of Literature - một trong những cuốn
SGK được coi là nổi tiếng, được nhiều trường ở các tiểu bang của Hoa Kì tin dùng với mong muốn
làm một kênh tham chiếu khi biên soạn SGK mới cho Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể
ở Việt Nam hiện nay.
118
Cuốn sách The Language of Literature và một số kinh nghiệm cho việc biên soạn...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cho Jae Hyun, Bùi Mạnh Hùng, 2008. Sách giáo khoa Ngữ văn của Hàn Quốc và kinh nghiệm
đối với Việt Nam. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, Số 12, tr. 21-27.
[2] Nguyễn Minh Thuyết, 2012. Sách giáo khoa phổ thông nước ngoài và một kinh nghiệm cho
Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 80, tr. 4-6.
[3] Nguyễn Minh Thuyết, 2012. Sách giáo khoa phổ thông nước ngoài và một kinh nghiệm cho
Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 81, tr. 4-6.
[4] Trần Lê Hoa Tranh, 2009. Giới thiệu một số cuốn sách giáo khoa Ngữ văn của Mỹ. 
khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
[5] Đỗ Ngọc Thống, 2013. Mô hình sách giáo khoa nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình
giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015. Đề tài Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Mã số:
V2012-03NV.
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017. Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể. Nxb Giáo dục Việt
Nam.
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở
trường phổ thông Việt Nam. Nxb Đại học Sư phạm.
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Ngữ văn 10. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[9] Đỗ Ngọc Thống, 2011. Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông Việt Nam. Nxb
Giáo dục Việt Nam.
[10] Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đổi mới nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn
trong nhà trường Sư phạm, Kỉ yếu hội thảo khoa học toàn quốc, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[11] Phạm Thị Thu Hương (chủ biên), 2017. Giáo trình thực hành dạy học Ngữ văn ở trường phổ
thông. Nxb Đại học Sư phạm.
[12] The Language of Literature, 2000. McDougal Littell A Houghton Mifflin Company.
[13] The Language of Literature Teacher’s Edition, 2000. McDougal Littell A Houghton Mifflin
Company.
[14] Literature: The Readers’ Choice. Publisher Glencoe McGraw Hill.
ABSTRACT
The language of literature and some experiences
in writing new high school literacy textbooks in Vietnam
Phan Thi Hong Xuan
Faculty of Philology, Hanoi National University of Education
Vietnam is currently undertaking educational reforms, including renovation of curricula
and textbooks. Experiences of developed countries is one of the useful reference sources for this
work. The Language of Literature is a grade 10 literacy textbook taught in many states of the
United States. This article analyzes the book’s advantages to gain some experiences in compiling
new textbooks in Vietnam.
Keywords: Textbook, experience, capacity.
119

File đính kèm:

  • pdfcuon_sach_the_language_of_literature_va_mot_so_kinh_nghiem_c.pdf