Công tác xóa đói giảm nghèo ở Bình Dương nhìn từ góc độ tài chính vi mô
Tóm tắt
Nghèo đói là một vấn đề xã hội mà hầu hết các quốc gia đang ngày càng phải đối mặt.
Đẩy lùi căn bệnh đói nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng trong chính sách phát
triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia. Tài chính vi mô được xem là công cụ đắc lực
giảm đói nghèo. Thành công của hoạt động tài chính vi mô bắt nguồn từ mô hình ngân hàng
Gramen tại Bangladesh đã được nhân rộng và phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Bài
viết này nhằm khái quát công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Dương dưới góc độ hoạt
động của tài chính vi mô. Bài viết cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường và phát huy
hoạt động này trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới
, CLB đồng cảm, tổ/nhóm “Vận động người thân trong gia đình không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội. Một trong những phong trào được các cấp Hội duy trì và ngày càng phát huy hiệu quả là chương trình “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”. Đặc biệt mô hình tổ tiết kiệm tín dụng và xoay vòng vốn, chị em giúp nhau không tính lãi phát huy hiệu quả, với dòng vốn ban đầu chị em phụ nữ giúp nhau tiếp cận đồng vốn, cải thiện và trang trải cuộc sống gia đình, tạo lập hoạt động kinh doanh buôn bán nhỏ. Tuy đồng vốn vay không đáng kể nhưng đã góp phần đẩy lùi việc cho vay nóng, vay nặng lãi, phường hụi tại các địa phương, nhất là đối với chị em phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn tập trung làm ăn, cải thiện cuộc sống gia đình. Mô hình này cần được nhân rộng và phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong các chi hội tại các địa phương. Biểu đồ 1. Tình hình dư nợ của hệ thống QTDND Bảng 4. Tổng hợp tình hình cho vay vốn của HLHPN tỉnh 2010-2015 (ĐVT: triệu đồng) Chƣơng trình hoạt động 2010 2011 2012 2013 2014 6/2015 Giúp nhau không tính lãi Số chị được vay 15,241 18,358 20,031 11,599 18,102 8,509 Số tiền 26,078 21,189 19,450 15,250 15,565 9,301 Vay tín chấp Số hộ 7,132 5,015 6,078 6,162 13,815 3,623 Dư nợ 322,500 50,766 66,929 72,237 118,565 59,729 Nguyễn Hồng Thu Công tác xóa đói giảm nghèo ở Bình Dương 124 Phụ nữ nghèo Số phụ nữ vay 2,905 2,678 2,778 2,901 2,648 1,117 Dư nợ cho vay 2,540,950 4,044 4,625.10 5,202 5,200 2,927 Vốn phi chính phủ Số chị vay vốn 455 758 632 681 395 803 Số tiền 957,500 1,360 1,402 1,409 1,540 5,855 Hoạt động tài chính vi mô tại Quỹ hỗ trợ nông dân (2015): Với mục đích hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo; nâng cao quy mô sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn, tạo việc làm, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để tạo sản phẩn hàng hóa dịch vụ đạt chất lượng cao. Hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân (QHTND) với nguồn vốn được hình thành từ công tác vận động cá nhân và các tổ chức, đơn vị trong và ngoài địa phương tự nguyện, ủng hộ hoặc cho mượn không tính lãi. Hằng năm, số hộ được vay vốn tăng lên đáng kể và tình hình dư nợ của Quỹ chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Bảng 5. Hoạt động vay vốn tại QHTND tỉnh Bình Dương (ĐVT: triệu đồng) Nguồn vốn cho vay Dƣ nợ năm 2012 Dƣ nợ năm 2013 Dƣ nợ năm 2014 Số hộ vay Số tiền Số hộ vay Số tiền Số hộ vay Số tiền NVTWH 232 4,800,000 263 5,345,000 267 7,600,000 NVtỉnh 934 10,670,000 1,306 25,160,000 2,181 51,040,000 NVhuyện 129 1,489,500 134 1,709,400 144 2,029,900 NV xã 1,504 5,032,472 1,426 5,926,102 1,332 7,039,285 Cộng 2,799 21,991,972 3,129 38,140,502 3,924 67,709,185 Hoạt động tài chính vi mô tại Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP): Tại Bình Dương Quỹ CEP có hai văn phòng hoạt động đóng tại địa bàn Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một. Tính đến tháng 9/2015 với tổng số 15.211 thành viên tham gia vay vốn, số thành viên tham gia tiết kiệm 11.938 thành viên. Tổng dư nợ đến ngày 30/9/2015 hơn 136 tỷ đồng và dư nợ tiết kiệm hơn 40 tỷ đồng. Lãi suất cho vay phù hợp với tình hình kinh tế xã hội: đối với cán bộ viên chức trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có giới thiệu của Công đoàn cơ sở sẽ được cho vay với thời hạn 36 tháng lãi suất 0.7%/tháng. Đối với người lao động cho vay theo nhóm cụm có sự xác định của Ban điều hành khu phố cho vay với thời hạn 36 tháng và lãi suất cho vay 0.9%/tháng. Đối với khoản tiết kiệm bắt buộc 1% trên mức vay nhằm khuyến khích người lao động tham gia tiết kiệm đến khi hết thời hạn vay sẽ được rút khoản tiết kiệm trên hoặc có thể được rút 50% trên khoản tiết kiệm được khi gia đình có khoản cần khẩn cấp. Lãi tiết kiệm được hưởng với mức lãi suất 0.25%/tháng/khoản tiết kiệm được. Hoạt động của Quỹ CEP mang lại hiệu quả cho công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động và tạo dựng kinh tế cho các hộ gia đình công nhân, người lao động có thu nhập thấp tại địa phương. Tuy nhiên cho đến nay, hoạt động này vẫn chưa được cấp phép chuyển đổi hình Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 2(33)-2017 125 thức hoạt động tài chính vi mô chính thức tại Bình Dương và đang trong giai đoạn hoàn tất hồ sơ xin cấp phép chuyển đổi. Bảng 6. Tình hình hoạt động của Quỹ CEP tại Bình Dương (ĐVT: đồng) Chỉ tiêu CN Thuận An CN Thủ Dầu Một Tổng Số thành viên đang vay 8,655 6,556 15,211 Số thành viên thực hiện tiết kiệm 6,982 4,956 11,938 Tổng dư nợ cho vay 72,994,514,604 63,406,120,340 136,400,634,944 Tổng dư nợ tiết kiệm 26,516,398,569 13,982,969,105 40,499,367,674 Qua các hoạt động tài chính vi mô của các tổ chức tài chính trên địa bàn tỉnh đã cho thấy có sự đóng góp tích cực của tài chính vi mô với công tác giảm nghèo. Theo số liệu tổng hợp của Sở Lao động và Thương binh Xã hội tỉnh (2015), nhìn chung hộ nghèo đến nay đã giảm đáng kể, thể hiện thành tựu và các chính sách quyết liệt của địa phương đối với công tác xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng cao mức sống và phát triển kinh tế cho người lao động và các hộ chính sách nghèo trên địa bàn tỉnh (bảng 6). Bảng 7. Thống kê số liệu hộ nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2014-2015 Địa bàn Hộ đầu năm 2015 Cuối năm 2015 Số hộ thoát nghèo năm 2015 Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) TP Thủ Dầu Một 759 1,13 471 0,7 288 Thị xã Thuận An 835 2,09 371 0,85 464 Thị xã Dĩ An 180 0,41 135 0,30 45 Thị xã Tân Uyên 102 0,44 Bắc Tân Uyên 73 0,58 11 0,09 62 Huyện Phú Giáo 367 1,68 198 0,91 169 Thị xã Bến Cát 230 0,90 181 0,73 49 Huyện Bàu Bàng 197 1,24 121 0,8 76 Huyện Dầu Tiếng 454 1,47 280 0,9 174 Cộng 3.197 1,12 1.768 1.327 4. Một số khuyến nghị về chính sách Tài chính vi mô hỗ trợ đắc lực trong chiến lược giảm nghèo, là một giải pháp hữu hiệu đầy lùi căn bệnh đói nghèo và rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Để thực hiện tốt các hoạt động tài chính vi mô, hướng đến thực hiện chính sách giảm nghèo có hiệu quả và bền vững cần thiết tập trung một số vấn đề sau: - Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tài chính vi mô trong các tổ chức tài chính, các Hội đoàn thể tại địa phương. Cung cấp nhiều các dịch vụ phù hợp với người lao động nghèo, hộ gia đình nghèo. Tạo điều kiện cho hộ gia đình có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ của tài chính vi mô, giúp họ có nguồn vốn để mở rộng kinh doanh sản xuất, góp phần cải thiện mức sống cho gia đình. - Giám sát công tác vay vốn, khuyến khích hộ gia đình thực hiện nguồn vốn vay có hiệu quả. Giám sát công tác thu hồi nợ vay và cần thiết cần có một định chế cho hoạt động thu nguồn vốn vay tại các tổ tiết kiệm và vay vốn. - Đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn từ các thành viên trong nhóm vay, các tổ chức, hội đoàn thể nhằm tạo nguồn vốn linh hoạt và dồi dào, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng Nguyễn Hồng Thu Công tác xóa đói giảm nghèo ở Bình Dương 126 khách hàng khác nhau. Cần thực hiện linh hoạt các khoản vay, các hình thức trả nợ và mở rộng các danh mục cho vay của các đối tượng khách hàng có nhu cầu. - Chính quyền địa phương cần quan tâm tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động tài chính vi mô phát triển, hỗ trợ nguồn vốn ban đầu cho các đơn vị hoạt động; tạo cơ chế hành lang pháp lý phù hợp để các hoạt động tài chính vi mô có hiệu quả và an toàn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] CGAP (2006), Performance and Transparency: A Survey of Microfinance Institutions is south asia, Microfinance Information Exchange, Inc, The World Bank, Washington DC. [2] Dadson Awunyo – Vitor và ctg (2012), Women Participation in Microcredit and its Impact on income: Astudy of small – scale businesses in the central Region og Ghana, American Journal of Experimantal Agriculture 2 (3): 502 – 515, 2012. [3] Khandker, Shahidur R, (1998), Fighting Poverty with Microcerdit – Experience in Bangladesh, World Bank, Washington, D.C.: Oxford University Press. [4] Mavhungu Abel Mafukata, Grace Kancheya, Willie Dhlandhara (2014), Factors Influencing Poverty Alleviation amongst Microfinance Adopting Households in Zambia, International Journal of Reseach in Business and Social Science, Vol.3 No 2, 2014. [5] Mohanan Sankaran (2005), Micro credit in India: an overview, World Review of Entrerpreneurship, Management and Sust. Development, Vol.1, No. 1, 2005. [6] Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2014), Niêm giám thống kê năm 2014. [7] Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương (2015), Báo cáo tình hình hoạt động năm 2014-2015. [8] Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Bình Dương (2015), Tổng kết tình hình hoạt động từ năm 2011-2015 và phương hướng hoạt động năm 2016 -2020. [9] UBND tỉnh Bình Dương (2010), Quyết định số 49/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 về việc ban hành quy định chuẩn nghèo của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015. [10] UBND tỉnh Bình Dương (2012), Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày 17/10/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy định về những giải pháp chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp và dịch vụ. [11] UBND tỉnh Bình Dương (2013), Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND về việc quy định chuẩn hộ nghèo, hộ nghèo và bảo lưu đối với hộ thoát nghèo của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2014-2015. [12] Quỹ Hỗ trợ Nông dân tỉnh Bình Dương (2014), Báo cáo tình hình hoạt động năm 2014 và phương hướng hoạt động năm 2015. [13] Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ban hành ngày 19/11/2015 của Thủ tướng chính phủ quy định Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 [14] Võ Thị Hoàng Nhi và Nguyễn Trung Thành (2015), Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo nguồn của các tổ chức hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam, Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 14(431), tháng 7/2015.
File đính kèm:
- cong_tac_xoa_doi_giam_ngheo_o_binh_duong_nhin_tu_goc_do_tai.pdf