Chính sách huy động và quản lý các nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương
khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nhấn mạnh mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở
nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 20201. Trong đó, 11 nội dung của Chương trình xây
dựng nông thôn mới đã được đưa ra thực hiện với mục tiêu kết quả được xác định thông qua bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới2. Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí thể hiện trên tất
cả các mặt kinh tế - xã hội và đời sống nông thôn. Năm 2013, bộ tiêu chí này đã được rà soát và điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế thực hiện3 Chương trình nông thôn mới. Điều này cho thấy đây là
một Chương trình khung toàn diện nhất để cộng đồng chung sức xây dựng một nông thôn mới hiện đại.
Trải qua gần 5 năm thực hiện, Chương trình nông thôn mới đã đạt được nhiều điểm tích cực, cụ thể:
nh phí đầu tư Chương trình, NSNN chỉ hỗ trợ khoảng 50 - 60% so với cách làm thông thường, phần còn lại do dân đóng góp. Nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân hưởng thụ đã được hiện thực hóa trên cơ sở có sự tham vấn, lấy ý kiến của người dân và qua sự giám sát của Ban giám sát cộng đồng. Thứ năm, sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng các công trình đầu tư ở các xã cũng góp phần nâng cao trình độ quản lý dự án đầu tư của người dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân cư. 2.2. Những hạn chế 9 Phân bổ nguồn lực vẫn theo kế hoạch hàng năm nên còn bị động, thiếu chủ động về nguồn của các địa phương trong xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình nông thôn mới. Nguồn lực phân bổ cho việc thực hiện một số nội dung về đầu tư ở địa phương chưa được đảm bảo do suất đầu tư cao. Còn có sự trùng lặp trong chính sách đầu tư xây dựng nông thôn mới, làm cho nguồn lực đầu tư công cho nông thôn bị phân tán. Ví dụ: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có nội dung xây dựng trụ sở xã và Chương trình mục tiêu hỗ trợ đầu tư xây dựng các trụ sở UBND cấp xã; Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế các nội dung này đều có trong Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới. Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu được tiến hành ở địa phương 17 . Mỗi chương trình lại có một cơ chế tài chính riêng gây khó khăn trong quá trình lồng ghép vốn cũng như thực hiện ở địa phương. Một số địa phương chưa chú trọng công tác kiểm tra, giám sát nên ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng và hiệu quả của Chương trình. 2.3. Nguyên nhân Một số chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến công tác đầu tư xây dựng có sự thay đổi hàng năm, đồng thời trong quá trình thực hiện có những thay đổi về giá vật tư, nguyên liệu đã ảnh hưởng tới quản lý và sử dụng các nguồn lực cho Chương trình nông thôn mới cũng như ảnh hưởng tới chất lượng và tiến độ các công trình. Quy định về thẩm định của cơ quan trung ương đối với nguồn vốn NSTW hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương có điểm tích cực là nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn đúng đối tượng nhưng lại gây khó khăn cho địa phương trên khía cạnh thủ tục cũng như tính chủ động trong quá trình phân bổ, triển khai thực hiện lồng ghép các nguồn vốn cho Chương trình nông thôn mới. Nguồn vốn NSTW bổ sung cho các địa phương hàng năm chậm và hạn chế trong khi nhu cầu chi trên địa bàn các địa phương lớn, khả năng huy động nguồn lực ở nhiều địa phương đạt thấp gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới. 3. Khuyến nghị chính sách 3.1. Giải pháp về huy động nguồn lực (i) Tăng cường các nguồn thu cho NSNN. Rà soát, hoàn thiện các chính sách thuế, phí, lệ phí theo lộ trình, đồng thời nghiên cứu, bổ sung thêm các chính sách thuế mới để điều chỉnh các hoạt động kinh tế mới phát sinh như thuế đối với dịch vụ tài chính hay thuế đối với hoạt động kinh doanh qua 17 Các chương trình mục tiêu quốc gia có xu hướng tăng trong giai đoạn 2006 - 2012 (năm 2006: Có 07 chương trình mục tiêu quốc gia; năm 2007 có 10 chương trình mục tiêu quốc gia; năm 2008 có 10 chương trình mục tiêu quốc gia; năm 2009 có 11 chương trình mục tiêu quốc gia; năm 2010 có 12 chương trình mục tiêu quốc gia; năm 2011 có 15 chương trình mục tiêu quốc gia và ổn định từ 2012 - 2015 (có 16 chương trình mục tiêu quốc gia). Giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 60/QĐ-TTg có 28 chương trình mục tiêu. 10 mạng... nhằm tăng thu cho NSNN, trong đó nghiên cứu xây dựng Luật Thuế BĐS theo định hướng đã xác định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai, trong đó bổ sung việc đánh thuế đối với nhà. Nghiên cứu rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách động viên tài chính từ đất đai, đảm bảo thống nhất, phù hợp với nội dung của Luật Đất đai 2013, góp phần hình thành thị trường BĐS có tổ chức, quản lý hiệu quả; đồng thời mở rộng việc giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá trên cơ sở rà soát, xác định quỹ đất, tạo quỹ đất sạch để thực hiện đấu giá; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước; thực hiện bán, chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích sử dụng đối với số nhà, đất dôi dư phù hợp với quy hoạch sử dụng đất để tạo nguồn tài chính đầu tư HTCS. Thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thuế, hải quan. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế, xử lý và thu hồi nợ đọng thuế. (ii) Thực hiện quản lý ngân sách theo trung hạn. Theo đó, thực hiện xây dựng kế hoạch ngân sách từ 3 - 5 năm trên cơ sở dự báo các yếu tố vĩ mô, các chính sách thu, chi NSNN để dự báo thu, chi NSNN trung hạn 3 - 5 năm và hàng năm làm cơ sở cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và Chương trình nông thôn mới nói riêng. Theo đó, rà soát và cơ cấu lại các nhiệm vụ chi nhằm tạo nguồn lực cho Chương trình nông thôn mới. (iii) Tăng cường nguồn thu cho NSĐP thông qua việc xác định lại nguồn thu phân cấp cho các địa phương trên cơ sở Luật NSNN sửa đổi. Đồng thời, tăng cường nguồn thu cho NSĐP từ đất thông qua rà soát xác định quỹ đất, tạo quỹ đất sạch để thực hiện đấu giá; tăng cường công tác đấu giá quyền sử dụng đất và thu hẹp đối tượng giao đất; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (iv) Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua: (i) Đơn giản hóa thủ tục hành chính về cho vay, nghiên cứu điều chỉnh linh hoạt đối tượng, phạm vi và điều kiện cho vay, tạo thuận lợi cho người dân trong vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp; (ii) Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và phát triển bảo hiểm nông nghiệp; (v) Mở rộng các hình thức hợp tác công tư trong phát triển sản xuất và xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, tăng nguồn vốn tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi để người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, dễ tiếp cận vốn tín dụng. (vi) Tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới nhằm vận động các tổ chức quốc tế hỗ trợ về vốn, cho vay ưu đãi, hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho Chương trình nông thôn mới. (vii) Ngân sách trung ương cần đảm bảo nguồn lực cho Chương trình nông thôn mới theo cam kết cũng như đảm bảo nguồn vốn được cấp đúng thời gian, tiến độ thực hiện Chương trình nông thôn 11 mới, đồng thời đẩy nhanh việc thực hiện giải ngân nguồn vốn TPCP thực hiện Chương trình nông thôn mới. (viii) Cải thiện môi trường đầu tư ở nông thôn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân đầu tư vào khu vực nông thôn. Ngoài ra, đối với các công trình đầu tư xây dựng xong có khả năng xã hội hóa cần cho phép xã hội hóa nhằm tạo nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, cần quan tâm tới vai trò của các tổ chức đoàn thể trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Quan tâm thu hút sự hỗ trợ nguồn lực từ bên ngoài thông qua việc xây dựng công khai, kế hoạch về các dự án cụ thể theo từng năm để huy động nguồn lực cho xây dựng Chương trình nông thôn mới. 3.2. Giải pháp về quản lý và sử dụng nguồn lực Cần xác định thứ tự ưu tiên thực hiện các nội dung của Chương trình nông thôn mới làm căn cứ cho việc phân bổ nguồn lực Chương trình nông thôn mới hiệu quả. Cần sớm ban hành hướng dẫn về cơ chế lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Trong trường hợp không xây dựng được cơ chế lồng ghép các nguồn vốn cần cơ cấu lại các nguồn vốn, các chương trình, dự án và thực hiện đầu tư theo kế hoạch trung hạn. Từ đó thực hiện phân bổ các nguồn lực cho Chương trình theo kế hoạch trung hạn trên cơ sở xác định thứ tự ưu tiên các nội dung đầu tư nhằm sử dụng nguồn lực cho chương trình hiệu quả. Nghiên cứu cho phép hạch toán phần đóng góp của tổ chức, cá nhân cho chương trình vào công trình, dự án nhằm xác định giá trị tài sản và phần đóng góp của các tổ chức, cá nhân vào Chương trình nông thôn mới. Đồng thời, có cơ chế khen thưởng đối với các công trình, dự án quản lý đầu tư có hiệu quả. Thực hiện phân cấp trách nhiệm rõ ràng trong quản lý vốn đầu tư thực hiện Chương trình nông thôn mới. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư của Chương trình nông thôn mới. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người dân nông thôn, gắn với nhu cầu thiết thực của người dân. Từ đó nâng cao khả năng kinh tế của người dân nông thôn nhằm tăng mức đóng góp trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 15/7/2014 về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Công văn số 1447/TTg-KTN ngày 13/8/2014 về huy động vốn góp của dân để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đảm bảo việc huy động, quản lý và sử dụng vốn thực hiện Chương trình linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với từng địa phương. 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hoàng Hà (2014), Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến 2020. 2. Đề cương Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. 3. Báo cáo tình hình huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương. 4. Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 5. Hội thảo: Huy động và gắn kết các nguồn lực xây dựng nông thôn mới, Quảng Ngãi, tháng 12/2013. 6. Hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu, Huy động và quản lý nguồn lực tài chính xây dựng nông thôn mới, Hưng Yên, tháng 12/2014.
File đính kèm:
- chinh_sach_huy_dong_va_quan_ly_cac_nguon_luc_tai_chinh_xay_d.pdf