Chế độ mẫu hệ - Nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của người Êđê ở Buôn Ma Thuột

Tóm tắt. Người Êđê là một trong những tộc người có mặt lâu đời ở miền Trung Tây Nguyên.

Nền văn hóa độc đáo của tộc người này được phản ánh trong nhiều công trình kiến trúc,

lễ hội, nghi lễ thờ cúng, phong tục tập quán. . . Bài viết này phân tích về chế độ mẫu hệ,

một nét đặc sắc vẫn hiện diện trong đời sống văn hóa của người Êđê hiện nay ở Buôn Ma

Thuột.

pdf6 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Chế độ mẫu hệ - Nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của người Êđê ở Buôn Ma Thuột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ột phần tương đối rộng, gọi là Gah, được dùng làm
nơi tiếp khách và sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Đó cũng là nơi cúng thần linh,
nơi được đặt nhiều đồ vật quý trong gia đình. Trong Gah còn có bếp dành để nấu ăn mỗi khi có
nghi lễ dành cho người con trai và người con gái thỉnh thoảng ngồi chuyện trò với nhau. Phần kế
tiếp Gah gọi là Ôk, ngăn cách nhau bởi các cây cột có khắc hình ảnh. Gầm ghế Kpan cạnh cột phía
tây thường là nơi đặt cồng chiêng. Khác với các dân tộc khác, người phụ nữ Êđê cũng đánh cồng
chiêng. Tiếng cồng chiêng là tiếng lòng, là khát vọng tình yêu mãnh liệt, là những buồn vui day
dứt trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ Êđê. Sát ngay vách phía sau hàng cột là nơi để dãy ché
rượu. Không gian Ôk là những buồng ngủ dành cho từng cặp vợ chồng được ngăn bằng những tấm
phên sắp xếp theo trình tự từ con cả cho đến con út trong gia đình. Khi nằm ngủ, người Êđê thường
quay đầu về hướng đông. Nhà dài bắt buộc phải có hai cầu thang đi lên, đó được gọi là cầu thang
Đực và cầu thang Cái. Cầu thang Cái được đặt ngay ở trước căn nhà dài được dùng cho khách của
gia đình và đàn ông, con trai sử dụng. Cầu thang Đực nằm khuất ở phía sau căn nhà được dùng
cho người đàn bà, con gái sử dụng. Cầu thang có hình dáng của một chiếc thuyền đang lướt sóng,
nên phía đầu của cầu thang thường được làm cong lên và trên cầu thang được chạm khắc hình
ảnh vành trăng non và đôi bầu vú của người phụ nữ. Quan niệm của người Êđê là vành trăng non
tượng trưng cho sự chung thủy của con người, còn đôi bầu vú được tượng trưng cho truyền thống
mẫu hệ. Các bậc thang luôn lấy theo số lẻ, cụ thể là từ năm đến bảy bậc thang. Người Êđê quan
niệm rằng, số chẵn là con số của ma quỷ, còn số lẻ là con số của con người. Nếu trong trường hợp
một căn nhà dài nào đó trong buôn làng có cầu thang Cái bị lật ngược lại thì gia đình đó đang có
chuyện buồn phiền và không tiếp khách. Nhà dài của người Êđê phải do một phụ nữ trong gia đình
làm chủ. Trong mỗi căn nhà dài thường có từ 3 đến 9 cặp vợ chồng sinh sống. Từ xưa kia mỗi nhà
dài thường có chiều dài trên 100 mét. Nhưng ngày nay chiều dài phổ biến thường chỉ từ 25 đến 30
mét. Dưới mái nhà dài là không gian diễn xướng cồng chiêng, không gian lễ hội, không gian hát
kể sử thi, không gian dệt thổ cẩm, không gian sinh hoạt mang tính cộng đồng. Kiến trúc và những
đường nét trang trí đã mang lại vẻ đẹp rất riêng đặc sắc cho cộng đồng người Êđê. Nhà dài là ngôi
nhà lớn của một đại gia đình và là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Êđê. Trong gia đình
người Êđê, người chủ trong gia đình luôn là người phụ nữ lớn tuổi nhất. Họ có trong tay gần như
tất cả các quyền trong gia đình, như: quyền quản lí, quyền đưa ra mọi quyết định trong gia đình,
là người sắp xếp mọi công việc sinh hoạt hằng ngày cho tất cả các thành viên khác trong gia đình.
Con cái sinh ra thì được lấy theo họ của người mẹ. Trong những ngôi nhà dài của người Êđê, họa
tiết trang trí chủ đạo chính thường là đôi bầu sữa của người mẹ. Hình ảnh đôi bầu sữa còn xuất
hiện ở cầu thang và những cột chính trong căn nhà dài. Đôi bầu sữa của người mẹ chính là hình
ảnh tượng trưng rõ nét nhất cho chế độ mẫu hệ của người Êđê, nó còn thể hiện rõ quyền lực của
người phụ nữ trong mỗi gia đình người Êđê. Hình ảnh đó còn được tượng trưng cho sự sinh sôi nảy
102
Chế độ mẫu hệ - nét đặc sắc trong đời sống văn hóa của người Êđê ở Buôn Ma Thuột
nở của con người và còn tượng trưng cho cả tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa của họ. Trong
các tác phẩm hội họa, điêu khắc, người Êđê cũng không quá chú trọng vào sự tinh xảo, tỉ mỉ, cầu
kì mà họ thể hiện một cách đơn giản mang tính chân thực, nên tạo ra một vẻ đẹp độc đáo rất riêng
trong văn hóa của dân tộc họ. Cầu thang ở phía sau nhà (cầu thang Đực), chỉ có phụ nữ mới được
sử dụng. Cầu thang đặt ở phía sau nhà không có nghĩa là lối đi này không quan trọng, mà là để
giúp cho người phụ nữ thuận tiện cho hoạt động nấu nướng và những hoạt động lao động khác khi
mà những vật dụng sinh hoạt trong gia đình và gian bếp chính của gia đình thường được đặt ngay ở
phía cuối của căn nhà dài. Bên cạnh đó người phụ nữ vẫn có thể lên xuống căn nhà dài bằng chiếc
cầu thang phía trước nhà (cầu thang Cái) với tư cách như là một vị khách của gia đình. Ngoài ra
trong nhà dài của mỗi gia đình Êđê còn có tấm phản bằng gỗ dành riêng cho ông bà chủ trong nhà
(tấm phản chủ) Tấm phản được đặt ngay chính giữa căn nhà sát bên cạnh cột chính (cột chủ), điều
đó thể hiện rất rõ uy quyền tối cao của người phụ nữ đối với gia đình mình. Thông thường những
thành viên khác trong gia đình không được phép ngồi, nằm trên tấm phản đó.
Vào những dịp có tổ chức lễ hội hoặc có nghi lễ, người Êđê thường đem những ché rượu
cần bày ra ở gian phòng khách (gọi là Gah) của căn nhà. Nhưng điều đáng lưu ý là trong nghi thức
uống rượu cần vào những dịp này, người phụ nữ chủ của gia đình là người luôn luôn cầm cần rượu
cần uống những ngụm đầu tiên, sau đó đến những người phụ nữ còn lại, cuối cùng mới đến những
người đàn ông.
2.2.3. Chế độ mẫu hệ của người Êđê qua biểu tượng bến nước
Từ xa xưa, người Êđê đã coi trọng nguồn nước, bởi họ quan niệm nước đem lại sự sống. Bến
nước là một nét văn hóa độc đáo đặc sắc của người Êđê ở Buôn Ma Thuột. Trước khi lập một buôn
làng mới, họ cử người có uy tín trong dòng họ (thường là người đàn bà đứng đầu dòng họ) đi tìm
bến nước. Những tiêu chuẩn để được chọn làm bến nước thì phải đạt được những tiêu chí cơ bản
là: Nguồn nước phải trong, dòng nước phải dồi dào không bao giờ khô cạn, phải gắn với khu rừng
nguyên sinh nhằm đem lại nguồn sống cho cả cộng đồng trong buôn làng, phải có một khoảng đất
rộng lớn nằm ở hướng tây buôn làng để làm khu nhà mồ cho người trong buôn làng, phải có khu
đất cao ráo và bằng phẳng để thành lập buôn và cuối cùng là phải có đất đai màu mỡ để dùng làm
nương rẫy phục vụ cho đời sống của cộng đồng người sống trong buôn làng. Khi đã hội tụ đủ các
yếu tố nêu trên thì người đàn bà có vị trí là trưởng tộc trong dòng họ sẽ quyết định di dời con cháu
đến vùng đất này để lập buôn làng mới. Tên của buôn làng thường được lấy tên người đã có công
tìm ra bến nước đó. Người tìm ra bến nước được mọi người gọi là chủ bến nước (Pô Pin Êa), đồng
thời là cũng là chủ buôn, chủ rừng, chủ đất. Chủ bến nước mang tính gia truyền. Nếu bà chủ bến
nước qua đời thì con gái út (người thừa kế tài sản gia đình mẫu hệ), rồi tiếp đến cháu, chắt là nữ
thuộc họ bên phía mẹ tiếp tục được làm chủ bến nước. Theo tập quán, hằng năm sau mùa rẫy, các
buôn làng Êđê thường làm vệ sinh bến nước, thay lại máng nước và tổ chức lễ cúng bến nước để tạ
ơn thần linh; thông qua đó mà giáo dục con cháu về ý thức bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước. Chủ
nhân của bến nước là người có quyền hoàn toàn quyết định cho người khác ngoài dòng họ được
định cư tại buôn làng mình, quyền quyết định cấp đất làm nhà ở, cấp đất để làm rẫy, cấp đất chôn
cất người đã qua đời. . . Hàng năm sau mùa rẫy, người chủ bến nước cho tổ chức lễ cúng bến nước,
theo quan niệm của họ là để tạ ơn thần nước (Yang êa) và các vị thần linh đã giúp cho dân trong
buôn làng có được nguồn nước để sinh hoạt và để phục vụ cho nông nghiệp, bên cạnh đó họ cũng
cầu mong các vị thần linh luôn giúp đỡ buôn làng trong mùa canh tác mới sẽ có nguồn nước vô
tận. Người con gái út trong gia đình được hưởng quyền thừa kế tài sản, thừa kế luôn chức danh chủ
bến nước sau khi, người mẹ qua đời.
Có thể nhận thấy, tập tục mẫu hệ biểu hiện khá phong phú, sinh động trong các giá trị văn
103
Mai Trọng An Vinh
hóa vật thể và phi vật thể của người Êđê. Tuy nhiên, chế độ mẫu hệ của người Ê đê có điểm độc
đáo, khác với các dân tộc khác ở chỗ, mặc dù phụ nữ có quyền hành song người đàn ông cũng có
vai trò rất lớn, đặc biệt ngoài xã hội. Nếu trong chế độ mẫu hệ, phụ nữ về nhà chồng mang theo
của hồi môn và khả năng sinh sản thì trong chế độ mẫu hệ, nam giới mang về nhà vợ sức mạnh
cơ bắp để lao động. Trong xã hội Êđê, đàn ông chịu trách nhiệm trong việc ngoại giao, giao lưu
buôn bán với cộng đồng bên ngoài đồng thời các vấn đề chính trị, tôn giáo cũng là trách nhiệm của
người đàn ông. Bởi vậy, chế độ mẫu hệ của người Êđê thực chất là sự bình đẳng giới – một bước
tiến quan trọng của nhân loại trong tiến trình giải phóng con người.
3. Kết luận
Chế độ mẫu hệ Êđê được đánh giá là chế độ mẫu hệ khá điển hình ở Việt Nam vẫn tồn tại
cho tới ngày nay. Theo dòng lịch sử, từ trình độ chung của một nền văn hóa dân gian, mang đậm
nét tính cộng đồng, bình đẳng, dân chủ, chế độ đó đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo
của tộc người Êđê trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Việc nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát
huy những giá trị văn hóa đó, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam đa sắc màu, giúp đất
nước hòa nhập mà không hòa tan trong làn sóng toàn cầu hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trương Bi, 2015. Những nét đặc trưng trong văn hóa Ê đê. Báo Điện tử Đắk Lắk.
[2] Phan Xuân Biên, 1985. Tổ chức làng cổ truyền của các dân tộc Tây Nguyên. Tạp chí Dân tộc
học số 3.
[3] Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam. Chuyên trang dữ liệu văn hóa dân tộc.
[4] Nông Hoàng Cư, 1980. Mấy nhận xét về hôn nhân và gia đình của người Êđê. Tạp chí Dân tộc
học số 3.
[5] Phan Hữu Dật, 2002. Dấu vết bào tộc của người Êđê. Tạp chí Dân tộc học, số 5.
[6] Lê Văn Kỳ (chủ biên), 2007. Phong tục tập quán cổ truyền một số dân tộc thiểu số ở nam Tây
Nguyên. Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
[7] Ngô Đức Thịnh, 2006. Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam. Nxb Khoa học Xã
hội, Hà Nội.
ABSTRACT
Matriarchy - A special feature in the cultural life of the Ede in Buon Ma Thuot
The Ede is one of the long-standing ethnic groups in the Central Highlands. The unique
culture of this ethnic group reflects in many architectural works, festivals, worship rituals,
customs... This article analyzes matriarchy - a unique feature presenting in the cultural life of
the current Ede in Buon Ma Thuot.
Keywords: The Ede, matriarchy, marital relations.
104

File đính kèm:

  • pdfche_do_mau_he_net_dac_sac_trong_doi_song_van_hoa_cua_nguoi_e.pdf