Chân khí vận hành pháp

CĂN NGUYÊN CỦA SINH MỆNH

Ngay từ nghìn xưa, người ta đã quan tâm đến

việc phòng bệnh và trị bệnh, cách sống sao cho phù

hợp với thiên nhiên, và qui luật phát triển của trời

đất.

Trong Hoàng Đế Nội Kinh, cuốn sách vẫn

được coi là một loại kinh điển của Đông y, những

thiên viết về Nhiếp Sinh, Âm Dương, Tạng Tượng,

Kinh Mạch đều có đưa ra những phương pháp

dưỡng sinh. Theo cổ nhân, khí được coi như sức

mạnh tiềm tàng của trời, còn huyết là tinh hoa của

đất và để khí huyết được sung thịnh, con người phải

biết cách hấp thu khí dương (của trời) và bồi dưỡng

khí âm (của đất)1.

Ngoài ra, theo những điều kiện chủ quan và

hoàn cảnh của mỗi người, cổ nhân cũng khuyên nên

ăn uống chừng mực, làm việc, nghỉ ngơi điều độ,

1 Hấp thiên dương dĩ dưỡng khí, ẩm địa âm dĩ dưỡng

huyết.

tránh gió độc, tùy theo thời tiết mà giữ gìn, trị bệnh

từ khi bệnh chưa phát (tiết ẩm thực, thích lao dật, hư

tà tặc phong tị chi hữu thời, bất trị dĩ bệnh, trị vị

bệnh –Tứ Thời Điều Thần Luận). Như thế, tựu trung

con người cần phải chú trong đến cả hai mặt, thích

ứng với ngoại cảnh để có thể sinh tồn, và tự mình

làm cho cơ thể khỏe mạnh để đề kháng với bệnh

tật. Đó là những vấn đề cần chú trọng trong đời

sống hàng ngày.

Về phương diện chẩn đoán bệnh, người xưa

lưu tâm đến sự liên quan giữa các cơ quan và hệ

thống trong cơ thể, sự ảnh hưởng hỗ tương giữa tinh

thần và vật chất, giữa ngoại vật và nội tâm ngõ hầu

có cái nhìn thống nhất giữa con người với vũ trụ.

Con người còn phải tuân theo những qui tắc của âm

dương, hợp với những nguyên lý của trời đất, đồng

thời quan tâm đến bảy điều nên tránh, và tám điều

nên theo (thất tổn, bát ích) để thuận theo bốn mùa

mà điều nhiếp cơ thể. Khi đã hòa hợp được với tự

nhiên, chúng ta mới đạt được tình trạng âm dương

quân bình và đầy đủ. Phép vận hành chân khí chính

là để đạt tới những mục đích đó.

 

pdf46 trang | Chuyên mục: Y Học Cổ Truyền | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Chân khí vận hành pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 gian: Ở giai đoạn này, người 
ta tăng lên từ 40 phút đến 1 giờ mỗi lần hành 
công. Có người chỉ trong giây lát chân khí đã 
chạy lên đến đỉnh đầu nhưng có người phải 
mất một vài ngày mới xong. Đa số mất 
khoảng chừng một tuần thì thông được cả hai 
mạch nhâm và đốc. Nếu một tuần mà vẫn 
chưa thông được đốc mạch thì hành giả phải 
ngưng lại tìm hiểu lý do vì sao. 
c) Phản ứng: Trong thời kỳ thứ ba 
đan điền sung thực, hội âm dao động, sau 
lưng thấy nóng, mệnh môn chân khí đầy dẫy 
cảm giác thận gian động khí như có một 
luồng lực đạo chạy lên, mỗi người một khác. 
Có người chân khí mãnh liệt, hơi nóng lên 
thật nhanh chỉ một lần thông được đốc mạch, 
có người từ từ vài ngày mới xong. Cũng có 
người như ống thủy ngân, lên rồi lại xuống, 
lúc nhanh lúc chậm. Khi đốc mạch chưa 
thông, lưng thường có khuynh hướng vươn 
lên, hoặc ngả về đằng sau, trên đầu có khi 
thấy căng căng khó chịu, không thoải mái. 
Gặp trường hợp này nên bình tĩnh, kiên trì 
vượt qua, khi đốc mạch thông rồi sẽ hết. 
Chân Khí Vận Hành Pháp Nguyễn Duy Chính 
www.vietkiem.com 
VietKiem.Com 43 
Trong tiến trình vận hành chân khí, đây là 
bước quan yếu nhất, có thể nguy đến tính 
mệnh vì trèo càng cao thì ngã càng đau. Sách 
gọi là “tích khí xung quan” (tích khí để vượt 
qua ba cửa ải, vĩ lữ, hiệp tích, ngọc trẩm) 
cũng còn gọi là hậu thiên phản tiên thiên. 
d) Hiệu quả: Khi đốc mạch đã 
thông, mỗi lần thở ra chân khí chạy về đan 
điền, mỗi lần hút vào chân khí chạy vào não 
hải. Một lần hô hấp là một lần chân khí tuần 
hoàn một vòng nhâm đốc, cổ nhân gọi là tiểu 
chu thiên. Đến giai đoạn này người ta mới 
được gọi là "hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần" 
và tinh lực không ngừng bổ cho não tủy não 
bộ thêm mạnh mẽ, những chứng thuộc về 
thận suy hay tuyến nội tiết không đều hòa 
(đầu váng, mắt hoa, tai lùng bùng, mất ngủ 
mau quên, đau lưng, chân mỏi, tinh thần 
hoảng hốt, dễ giận, dễ vui, tình dục suy yếu) 
sẽ được cải thiện. 
Súc lực 
a) Phương pháp: Từ trước tới nay, 
hành giả vẫn theo nguyên tắc là ý giữ tại đan 
điền (ý thủ đan điền) nghĩa là lúc nào cũng 
chú tâm vào bộ vị ở bụng dưới. Sau khi đốc 
mạch đã quán thông, các kinh mạch khác 
cũng lần lượt sẽ thông, huyệt bách hội trên 
đầu cảm thấy có sức lực và có thể chuyển 
sang tập trung ý vào đỉnh đầu. Tùy theo mỗi 
người có thể tập trung ý chí vào một bộ vị 
khác nhau. 
b) Thời gian: Thời gian bây giờ 
khoảng chừng một giờ mỗi lần tập. Trong một 
tháng, các hiện tượng xúc động sẽ dần dần 
giảm bớt, chỉ hai nơi, thượng và hạ đan điền 
càng ngày càng tích thêm chân khí. 
c) Phản ứng: trong khi đốc mạch 
chưa thông, thân thể thường như có điện chạy, 
hoặc ngứa, hoặc tê trên da dẻ. Mi tâm và mũi 
như thấy căng ra, môi cũng hơi ngứa. Thân 
thể lúc ấm lúc mát, da cũng theo hô hấp mà 
chuyển động. Khi hút vào da căng ra, khi thở 
ra thì như bị đè xuống. Có lúc thấy nhẹ nhàng 
phiếu diểu, có lúc lại nặng như non Thái, có 
khi to lớn, có khi bé nhỏ, nhiều khi bất chợt 
rung động. Tất cả đều do chân khí hoạt động 
mà hóa thành. Tuy nhiên mỗi người một 
khác, gặp phải cũng đừng sợ hãi, không gặp 
Chân Khí Vận Hành Pháp Nguyễn Duy Chính 
www.vietkiem.com 
VietKiem.Com 44 
cũng đừng truy cầu. Khi đạt tình trạng tĩnh, 
mọi hiện tượng trên sẽ mất đi, hơi thở nhẹ 
nhàng, như có như không, chân khí vượng 
thịnh, linh động hoạt bát, tinh thần sảng 
khoái, thoải mái. Đan điền như dòng nước có 
ngậm hạt ngọc, huyệt bách hội như ánh trăng 
chiếu rọi, chính là nhờ chân khí đầy đủ mà có 
được. 
d) Hiệu quả: Căn cứ theo những 
biểu hiện của thân thể, nhất là hai huyệt đan 
điền và bách hội, các hạch nội tiết cũng hoạt 
động mạnh mẽ hơn. Những hoạt lực này càng 
lâu càng nhiều, và người tập nhận thấy sinh 
lý và điều tiết thêm cải thiện, tiềm lực tăng 
gia. Sức đề kháng bệnh tật cũng mạnh mẽ 
hơn, các cố tật trầm kha thuyên giảm. Kiên trì 
tập luyện chắc chắn thân tâm kiện khang, 
khỏe mạnh trường thọ. 
Chân Khí Vận Hành Pháp Nguyễn Duy Chính 
www.vietkiem.com 
VietKiem.Com 45 
KẾT LUẬN 
Trên đây là năm giai đoạn mà chúng ta phải 
tuần tự đi qua. Việc thực hiện hoàn tất năm bước đó 
có người nhanh, người chậm, người lối này, người 
lối khác nhưng tất cả đều không qua mục đích tập 
trung chân khí rồi dẫn chân khí đi qua những kinh 
lạc. Kinh lạc là một mạng lưới cái nọ hỗ, trợ, bổ 
sung cho cái kia. Bước trước là cơ sở để bước sau 
nương theo mà đi, bước sau sẽ giúp cho bước trước 
phát huy mọi hiệu năng, hiệu quả. Tiến trình chúng 
tôi vừa trình bày ở trên đi theo những gì mà cổ nhân 
vẫn thường thu gọn trong câu: luyện tinh hóa khí, 
luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư. Những từ 
ngữ thời xưa có vẻ bí hiểm, những đồ bản để tập 
luyện có vẻ thần kỳ vì phương pháp đả thông kinh 
mạch vốn dĩ là của những đạo sĩ tu luyện nội đơn. 
Ngày nay, khi chúng ta tìm hiểu về những phương 
pháp tập luyện đó, khi bỏ ra ngoài những huyền 
hoặc của phương sĩ, chỉ cần sử dụng một số nguyên 
tắc căn bản đem áp dụng vào đời sống hiện tại, 
chúng ta sẽ không bị rơi vào mê lộ mà nhiều người, 
hoặc vì dốt nát, hoặc vì cố tình đã làm cho thêm mù 
mờ, khó hiểu. Trong tiến trình này, chúng ta có thể 
tổng kết thành ba giai đoạn tương ứng: 
Luyện tinh hóa khí: Bao gồm các bước 1, 2 và 
3 nghĩa là tập trung khí lực để đả thông nhâm mạch. 
Giai đoạn này chủ yếu là ý thủ đan điền nhưng phải 
qua giai đoạn giữ tại tâm oa. Những ai ngay từ đầu 
tập trung khí tại đan điền đều bị chóng mặt, buồn 
nôn và nhiều khi khó chịu, mất ngủ nên sợ hãi nhất 
là lại e ngại vì có thể tẩu hỏa nhập ma. Giai đoạn 
này, như đã trình bành, phần lớn không nắm được 
qui tắc “hậu thăng, tiền giáng” nghĩa là khi hút vào 
thì khí chạy lên theo đốc mạch từ hội âm lên đầu 
(theo xương sống chạy từ dưới lên trên), mà khi thở 
ra thì khí chạy theo nhâm mạch từ đầu xuống đan 
điền (theo đằng trước từ đầu chạy xuống bụng). 
Nhiều sách vở viết ngược lại là hít vào thì vận khí 
xuống đan điền vì tưởng lầm khí đó là không khí mà 
chúng ta dồn cho đầy ngực. Thở sâu, nén khí, ngoài 
việc nghịch hành chân khí còn làm cho đầu váng 
mắt hoa, có thể thành bệnh cao áp huyết, đưa đến 
việc xuất huyết não, hay bệnh tim mạch. Do đó, 
nếu nắm được qui tắc, tập trung tinh thần vào khi 
thở ra sẽ thoát khỏi được cái nhầm lẫn mà nhiều 
ngoại gia công phu đã truyền dạy. 
Chân Khí Vận Hành Pháp Nguyễn Duy Chính 
www.vietkiem.com 
VietKiem.Com 46 
Luyện khí hóa thần: Khi chân khí đã đầy đủ, 
việc đưa chân khí theo đốc mạch chạy lên giúp cho 
não bộ hoạt động mạnh hơn, tăng cường công năng 
của lớp vỏ não được mệnh danh là luyện khí hóa 
thần. Với kiến thức thô thiển về cơ thể học, người 
xưa đã coi não bộ như một thái cực đồ nên việc tập 
trung tinh hoa lên nuôi dưỡng não bộ được mệnh 
danh là khí hóa thần. 
Luyện thần hoàn hư: Khi chân khí vượng 
thịnh, kinh lạc thông sướng, các xúc động được 
kiềm chế và kiểm soát, tâm hồn trở nên tĩnh lãng 
thân thể thư khoái như mặt nước hồ mùa thu. Cảnh 
giới đó được mệnh danh là luyện thần hoàn hư và 
coi như giai đoạn cao cấp nhất của phép vận hành 
chân khí. Giai đoạn này chân khí ngoài việc quán 
thông hai mạch nhâm đốc còn được dẫn đi khắp 
thân thể theo vòng đại chu thiên, tới khắp mọi tế 
bào, chân lông, kẽ tóc. Toàn thân trở thành một mà 
người xưa coi như hợp nhất với vô cực (hoàn hư) và 
họ tin rằng đã tới giai đoạn đắc đạo, trở thành chân 
nhân, trường sinh bất tử. Lẽ dĩ nhiên chúng ta còn 
phải đặt dấu hỏi về những thành quả đó, nhưng 
chắc chắn một điều là thân thể sẽ khỏe mạnh hơn, 
đời sống sung mãn hơn. 
Dù luyện công với mục đích nào chăng nữa, 
ba giai đoạn, năm bước này với mỗi người có đại 
đồng tiểu dị. Yếu quyết quan trọng nhất là thuần 
tịnh tự nhiên, vận dụng một cách linh hoạt, không 
nên khiên cưỡng, cũng chẳng hối hả truy cầu, câu 
chấp. Cốt nhất là kiên tâm, đi từng bước, chậm mà 
chắc để có thể đi lâu mà không nản. 
Lẽ dĩ nhiên việc tập luyện chân khí không 
không đủ. Chúng ta cần phối hợp một cách toàn 
diện những hoạt động khác trong đó bao gồm thể 
dục, hoạt động trí óc và hoạt động xã hội. Vấn đề 
dinh dưỡng, ẩm thực, đời sống tâm sinh lý là những 
mắt xích không thể thiếu mà mỗi một bộ môn đều 
đòi hỏi sự hiểu biết chu đáo, cặn kẽ. Tùy theo mục 
đích, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp 
khác nhau cũng như có thể bổ túc cho phép vận 
hành chân khí bằng yoga, bát đoạn cẩm, ngũ cầm 
hí, dịch cân kinh ... hay những phương pháp khác. Ở 
đây chúng tôi chỉ trình bày như một phương pháp 
thể dục, cốt để mạnh khỏe và cải thiện đời sống 
chứ không phải nhằm mục tiêu tôn giáo, y học hay 
triết học. 

File đính kèm:

  • pdfchan_khi_van_hanh_phap.pdf
Tài liệu liên quan