Chẩn đoán và phân loại suy tim - Nguyễn Thị Lệ Thúy

ĐỊNH NGHĨA

• Suy tim là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi các triệu chứng cơ

năng và thực thể đặc hiệu do các nguyên nhân bất thường về cấu

trúc hoặc chức năng tim dẫn tới giảm cung lượng tim và/hoặc tăng

áp lực trong buồng tim khi nghỉ ngơi hoặc khi gắng sức

pdf25 trang | Chuyên mục: Hệ Tim Mạch | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Chẩn đoán và phân loại suy tim - Nguyễn Thị Lệ Thúy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI SUY TIM 
 Báo cáo viên: BS. Nguyễn Thị Lệ Thúy 
 Viện Tim mạch Việt Nam 
ĐỊNH NGHĨA 
ESC 2016, 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 
• Suy tim là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi các triệu chứng cơ 
năng và thực thể đặc hiệu do các nguyên nhân bất thường về cấu 
trúc hoặc chức năng tim dẫn tới giảm cung lượng tim và/hoặc tăng 
áp lực trong buồng tim khi nghỉ ngơi hoặc khi gắng sức. 
THUẬT NGỮ 
• Dựa theo vị trí 
- Suy tim trái 
- Suy tim phải 
- Suy tim toàn bộ
• Theo thời gian: 
- Suy tim mới khởi phát 
- Suy tim cấp 
- Suy tim mạn 
- Đợt cấp mất bù của suy tim mạn 
- Rối loạn chức năng thất trái không triệu chứng • Theo phân số tống máu 
- Suy tim tâm thu 
- Suy tim tâm trương • Bệnh tim bẩm sinh 
THUẬT NGỮ 
ESC 2016, 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment 
of acute and chronic heart failure 
SINH LÝ BỆNH 
NGUYÊN NHÂN SUY TIM 
• Bệnh lý cơ tim: nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh cơ tim, 
nhiễm độc cơ tim,  
• Rối loạn nhịp tim: loạn nhịp nhanh, loạn nhịp chậm 
• Nguyên nhân gây bất thường tiền gánh/hậu gánh: các bệnh lý 
van tim, tăng huyết áp, quá tải dịch,  
TRIỆU CHỨNG SUY TIM TRÁI 
• Khó thở: cơn khó thở kịch phát về đêm, cơn khó thở khi gắng 
sức, suy hô hấp do cơn hen tim hay phù phổi cấp 
• Ho khan, ho về đêm, ho khi gắng sức 
• Mệt, giảm khả năng gắng sức 
TRIỆU CHỨNG SUY TIM TRÁI 
• Rale ở phổi (ứ máu phổi): 
- Hen tim: rale rít rale ngáy 
- Phù phổi cấp: rale ẩm 2 phổi, tiến triển nhanh lan tỏa khắp 2 
phổi -> “thủy triều dâng” 
• giảm tưới máu ngoại biên: chân tay lạnh, tiểu ít 
• Huyết áp thấp 
TRIỆU CHỨNG SUY TIM TRÁI 
• Triệu chứng tại tim 
- Nhịp tim nhanh 
- Mỏm tim lệch trái 
- Tiếng ngựa phi 
- HoHL cơ năng do giãn buồng tim trái 
X- QUANG 
PHÙ PHỔI CẤP 
- Mờ rốn phổi 
- Hình ảnh cánh bướm 
Điện tâm đồ: 
Trục trái, tăng gánh thất trái 
Siêu âm tim 
• Buồng tim trái giãn: Dd, Ds tăng 
• Phân số tống máu thất trái giảm 
• Hở hai lá cơ năng do giãn vòng van 
• Tăng áp lực ĐM phổi 
TRIỆU CHỨNG SUY TIM PHẢI 
• Khó thở: giảm khả năng gắng sức, không có cơn khó thở kịch 
phát như trong suy tim trái 
• Tím da và niêm mạc 
• Phù 
• Gan to, TM cổ nổi, phản hồi gan TM cổ (+) 
• Tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng 
TRIỆU CHỨNG SUY TIM PHẢI 
• Nhịp tim nhanh 
• Dấu hiệu Hatzer (+) 
• HoBL cơ năng: TTT ở ổ van ba lá 
• Nguyên nhân gây suy tim phải. 
X- QUANG 
Điện tâm đồ: 
Trục phải, tăng gánh thất phải 
Siêu âm tim 
• Giãn buồng tim phải 
• Hở ba lá cơ năng 
• Tăng ALĐMP 
SUY TIM TOÀN BỘ 
• Suy tim trái-> suy tim phải: Suy tim toàn bộ 
• Bệnh cơ tim có tổn thương cả 2 tâm thất -> Suy tim toàn bộ 
• Triệu chứng biểu hiện kết hợp cả 2 trường hợp trên 
MỨC ĐỘ SUY TIM 
• NYHA I: Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ 
năng, sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như bình thường 
• NYHA II: Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức 
nhiều, giảm nhẹ các hoạt động thể lực. 
• NYHA III: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện kể cả khi gắng sức 
rất ít làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực. 
• NYHA IV: Các triệu chứng cơ năng tồn tại thường xuyên kể cả 
khi nghỉ. 
GIAI ĐOẠN SUY TIM 
PHÂN ĐỘ SUY TIM 
Giai đoạn suy tim theo ACC/AHA NYHA 
A Bệnh nhân có nguy cơ cao bị suy tim trong thời 
gian tới, nhưng chưa có rối loạn cơ năng hoặc thực 
tổn của tim. 
0 
B Có bệnh thực tổn ở tim, nhưng chưa có biểu hiện 
cơ năng của suy tim. 
I Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng 
cơ năng, sinh hoạt và hoạt động thể lực gần như 
bình thường C Có thực tổn ở tim, và trong tiền sử hoặc hiện tại có 
triệu chứng cơ năng của suy tim, và điều trị nội 
khoa có kết quả tốt. 
I 
II Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức 
nhiều, giảm nhẹ các hoạt động thể lực. 
III Các triệu chứng cơ năng x/hiện kể cả khi gắng sức 
rất ít làm hạn chế nhiều các hoạt động thể lực. 
D Bệnh tim tiến triển đã nặng, đòi hỏi phải điều trị tại 
bệnh viện, hoặc nội khoa tích cực hoặc thay tim. 
IV Các triệu chứng cơ năng tồn tại thường xuyên kể 
cả khi nghỉ. 
“Suy tim lâm sàng” 
Phân loại các bệnh tim bẩm sinh 
Tưới máu phổi Không tím Có tím 
Tăng TBS có shunt trái phải: TLT, 
TLN, thông sàn nhĩ thất 
TBS có tổn thương trộn 
máu: đảo gốc ĐM, thân 
chung ĐM, TMP đổ lạc chỗ 
Bình thường TBS có tổn thương tắc 
nghẽn: hẹo eo ĐMC, hẹp 
van ĐMC 
Bệnh cơ tim 
Giảm Hẹp van ĐMP nhẹ đến vừa TBS có hẹp van ĐMP kèm 
theo tổn thương ở vách 
ngăn tim: Tứ chứng Fallot, 
bệnh Ebstein, teo van ba lá 
Kết luận 
• Suy tim là một hội chứng lâm sàng với các biểu hiện tại tim và 
ngoài tim. 
• Phân loại suy tim giúp định hướng điều trị, chăm sóc, tiên 
lượng. 

File đính kèm:

  • pdfchan_doan_va_phan_loai_suy_tim_nguyen_thi_le_thuy.pdf