Câu hỏi trắc nghiệm Block 5 bài Sinh lý bệnh đại cương về rối loạn chức năng tiêu hóa (Kèm đáp án)

8. Chất nhầy của niêm mạc dạ dày do các tế bào tiết nhầy ở lớp biểu mô bề mặt và trong các tuyến tiết ra dưới những kích thích:

 A. Cơ học

 B. Hóa học

 C. Thần kinh phó giao cảm

 D. Thần kinh giao cảm

 E. Câu A, B, C đúng.

9. Sự xuất hiện của ổ loét trong bệnh loét dạ dày tá tràng không phải :

 A. Do hiện tượng tự tiêu hóa cục bộ.

 B. Do sự tấn công của các acido-peptic

 C. Do rối loạn co bóp

 D. Do đa toan đa tiết

 E. Do mất cân bằng tiết dịch

10. Trong cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày - tá tràng, thuyết đa toan đã không giải thích được:

 A. Các trường hợp loét ở người bị hội chứng Zollinger-Ellíson

 B. Các trường hợp không bị loét của những bệnh nhân thiếu máu Biermer

 C. Tại sao loét chỉ xảy ra trên những người mà sự bài tiết dịch vị acide còn tốt

 D. Việc sử dụng các thuốc chống toan và trung hòa toan điều trị

 E. Sự đơn độc và khu trú của ổ loét tại một số vị trí nhất định.

 

docx11 trang | Chuyên mục: Sinh Lý Học | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Câu hỏi trắc nghiệm Block 5 bài Sinh lý bệnh đại cương về rối loạn chức năng tiêu hóa (Kèm đáp án), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
u A và C đúng
	E. Câu B và C đúng
Trong tắc ruột, dấu hiệu báo động sớm cho biết đoạn ruột đã bị hoại tử hoặc viêm phúc mạc là dấu hiệu:
	A. Ngừng cơn đau bụng
	B. Đau bụng từng cơn chuyển sang đau liên tục
	C. Chướng bụng
	D. Nhiễm trùng
	E. Rối loạn huyết động
Cơ chế gây chướng bụng trong tắc ruột là do:
	A. Nuốt hơi
	B. Ứ dịch
	C. Vi khuẩn lên men
	D. Khí ứ lại 80% là N2, H2 và CH4.
	E. Tất cả các câu trên đều đúng
Cơ chế chính dẫn đến các hậu quả thứ phát trong sơ đồ cơ chế bệnh sinh của tắc ruột là do:
	A. Rối loạn hấp thu
	B. Rối loạn co bóp
	C. Sự căng giãn quá độ của đoạn ruột
	D. Thiếu oxy nội tạng
	E. Rối loạn nước điện giải
Trong sơ đồ cơ chế bệnh sinh của tắc ruột, yếu tố đưa đến thủng ruột là do:
	A. Rối loạn tính thấm
	B. Rối loạn tưới máu
	C. Rối loạn sức sống
	D. Vi khuẩn tăng sinh
	E. Các câu trên đều đúng
Hậu quả nào sau đây không do táo bón gây ra:
	A. Những rối loạn thần kinh (cáu kỉnh, dễ tức giận, bồn chồn,...)
	B. Hấp phụ sản phẩm độc từ phân
	C. Hấp phụ nước từ phân quá múc
	D. Phân nằm lâu trong trực tràng
	E. Rối loạn phản xạ đại tiện
Vi khuẩn chí đường ruột đối với cơ thể vật chủ:
	A. Có vai trò sinh lý rất lớn
	B. Có vai trò ngăn cản vi khuẩn gây bệnh xâm nhập
	C. Là cần thiết cho sức khỏe vật chủ nếu có sự cân bằng sinh thái
	D. Chỉ có lợi cho vật chủ mà thôi
	E. Có lợi hoặc có hại tùy trường hợp.
Gọi là loạn khuẩn đường ruột khi  có:
	A. Dùng kháng sinh bằng đường uống
	B. Phẩu thuật bụng, liệu pháp tia xạ, thay đổi thời tiết đột ngột,...
	C. Thay đổi thường xuyên hoặc đột ngột của hoàn cảnh và môi trường sống
	D. Thay đổi hoặc biến động ở nhóm vi khuẩn gây bệnh sống ở ruột
	E. Thay đổi hoặc biến động giữa 2 nhóm vi khuẩn sống hằng định và không hằng định ở ruột
Sau khi dùng kháng sinh bằng đường uống, rối loạn thường gặp là:
	A. Sốt
	B. Đau bụng
	C. Ỉa lỏng
	D. Táo bón
	E. Kém hấp thu
Thuyết suy giảm sức chống đỡ của niêm mạc dạ dày tá tràng giải thích được: (1) Những trường hợp loét mà nồng độ dịch vị vẫn bình thường, (2) Sự khu trú của ổ loét, (3) nhưng không chứng minh được bất thường về số và chất của lớp mucine.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Trong loét tá tràng: (1) Yếu tố huỷ hoại tăng, (2) Yếu tố huỷ hoại giảm, (3) mà yếu tố bảo vệ thì bình thường hoặc giảm.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Thuyết thần kinh-vỏ não-phủ tạng: (1) Không giải được những trường hợp loét ở trẻ con, (2) Dựa trên cơ sở rối loạn phản xạ, (3) và các triệu chứng thần kinh.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Vai trò của Hélicobacter pylori trong loét là: (1) Gây tổn thương viêm niêm mạc dạ dày, (2) Ngăn cản cơ chế feed-back của H+, (3) ảnh hưởng chủ yếu ở vùng hang vị.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Trong giảm hấp thu gây ra ỉa lỏng, cơ chế là do: (1) Tăng co bóp ruột, (2) Giảm bài tiết của các tuyến tiêu hoá, (3) và do rối loạn tính chất thẩm thấu của niêm mạc ruột.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Triệu chứng đau liên tục trong tắc ruột là do: (1) Đoạn ruột đã bị hoại tử hoặc viêm phúc mạc, (2) Đoạn ruột tăng nhu động kèm dấu hiệu rắn bò, (3) thường gặp trong tắc ruột cơ học.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Rối loạn huyết động trong tắc ruột là do: (1) Ứ đọng tại ruột và mất qua chất nôn, (2) Ứ đọng tại phúc mạc và chướng bụng gây giảm oxy máu, (3) và còn do nguyên nhân thần kinh.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Tắc ruột cao gây: (1) Nhiễm acide chuyển hoá, (2) Nhiễm base chuyển hoá, (3) do mất Na+.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Vô toan dạ dày: (1) Là tình trạng hoàn toàn không có HCl tự do trong dịch vị, (2) Là tình trạng bài tiết dịch vị rất ít, (3) thường gặp trong các trường hợp có thương tổn tế bào thành dạ dày.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Vi khuẩn chí ở ruột: (1) Có vai trò sinh lý trong tiêu hoá và chuyển hoá, (2) Đóng vai trò ngăn cản theo cơ chế cạnh tranh với các vi khuẩn gây bệnh, (3) có lợi cho cơ thể của vật chủ khi có cân bằng.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Ỉa lỏng do tăng co bóp có thể thứ phát: (1) Sau một nguyên nhân cục bộ, (2) Sau một nguyên nhân toàn thân, (3) và là nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng trong ỉa lỏng.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Ỉa lỏng do tăng tiết dịch vào lòng ruột thì sự tăng tiết dịch ấy là một phản ứng: (1) Thứ phát bình thường của ruột, (2) Bệnh lý của niêm mạc ruột, (3) đứng trước một sự công kích và khi đó lượng dịch có thể tăng gấp 80 lần so với bình thường.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Iả lỏng do tăng tiết dịch có thể gặp trong các trường hợp như: (1) Nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, (2) Viêm đại tràng nặng, (3) và một vài trường hợp u ruột (u nhung mao tân tạo).
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Ỉa lỏng do giảm hấp thu là hậu quả của: (1) Tăng co bóp ruột, (2) Giảm tiết dịch tiêu hóa, (3) và còn do rối loạn tính chất thẩm thấu của niêm mạc ruột.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Hậu quả của ỉa lỏng cấp là: (1) Mất nước và hạ huyết áp, (2) Mất nước và điện giải, (3) có thể dẫn đến nhiễm acide chuyển hóa.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Hậu quả của ỉa lỏng mãn là: (1) Mất nước và điện giải, (2) Suy dinh dưỡng, (3) có thể bị thiếu máu, còi xương.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Trong tắc ruột cơ học, triệu chứng đau liên tục là: (1) Dấu hiệu báo động, (2) Dấu hiệu liệt ruột, (3) chứng tỏ đoạn ruột đã bị hoại tử hoặc viêm phúc mạc.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Tắc ruột có biểu hiện giảm nhu động ruột, gặp trong trường hợp: (1) Tê liệt thần kinh ở ruột, (2) Tắc ruột cơ năng, (3) và tắc ruột cơ học giai đoạn cuối.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Triệu chứng nôn nhiều trong trường hợp tắc ruột thấp dẫn đến: (1) Nhiễm acide chuyển hoá, (2) Nhiễm base chuyển hóa, (3) có kèm theo hiện tượng giảm Cl- máu.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Hiện tượng giảm thông khí gây thiếu oxy trong tắc ruột là do: (1) Liệt cơ hô hấp, (2) Chướng bụng, (3) và do giảm thể tích máu.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Viêm phúc mạc trong tắc ruột là do: (1) Vi khuẩn lan tràn qua thành đoạn ruột bị hoại tử, (2) Vi khuẩn xâm nhập bằng đường máu, (3) và các sản phẩm độc từ vi khuẩn và từ tổ chức hoại tử có thể gây ảnh hưởng đến toàn thân.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Nguyên tắc điều trị được áp dụng cho mọi trường hợp tắc ruột là: (1) Bồi phụ nước-điện giải, chống chướng bụng, (2) Chống chướng bụng, giải phóng chướng ngại vật (3) và oxy liệu pháp.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Cơ chế gây ra táo bón là do: (1) Vật chướng ngại cản trở phân di chuyển, (2) Rối loạn phản  xạ đại tiện, (3) và có thể do tình trạng tăng hoặc giảm trượng lực cơ, co thắt cơ kết tràng.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Trong hội chứng kém hấp thu, đặc trưng cho chẩn đoán là triệu chứng: (1) Đi cầu phân mỡ, (2) Đi cầu phân có sợi thịt, (3) có lẫn hồng cầu trong phân.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Hội chứng kém hấp thu do giảm HCl dịch vị có đặc điểm là: (1) Giảm hấp thu protid, (2) Giảm hấp thu lipid, (3) biểu hiện triệu chứng phân sệt có lẫn các hạt mỡ và sợi thịt.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Hội chứng kém hấp thu do nguyên nhân tại tụy gặp trong trường hợp: (1) Tắc nghẽn ống Wirsung, (2) Phẩu thuật cắt bỏ tụy, (3) và chỉ gây giảm hấp thu lipid, protid mà thôi.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Hội chứng kém hấp thu do nguyên nhân tại gan gặp trong trường hợp: (1) Hủy hoại tế bào gan nhiều hoặc tắc nghẽn ống mật chủ, (2) Sỏi mật, viêm gan, xơ gan, (3) và chỉ gây giảm hấp thu lipid.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Triệu chứng gầy đét trong hội chứng kém hấp thu là do: (1) Hạ đường huyết, (2) Tăng tạo năng lượng từ protid, lipid, (3) gây cạn kiệt cơ chất.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Gọi là loạn khuẩn đường ruột khi có: (1) Biến động về số và chất của vi khuẩn chí ruột, (2) Sự phát triển ồ ạt của các vi khuẩn gây bệnh trong ruột, (3) và vi khuẩn có thể phát triển vào các khu vực khác mà bình thường không có hoặc có rất ít
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
Theo Bernier, sau khi dùng một loại kháng sinh nào đó bằng đường uống thì rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất là: (1) Đau bụng, (2) Ỉa lỏng, (3) và chỉ có 28% bệnh nhân dùng kháng sinh bằng đường uống là còn giữ được vi khuẩn chí ruột bình thường.
	A. (1) 
B. (2) 
C. (1) và (3)
D. (2) và (3) 
E. (1), (2) và (3)
ĐÁP ÁN 
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BLOCK 5
BÀI SINH LÝ BỆNH ĐẠI CƯƠNG VỀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TIÊU HOÁ
Câu 1:
C
Câu 11:
E
Câu 21:
E
Câu 31:
E
Câu 2:
D
Câu 12:
E
Câu 22:
E
Câu 32:
C
Câu 3:
A
Câu 13:
C
Câu 23:
B
Câu 33:
A
Câu 4:
E
Câu 14:
A
Câu 24:
E
Câu 34:
E
Câu 5:
E
Câu 15:
E
Câu 25:
C
Câu 35:
E
Câu 6:
C
Câu 16:
E
Câu 26:
C
Câu 36:
C
Câu 7:
D
Câu 17:
A
Câu 27:
E
Câu 37:
C
Câu 8:
E
Câu 18:
D
Câu 28:
C
Câu 38:
B
Câu 9:
C
Câu 19:
E
Câu 29:
E
Câu 39:
C
Câu 10:
E
Câu 20:
A
Câu 30:
C
Câu 40:
E
Câu 41
E
Câu 42
C
Câu 43
E
Câu 44
E
Câu 45
D
Câu 46
D
Câu 47 
C
Câu 48
D
Câu 49 
A
Câu 50 
B
Câu 51
C
Câu 52
C
Câu 53
E
Câu 54
A
Câu 55
E
Câu 56
E
Câu 57
C
Câu 58
E
Câu 59 
C
Câu 60
D

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_block_5_bai_sinh_ly_benh_dai_cuong_ve_ro.docx
Tài liệu liên quan