Câu điều kiện tiếng Việt và cái cho sẵn

Bên cạnh sự phân đoạn câu về mặt ngữ pháp, thường được miêu tả bằng lý thuyết thành

phần câu, mấy chục năm gần đây các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đến sự phân đoạn câu

theo quan điểm thông tin thực tại hay quan điểm thông báo. Trong Việt ngữ học, cũng đã

có một số tác giả đã áp dụng cách lưỡng phân cũ – mới để xem xét khả năng phân đoạn

thực tại của cấu trúc câu tiếng Việt, nhưng nhìn chung việc nghiên cứu cấu trúc thông báo

của từng kiểu loại phát ngôn cụ thể vẫn còn sơ lược.

Riêng câu điều kiện, trên thế giới đã có nhiều công trình đề cập dưới góc độ cấu trúc

thông báo như các công trình của John Haiman, Eun Ju Noh, Sweetser, Akatsuka v.v. Ở

các công trình này, các tác giả tập trung nghiên cứu M1 (mệnh đề hay tiểu cú đứng trước)

với tư cách là cái cho sẵn trong câu điều kiện.

Bài viết này vận dụng khái niệm “cái cho sẵn” để phân tích và chỉ ra các biểu hiện cụ thể

của M1 “cho sẵn” vốn cũng rất phổ biến trong các phát ngôn điều kiện tiếng Việt.

pdf9 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Câu điều kiện tiếng Việt và cái cho sẵn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
, nó sẽ không muốn ăn món spaghetti vào buổi tối đâu). 
Theo bà, người nói có thể dẫn lại phát ngôn trước đó, và nó là cái cho sẵn, nhưng không 
cần phải chia sẻ kiến thức về điều đó vì anh ta hoàn toàn có thể nói thêm “but I don’t 
believe he had lasagne for lunch” (nhưng tôi không tin bữa trưa nó đã ăn lasagne). 
3. Một số trường hợp M1 không phải là cái cho sẵn 
Ở trên chúng ta đã xem xét những mệnh đề điều kiện cho sẵn trong đó bộ phận M1 ít 
nhiều cũng chứng minh được tính cho sẵn của nó thông qua hai loại ngữ cảnh là ngữ cảnh 
ngôn từ và phi ngôn từ cũng như sự chia sẻ kiến thức nền giữa những người tham thoại. 
Qua đó chúng ta thấy trật tự cái cho sẵn (M1) – cái mới (M2) phù hợp với trật tự cú pháp 
thông thường của tiếng Việt và thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt: M1 đứng trước 
M2. 
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp mà M1 dường như không thỏa các điều kiện về cái 
cho sẵn tương tự như các phân tích ở trên. Có nghĩa là trong thực tế vẫn tồn tại những M1 
là thông tin mới. Xét ví dụ sau: 
(27) (Lời khuyên một người đi học nấu ăn:) 
Đi học nấu ăn có nhiều cái lợi. Vừa có thể kiếm tiền vừa có thể nấu ăn cho gia đình mình. Nếu tay 
nghề của anh vững anh có thể là bếp trưởng của một khách sạn, còn nếu không thì anh cũng có thể 
làm phụ bếp. 
M1 Nếu tay nghề của anh vững rõ ràng là thông tin mới nếu xét theo quan điểm cái cho sẵn 
ở trên, vì các thành phần trong thông tin “tay nghề”, “vững” đều là thông tin mới, chỉ có 
“anh” là cái cho sẵn vì nó chỉ người nghe. 
Trong đoạn thoại dưới đây, người vợ đề nghị trồng hoa. Người chồng lại cho rằng trồng 
hoa rất tốn công và đưa ra hai luận cứ để bảo vệ ý kiến của mình. Ở luận cứ thứ hai, người 
chồng sử dụng cấu trúc điều kiện: Còn như thuê người làm thì lời lãi phỏng có đủ chi công 
và ăn cho người ta. Cả câu trên đều là cái mới vì nó không phải là cái có thể được hồi phục 
từ phát ngôn trước: 
(28) Vợ: Ý tôi chỉ thích trồng rõ nhiều hoa, vừa được chơi vừa được bán. 
Chồng: Mình tưởng trồng hoa ít công phu lắm đấy hẳn? Những một cái gánh nước tưới cũng đã 
khướt rồi. Còn như thuê người làm thì lời lãi phỏng có đủ chi công và ăn cho người ta. (LK,155) 
M1 cũng có thể bao gồm cả cái cũ lẫn cái mới, hay nói đúng hơn, khó xác định được là 
cũ hay mới, loại này thường thấy trong những câu dự báo, cảnh báo: 
(29) – Lão ta ăn trộm đã thành tật. Bịa thêm một lần ăn trộm nữa cũng không sao. 
– Ngộ họ lại căn cứ vào đấy bắt lão ta? (LL, 73) 
Hoặc là một liên tưởng bất ngờ đối với người nghe: 
(30) (Hai người đang ngồi nói chuyện bên bờ hồ) 
– Anh biết bơi không? 
– Không, nếu em rớt xuống hồ tôi sẽ làm tất cả để em được sống. (TH, 70) 
Trong khi phân tích M1 cái cho sẵn chúng tôi xử lý M1 như một sự tình-thực thể nên 
mặc dù các yếu tố trong câu có thể phân tích thành các yếu tố nhỏ hơn với những sự phân 
biệt cũ/mới (ví dụ như em, hồ là cái cho sẵn), chúng tôi vẫn xử lý M1 là cái mới vì toàn bộ 
thông tin nếu em rớt xuống hồ là cái thông tin mới, hoàn toàn bất ngờ đối với người nghe. 
* * * 
 8 
 Trên đây chúng tôi đã trình bày và đưa ra các cứ liệu để chứng minh rằng cấu trúc điều 
kiện, nếu nhìn từ quan điểm thông báo, có một số M1 rõ ràng là cái cho sẵn. Phần trình bày 
ở trên cho thấy: Đa số các câu điều kiện có M1 là cái cho sẵn nhưng vẫn tồn tại những 
trường hợp nó là cái mới. Quan điểm này phù hợp với quan điểm của Sweetser, Akatsuko, 
En Ju Noh. Tuy vậy, việc M1 có thể là cái cho sẵn đã góp phần giải thích vì sao trong câu 
điều kiện M1 luôn đứng trước M2. Trật tự này cũ – mới này là trật tự mà người nói thường 
có xu hướng chọn lựa: cái cho sẵn, cái cũ thường được nêu lên trước làm xuất phát điểm 
cho sự nhận định, cái mới được nêu ra sau đó. Đó là một cách tổ chức thông tin thuận tiện 
và giản dị, thông tin mà người nói muốn truyền đạt dễ chuyển tới người nhận vì nó đặt 
thông tin mới trong một ngữ cảnh thông tin được thừa nhận là quen thuộc. 
Comrie cũng có một gợi ý rằng nếu áp dụng trật tự cái cho sẵn – cái mới của cấu trúc 
thông báo vào việc nghiên cứu câu điều kiện có thể đi đến nhận định rằng trật tự không 
được đánh dấu If M1, M2 là do cái cho sẵn của M1, có nghĩa là If M1/M2 (cái cho sẵn / cái 
mới). 
Cách lý giải trật tự M1 và M2 trong câu điều kiện là trật tự cũ mới sẽ thuyết phục hơn 
quan điểm (tiêu biểu là Haiman và Schiffrin) cho rằng ở câu điều kiện, M1 trong bất cứ 
trường hợp nào cũng là cái cho sẵn. 
Theo Haiman và Schiffrin, cái cho sẵn trong câu điều kiện phải được hiểu theo một cách 
khác hơn. Cái cho sẵn này chỉ được xét ở khía cạnh hướng đến những gì được trình bày ở 
M2 và chỉ liên quan đến M2; và nếu xét theo hướng này thì tất cả M1 đều là cái cho sẵn. 
Trong bài “Conditionals are topic?”, Haiman lập luận rằng trong một phát ngôn điều kiện, 
khi M1 được phát ra, nếu nó không bị người nghe phản đối ngay lúc nói thì nó cho người 
nói cái quyền được tiếp tục với mệnh đề chính. Như vậy, vào thời điểm M1 được đưa ra, cả 
người nói lẫn người nghe chia sẻ cái khung quy chiếu giống nhau, do đó chúng được lưu 
giữ trong óc người nghe như là cái khung quy chiếu cho mệnh đề M2 theo sau. Đối với 
Haiman, một thực thể hay một mệnh đề có thể là cái cho sẵn ngay cả khi nó chưa được 
khẳng định thông qua diễn ngôn trước đó. Nó là cái cho sẵn chỉ vì người nói muốn xử lý nó 
như thế. Điều này có nghĩa là cái cho sẵn có thể độc lập với quá trình diễn ngôn và rằng bất 
kể điều gì cũng có thể trở thành cái cho sẵn ở thời điểm biểu hiện nó trong diễn ngôn. 
D. Shiffrin [5] cũng ủng hộ ý kiến của Haiman. Bà khẳng định ngay cả cú if chưa được 
thiết lập như thông tin cũ trước phát ngôn của nó, nó cũng trở thành thông tin cũ vào thời 
điểm phát ngôn. Đứng dưới góc nhìn diễn ngôn, Shiffrin cho rằng mệnh đề điều kiện luôn 
luôn đứng trước, mệnh đề kết quả luôn luôn đứng sau trong các phổ quát ngôn ngữ học (đã 
từng được Greenberg khẳng định) vì nó tuân theo nguyên tắc chính về tổ chức diễn ngôn: 
nó là chủ đề và là cái cho sẵn. Như vậy theo quan điểm của Haiman và của cả Shiffrin, cấu 
trúc thông báo của câu điều kiện bao gồm 2 phần: phần Đề (M1) – cái cho sẵn, phần Thuyết 
– cái mới 
 Quan điểm tất cả M1 trong câu điều kiện là cái cho sẵn cùng với quan niệm M1 là 
chủ đề (Haiman theo cách tiếp cận đồng nhất cấu trúc đề thuyết với cấu trúc thông báo của 
câu) nói trên là một vấn đề gây tranh cãi không ít trong giới ngôn ngữ học. Với những M1 
mà chúng tôi cho rằng M1 cho sẵn, theo Haiman là những “chủ đề lặp”, còn những M1 
không có quan hệ gì với văn bản trước đó (mà chúng tôi cho là cái mới), Haiman cho đó là 
những “chủ đề tương phản”. Theo Haiman, sở dĩ chúng có tính tương phản là vì chúng 
được chọn lựa từ trong những điều kiện khác nhau. Haiman cho rằng chủ đề nói chung và 
các mệnh đề điều kiện nói riêng thường được tuyển chọn từ một danh sách vô hạn tiềm 
tàng và tương phản ngầm ẩn với những thành viên khác của danh sách này mà cơ sở lựa 
chọn của nó thuộc những nguyên tắc quan yếu ngoài ngôn ngữ học. Và chủ đề lặp lại hay 
tương phản đều là cái cho sẵn vì người ta không dẫn nhập một cái gì vào câu nói mà căn 
cước của nó chưa được người nghe biết đến.(2) 
 9 
Cao Xuân Hạo trong “Tiếng Việt sơ thảo...” cũng cho M1 trong câu điều kiện tiếng Việt 
là “chủ đề” (hay nói chính xác hơn là “khung đề”), nhưng “chủ đề” đó là đề (topic) thuộc 
cấu trúc cú pháp của câu chứ không phải đề trong cấu trúc thông báo như quan điểm của 
Haiman. 
 Vì có những vấn đề liên quan đến quan điểm câu điều kiện là chủ đề nên vấn đề cái cho 
sẵn nói riêng và cấu trúc thông báo của câu điều kiện nói chung vẫn là một vấn đề còn đang 
để mở. 
Chú thích: 
(
1
) Sweetser chia câu điều kiện làm 3 loại: Câu điều kiện nội dung, câu điều kiện nhận thức và câu điều kiện 
hành động ngôn từ. 
(
2
) Quan điểm này của ông áp dụng cho cả chủ đề nói chung: 
1. Chủ đề lặp lại: a. Bill likes to go to any movie. 
 b. (speaking of Bill) He could see Casablanca forever. 
2. Chủ đề tương phản: a. Ann likes to go to any movies 
 b. (but as for Bill) Bill only likes old movies. 
 Bill trong (2b) theo nhiều nhà ngữ học (Kuno, Akatsuko) là thông tin mới vì Bill là chủ đề tương phản; 
còn Haiman cho rằng Bill vẫn là cái cho sẵn bởi vì người ta không thể nói đến một điều mà người ta đoán 
rằng người nghe không biết đến căn cước của nó. Có nghĩa là người nói sẽ không đề cập đến Bill khi người 
nghe không biết Bill là ai. 
TƯ LIỆU THAM KHẢO 
1. Akatsuka Noriko. Conditionals are discourse-bound, trong Traugott et al, On conditionals, Cambridge: 
Cambridge University Press, 1986. 
2. Cao Xuân Hạo. Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Q 1, Nxb KKHXH, 1991. 
3. Chafe W.L. Subject and topic, New York: Academic Press, 1976. 
4. Comrie Bernard. Conditionals: a typology, trong Traugott et al, On conditionals, Cambridge: Cambridge 
University Press, 1986. 
5. Deborah Schiffrin. Conditionals as topics in discourse, Linguistic 30, 1990. 
6. Eun Ju Noh. A relevance theoretic account of metarepresentative uses in conditionals, UCL Working 
paper in linguistics 8, 1996. 
7. Fauconnier Gilles. Mental space, The MIT press, Cambridge, 1985. 
8. Haiman John. Conditionals are Topics, Language 46, 1978. 
9. Halliday Mak. Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Hoàng Văn Vân dịch, Nxb ĐHQG Hà Nội, 1998. 
10. Kuno Susumu. The structure of the Japanese language, The MIT Press, 1973. 
11. Nguyễn Thiện Giáp. Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2000. 
12. Prince E. Towards a taxonomy of give-new information, trong Cole R. (eds.) Radical Pragmatics, 
London: Academic. Press, 223-255, 1981. 
13. Sweetser Eve. From Etymology to Pragmatics, Cambrige: Cambrige U.P, 1990. 
CÁC TÁC PHẨM DÙNG LÀM TƯ LIỆU 
(1) Lê Lựu. Thời xa vắng, Nxb Hội nhà văn, 1998. (LL). 
(2) Nguyễn Thị Ngọc Tú. Buổi chiều tỏa hương, Nxb Hà Nội, 1999. (NTNT) 
(3) Trang Hạ. Tình khúc, Nxb Trẻ, 1995. (TH) 
(4) Lan Khai. Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, Nxb KHXH, 1990. (LK) 
(5) Nguyễn Huy Thiệp. Tuyển tập truyện ngắn, Nxb VHTT, 2000. (NHT) 

File đính kèm:

  • pdfcau_dieu_kien_tieng_viet_va_cai_cho_san.pdf