Cấp độ liên kết và trần thuật trong tiểu thuyết của Thuận
TÓM TẮT
Các cấp độ liên kết và trần thuật là những vấn đề cơ bản thuộc về mối quan hệ giao tiếp trong cấu
trúc tiểu thuyết. Một cấu trúc giao tiếp chuẩn mực bao gồm: mối quan hệ giữa tác giả và độc giả;
người kể chuyện và khán giả - người nhận; nhân vật với nhân vật. Tuy nhiên, trên từng trang viết
của Thuận, người đọc không thể khuôn các mối quan hệ giao tiếp vào những “cấu trúc chuẩn mực”
đó. Trong bài viết này, người viết tập trung giới thiệu về các cấp độ liên kết và trần thuật trong tiểu
thuyết của Thuận để tìm ra yếu tố cách tân trong cấu trúc tự sự của nhà văn.
hững lúc chúng ta thấy mất đi sự cân bằng, băn khoăn không hiểu đâu mới là ý nghĩa đích thực của cuộc đời. Trong cuộc sống bộn bề, sự mất cân bằng nhiều khi cũng thật cần thiết. Đó là những giây phút chúng ta cần phải nhìn lại mình, nhìn vào hiện thực cuộc sống để tự mình điều chỉnh: hãy sống như thể ngày mai cả ta và họ không còn nữa. Sự vượt cấp trong liên kết trần thuật Ở tiểu thuyết của Thuận, các cấp độ liên kết không tồn tại riêng rẽ, tách rời, mà luôn có sự vượt cấp – tiến tới thiết lập mối quan hệ với các cấp liên kết nhỏ hoặc cao hơn. Chúng ta có thể thấy rõ sự vượt cấp trong liên kết trần thuật qua bảng dưới đây: Ở sơ đồ này, tác giả và độc giả thực không chỉ thiết lập mối quan hệ với nhau mà còn thiết lập mối quan hệ với người kể, người nghe chuyện và nhân vật. Điều này thể hiện rất rõ qua Chinatown: “Bạn bè mày ở trong nước đọc Made in Vietnam đều không hài lòng. Con bạn thân nhất của mày gọi điện đến khóc lóc, yêu quý gì mà viết về nhau như thế (). Ông hàng xóm hầm hầm vào nhà không thèm gõ cửa, bảo mày thất nghiệp hay sao mà lôi chuyện ông ấy ra kể (). Mày () đừng quên mấy cái dấu chấm để độc giả còn được xuống hàng nghỉ ngơi, cũng đừng quên mấy trang lại làm một chương để độc giả có dịp đếm từ một đến mười. Tôi phì cười. Tôi cũng không ngờ độc giả yêu cầu cao đến thế” [13]. Chiếu ví dụ trên lên sơ đồ sự vượt cấp chúng ta có thể thấy: Thuận là tác giả thực của Chinatown, Made in Vietnam. “Tôi” (1) - người kể chuyện của Chinatown – tác giả của Made in Vietnam và I’m yellow. “Tôi” (2) là người kể chuyện của I’m yellow. Hắn là bạn của “Tôi” (1) – người đọc I’m yellow. “Bạn bè trong nước”, “con bạn thân nhất”, “ ông hàng xóm” là độc giả của Made in Vietnam. Như vậy, chỉ qua một đoạn trích, chúng ta đã thấy lớp lang các bậc liên kết đan cài như “mạng nhện”. Thuận thể hiện mối quan hệ của tác giả thực với người kể chuyện và nhân vật “Tôi” (1) - nhân vật của Chinatown; mối quan hệ giữa tác giả của Made in Vietnam và người đọcMối quan hệ đan cài như trên đã phản ánh sự phức tạp trong cấu trúc tự sự của Chinatown. Mỗi lần độc giả đọc lại khám phá ra những tầng bậc mới, những mối quan hệ mới. Chinatown vì thế không đơn giản chỉ là câu chuyện về một người phụ nữ bất hạnh mà đó còn là câu chuyện văn chương – dấu ấn tác giả, hư cấu, hiện thực, tiếp nhận, phản hồi 1.Tác giả thực---Văn bản trần thuật--- 1’. Độc giả thực 2. Người kể chuyện--Sự kể--2’. Người nghe chuyện 3. Nhân vật --Hành động--3’. Nhân vật 3 - 3’: Cấp độ hành động – nội văn bản 2- 2’: Cấp độ sắp xếp hư cấu – nội văn bản 1- 1’: Cấp độ liên kết không hư cấu – ngoại văn bản CÁC CẤP ĐỘ TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN Năm tiểu thuyết của Thuận có sự xuất hiện của nhiều cấp độ trần thuật: trần thuật bậc một, trần thuật bậc hai và bậc ba. Trần thuật bậc một Trần thuật bậc một là trần thuật không gá lắp dưới bất cứ một trần thuật nào. Với tiểu thuyết truyền thống, trần thuật này có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhưng ở Thuận, nó lại mất dần vị trí ngự trị. Ở Chinatown, trần thuật bậc một kể về một người phụ nữ tuổi gần bốn mươi đang bị mắc kẹt trên một toa tàu điện. Ở T mất tích, trần thuật bậc một kể về sự mất tích của T và những gì xảy ra sau đó. Ở Vân Vy, trần thuật bậc một kể về cuộc sống nhàm tẻ, buồn chán của Vy trong cuộc hôn nhân với người chồng Việt kiều tên Vượng và đám tang một nhà văn Vũ Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 155 - 161 160 đồng tính tên B... Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trần thuật bậc một chủ yếu nói về cuộc sống hiện tại của các nhân vật ở Paris. Như vậy, trần thuật bậc một trong tiểu thuyết của Thuận rất đơn giản. Nó đã đánh mất vai trò là bậc trần thuật chính, trở thành cái cớ đưa người đọc tiếp cận một tầng bậc trần thuật gá lắp bên trong. Trần thuật bậc hai và bậc ba Nếu các tiểu thuyết gia truyền thống thường ưu ái cho trần thuật bậc một thì Thuận lại đưa người đọc đến khơi những tầng sâu của văn bản, tìm ra cơ chế mở tiềm tàng của chúng bằng cách thiết lập những tầng bậc trần thuật gá lắp. Sự gá lắp của các bậc trần thuật khác được thể hiện rõ nét ở Chinatown. Trần thuật bậc một ở Chinatown nói về người phụ nữ xưng “Tôi”,bị mắc kẹt trong tàu điện ngầm. Toàn bộ trần thuật bậc một chỉ nói cho chúng ta những thông tin đó. Điều này chứng tỏ ở Chinatown, Thuận đã hạ thấp đến mức tối đa vai trò của trần thuật bậc một và thay vào đó là sự mở rộng giới hạn, đưa vào trong trần thuật gốc những trần thuật gá lắp. Chúng ta có thể mô hình hóa các bậc trần thuật trong Chinatown qua sơ đồ dưới. Sơ đồ trên cho thấy trong Chinatown có sự tồn tại của ba bậc trần thuật: bậc một (A) nói về hai giờ đồng hồ “Tôi” (1) bị mắc kẹt trong tàu điện ngầm; bậc hai (B1) nói về quá khứ của “Tôi”; (B2) nói về cuộc hôn nhân giữa hắn và Hélène; bậc ba (C) nói về “Tôi” – một họa sĩ cùng những ám ảnh trong cuộc sống hôn nhân với Loan. Trong ba bậc trần thuật trên, trần thuật bậc một (A) là trần thuật gốc; trần thuật (B1, B2) được gá vào trong trần thuật bậc một (A); trần thuật bậc ba (C) được gá vào trong trần thuật bậc hai (B1). Trần thuật gá lắp (B1, B2) có tác dụng làm cản trở, kìm hãm sự tiếp tục của trần thuật gốc (A). Trần thuật gốc (A) vừa bắt đầu đã bị cản trở bởi tàu điện ngầm không thể đi tiếp do bị nghi ngờ có âm mưu khủng bố. Người đọc không biết thêm thông tin gì về chuyến tàu điện ngầm đó. Nhân vật bị nhốt lại trong một không gian hẹp, tù túng mà ở đó, nhân vật bắt đầu thực hiện một cuộc vượt thoát bằng tâm tưởng. Sự cản trở của trần thuật gốc (A) là cơ sở cho sự bắt đầu của trần thuật gá lắp (B1) và (B2). Trần thuật (B1) đang tuôn chảy (“Tôi không dám viết thư cho Thụy”) thì trần thuật (C) bỗng dưng xuất hiện, làm cho trần thuật gốc (B1) lại bị cản trở, bị sao nhãng, đột ngột Những trần thuật gá lắp (B1, B2, C) làm sao nhãng đi mạch tự sự gốc (A) và cung cấp thêm thông tin về những sự kiện nằm ngoài tiến trình sự kiện gốc. Người đọc nhờ đó nắm bắt được trọn vẹn những sự kiện chính trong cuộc đời nhân vật, thấu rõ những day dứt, ám ảnh và bất hạnh của nhân vật trong quá khứ, hiện tại Thuận sử dụng khá thành công mô hình trần thuật gá lắp, đặc biệt khi để nhân vật chính nữ ở trần thuật gốc (B1) bàn về cuốn tiểu thuyết mà mình đang viết (C) - ở đó nhân vật chính vào vai một người đàn ông và nhân vật chính nữ trong trần thuật gốc (B1) trở thành nhân vật phụ trong trần thuật gá lắp (C). Trần thuật gá lắp (C) tạo môi trường để cho nhân vật chính trong trần thuật gốc (B1) phân thân – từ đó có cái nhìn sâu vào cái tôi của mình bằng cái nhìn của “kẻ khác”. Người đọc đồng thời được đi qua hai cuộc trải nghiệm về một cuộc đời, đồng thời phát hiện ra được những khát khao cháy bỏng, những điều thầm kín ẩn sâu nơi góc khuất tâm hồn, khiến nhân vật có thể tự bộc bạch trọn vẹn những tâm sự vừa chân thành, vừa đau đớn, xót xa. C: Trần thuật bậc ba B1: Trần thuật bậc hai B2: Trần thuật bậc hai A: Trần thuật bậc một Vũ Thị Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 155 - 161 161 KẾT LUẬN Khép lại những trang tiểu thuyết của Thuận, ta lại thấy những thông điệp mới được mở ra. Đó chính là hướng mở của tiểu thuyết – là sự “tràn bờ” mà chúng ta không thể khuôn nó vào một cái khung định sẵn. Bằng việc tạo ra sự vượt cấp trong các liên kết trần thuật, Thuận đã lôi kéo độc giả vào vai trò đồng sáng tạo với mình, góp phần tạo ra tính chất đối thoại, đa chiều cho tiểu thuyết. Tìm ra và khơi dậy sức mạnh của những lớp trần thuật tiềm ẩn bên trong trần thuật gốc, Thuận đã thành công trong việc thể hiện những góc khuất của đời sống đương đại, phơi bày những vỉa tâm hồn sâu kín mà không phải ai cũng chạm đến được. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Roland Barthes (2003), Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 1 [2]. Phong Điệp, Thuận: Nghệ thuật viết mới là điều tôi quan tâm, [3]. Phong Điệp, Thuận: Viết để phá vỡ sự cân bằng, [4]. Văn Giá, Đề cương bài nói chuyện của nhà văn Thuận, [5]. Hoàng Cẩm Giang (2007), Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, Luận văn Thạc sĩ, Đại học KHXH&NV [6]. Manfred Jahn (2007), Trần thuật học - Nhập môn lý thuyết trần thuật, Nguyễn Thị Như Trang dịch, Đại học KHXH&NV. [7]. Hà Linh, Thuận: Khi viết tôi không mặc cảm, [8]. Lan Ngọc, Thuận: Ngôn ngữ Việt thừa hiện đại và tinh tế để sáng tạo, [9]. Hoàng Nguyễn, Đôi nét về thi pháp và kết cấu tiểu thuyết Chinatown, http:/www.evan.com.vn. [10]. Thụ Nhân, Thuận: Tôi rất muốn biết vì sao mình được tặng thưởng, [11]. Việt Quỳnh, Thuận: càng viết là càng bớt bồng bột, [12]. Thuận (2003), Made in Vietnam (trích đoạn), http:/www.tienve.org. [13]. Thuận (2004), Chinatown, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. [14]. Thuận (2005), Paris 11 tháng 8, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. [15]. Thuận (2006), T mất tích, Nxb Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội. [16]. Thuận (2008), Vân Vy, Nxb Hội Nhà Văn và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội. SUMMARY LINK AND NARRATIVE LEVELS IN THUAN’S NOVELS Vu Thi Hanh* College of Sciences – TNU Link and narrative levels are basic problems of communication relationships in the novel structure. A standard communication structure include the relationship between authors and readers; narrators and audience – receivers; and among characters. However, in each page of Thuan’s novels, readers can’t force communication relationships into these standard structures. In this paper, the author is going to focus on introducing the link and narrative levels in Thuan’s novels to find out the renovated elements in Thuan’s narrative structures. Key words: Thuan writer, novels, link level, narrative level, renovated elements * Tel: 0984 364766, Email: vuhanhk48@gmail.com
File đính kèm:
- cap_do_lien_ket_va_tran_thuat_trong_tieu_thuyet_cua_thuan.pdf