Các nhân tố quyết định độ trễ kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố tác động đến độ trễ kiểm toán của các

công ty niêm yết tại Việt Nam. Dựa trên số liệu của 176 công ty niêm yết tại Việt Nam trong

giai đoạn 2013-2016, kết quả phân tích hồi quy với dữ liệu nhóm cho thấy độ trễ kiểm toán

của các công ty niêm yết tại Việt Nam được quyết định bởi bốn nhân tố: chất lượng công ty

kiểm toán, mức độ sinh lời của doanh nghiệp, lượng hàng trong kho và các khoản phải thu,

và lượng kế toán dồn tích của doanh nghiệp. Cụ thể, mức độ sinh lời của công ty có tác động

nghịch biến lên độ trễ của báo cáo tài chính kiểm toán. Khối lượng hàng hóa trong kho và

các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp có tác động đồng biến lên độ trễ kiểm toán

của doanh nghiệp. Trái với kết quả nghiên cứu ở các nước khác, tại Việt Nam, các doanh

nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán chất lượng cao thường có độ trễ báo cáo

dài hơn; và các công ty có tổng lượng kế toán dồn tích lớn lại có độ trễ kiểm toán thấp hơn

các công ty khác. Kiểm định tăng cường bằng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với hiệu ứng

ngẫu nhiên cũng xác nhận lại kết quả này

pdf17 trang | Chuyên mục: Kế Toán Doanh Nghiệp Dịch Vụ | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Các nhân tố quyết định độ trễ kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
trễ kiểm toán càng dài. 
Bảng 5. Kết quả ước lượng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên 
Biến Dấu kỳ vọng Hệ số hồi quy Chỉ số z Chỉ số p Kết luận 
Giao điểm 4.297449*** 12.49 0.000 
LNSIZE + -0.004502 -0.26 0.792 
BIG4 - 0.0906582** 2.46 0.014 + 
AC - 0.0400313 1.23 0.220 
ROA - -0.0054327*** -5.76 0.000 - 
AUDITOPI + 0.0678027 1.41 0.158 
SUBS + 0.0040778 1.49 0.135 
INVREC + 0.0017119** 2.53 0.011 + 
TA + -0.1870384* -1.84 0.065 - 
LEV + 0.0002131 0.26 0.793 
N 704 
R2 0.1139 
Wald Chi-sq 68.50 
Chỉ số p 0.0000 
Ghi chú: Bảng trên trình bày kết quả ước lượng cho mô hình sau đây: 
itiit10it9
it8it7it6it5it4it3it21it
uLEVTA
INVRECSUBSAUDITOPIROAAC4BIGLNSIZELNARL


Kiểm định Hausman (1978) và kiểm định Breusch-Pagan (1980) được thực hiện và cho ra chỉ số kiểm 
định tương ứng là chỉ số Wald Chi-square = 6.53 (p-value=0.6858) và Wald Chi-square = 163.53 (p-
value=0.0000). Kết quả kiểm định cho thấy định dạng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên là định dạng hiệu quả 
nhất và được chọn làm mô hình nghiên cứu chính cho nghiên cứu này. *, **, ***: Thể hiện mức ý nghĩa 
thống kê tương ứng là 10%, 5%, và 1%; +, - : Tương ứng có nghĩa là có mối quan hệ đồng biến, và có 
mối quan hệ nghịch biến với ý nghĩa thống kê từ 5% trở lên. 
Tuy nhiên, hai nhân tố là Chất lượng của công ty kiểm toán và Lượng kế toán dồn 
tích lại có tác động đến độ trễ kiểm toán không giống như quan sát được ở các nước khác. 
Cụ thể, tại Việt Nam, các công ty kiểm toán được coi là có chất lượng cao (nằm trong 
nhóm Big 4) lại có độ trễ kiểm toán lâu hơn các công ty kiểm toán khác, trong khi các 
 Nguyễn Thanh Hồng Ân và Hoàng Mai Phương 
 17 
nghiên cứu ở các nước phát triển lại không tìm ra chứng cứ về mối quan hệ này (Carslaw 
& Kaplan, 1991; Davies & Whittred, 1980; Garsombke, 1981; Vuko & Cular, 2014), hoặc 
cho thấy điều ngược lại (Gilling, 1977). Tương tự, trong khi chứng cứ ở các nước khác 
cho thấy các công ty có tổng các khoản kế toán dồn tích càng lớn thì càng mất nhiều thời 
gian để thực hiện kiểm toán, chứng cứ tại Việt Nam lại cho thấy các công ty có các khoản 
kế toán dồn tích cao thì lại được kiểm toán nhanh hơn. 
Hai khác biệt giữa hành vi báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam và doanh 
nghiệp ở các nước khác được phỏng đoán là do có sự khác biệt trong công nghệ kiểm 
toán giữa các công ty kiểm toán. Các công ty kiểm toán có chất lượng cao và có uy tín 
thường có quy trình kiểm toán khắt khe để bảo vệ uy tín của mình, trong khi các công ty 
kiểm toán nhỏ có thể có quy trình kiểm toán đơn giản hơn, do nguồn lực bị hạn chế. Có 
thể vì lý do này mà thời gian kiểm toán của các công ty thuộc nhóm Big 4 tại Việt Nam 
lại lâu hơn các công ty kiểm toán nhỏ khác tại địa phương. Ngoài ra, các khoản kế toán 
dồn tích được coi là khu vực có thể xảy ra các hoạt động quản trị số liệu lợi nhuận. Do 
vậy, các công ty kiểm toán thường phải dành nhiều thời gian hơn để kiểm tra các công ty 
có khoản kế toán dồn tích cao để tránh trường hợp số liệu báo cáo bị điều chỉnh (dù hợp 
pháp) và không phản ánh đúng tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp. Việc quan 
sát được mối quan hệ ngược lại tại thị trường Việt Nam có thể là một tín hiệu không tốt 
về chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. Những điểm khác biệt này có thể mang 
hàm ý rất quan trọng đối với các nhà làm chính sách và các nhà đầu tư tại Việt Nam. Để 
có câu trả lời chính xác, hai nhân tố khác biệt này cần được nghiên cứu kỹ hơn và với số 
liệu chi tiết hơn trong một nghiên cứu riêng biệt. 
5. KẾT LUẬN 
Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu này chỉ ra bốn nhân tố có tác động lên độ 
trễ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, bao gồm: Chất lượng 
của công ty kiểm toán (BIG4); Tình hình tài chính của doanh nghiệp (ROA); Khối lượng 
hàng tồn kho và các khoản phải thu (INVREC); và Tổng các khoản kế toán dồn tích (TA). 
Trong bốn nhân tố tác động đến độ trễ kiểm toán của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, 
có hai nhân tố, là Tình hình tài chính của doanh nghiệp và Lượng hàng trong kho và các 
khoản phải thu, có tác động lên độ trễ kiểm toán theo hướng trùng hợp với các nghiên 
cứu ở các nước khác. Theo đó, trong bối cảnh Việt Nam, tình hình tài chính doanh nghiệp 
càng khả quan thì độ trễ kiểm toán càng ngắn và khối lượng hàng tồn kho và các khoản 
phải thu càng lớn thì độ trễ kiểm toán càng dài. Tuy nhiên, hai nhân tố còn lại là Chất 
lượng của công ty kiểm toán và Lượng kế toán dồn tích lại có tác động đến độ trễ kiểm 
toán không giống như quan sát được ở các nước khác. Cụ thể, tại Việt Nam, các công ty 
kiểm toán được coi là có chất lượng cao (nằm trong nhóm Big 4) lại có độ trễ kiểm toán 
lâu hơn các công ty kiểm toán khác. Tương tự, chứng cứ ở các nước khác cho thấy doanh 
nghiệp có giao dịch kế toán dồn tích càng cao thường có độ trễ báo cáo tài chính kiểm 
toán càng dài. 
Dù đã đưa ra được một số kết quả nghiên cứu có ý nghĩa, đóng góp vào kho tàng 
nghiên cứu về chủ đề độ trễ báo cáo tài chính kiểm toán nói chung, nghiên cứu này cũng 
không tránh khỏi một số hạn chế. Thứ nhất, nghiên cứu này thực hiện dựa trên một tập 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ] 
 18 
dữ liệu không lớn, với chỉ 176 công ty, được khảo sát trong 4 năm, từ 2013-2016. Các 
nghiên cứu tương lai có thể mở rộng nghiên cứu này bằng cách thu thập thêm dữ liệu từ 
nhiều công ty và trong một giai đoạn dài hơn để gia tăng sức mạnh của các phép kiểm 
định giả thuyết, từ đó làm tăng sự tin cậy của các kết luận. Thứ hai, mô hình nghiên cứu 
sử dụng trong nghiên cứu này chỉ giới hạn sử dụng một số biến hạn chế và khá thông 
dụng trong ngành. Các nghiên cứu trong tương lai có thể bổ sung vào mô hình các biến 
khác, ví dụ các biến về chất lượng hội đồng quản trị, để mở rộng phạm vi nghiên cứu và 
gia tăng khả năng giải thích của mô hình. Cuối cùng, nghiên cứu này chỉ giới hạn ở việc 
xác định các nhân tố quyết định độ trễ kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt 
Nam mà không đưa ra các lý giải cho các kết quả. Các nghiên cứu tương lai có thể mở 
rộng nghiên cứu này bằng cách đưa ra các lý giải cho các kết quả phân tích trong nghiên 
cứu này, đặc biệt là cho hai nhân tố khác biệt được chỉ ra trong nghiên cứu này: giải thích 
lý do tại sao công ty kiểm toán chất lượng cao lại có thời gian kiểm toán lâu hơn và các 
công ty có khoản kế toán dồn tích cao lại được kiểm toán nhanh hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Abdulla, J. (1996). The timeliness of Bahraini annual reports. Advances in International 
Accounting, 9, 73-88. 
Ashton, R., Willingham, J., & Elliott, R. (1987). An empirical analysis of audit delay. 
Journal of Accounting Research, 25, 275-292. 
Ashton, R. H., Graul, P. R., & Newton, J. D. (1989). Audit delay and the timeliness of 
corporate reporting. Contemporary Accounting Research, 5, 657-673. 
Bamber, E. M., Bamber, L. S., & Schoderbek, M. P. (1993). Audit structure and other 
determinants of audit report lag: An empirical analysis. Auditing: A Journal of 
Practice & Theory, 12(1), 1-23. 
Bộ Tài chính. (2015). Thông tư 155/2015/TT-BTC: Hướng dẫn công bố thông tin trên 
Thị trường chứng khoán. Hà Nội, Việt Nam: Bộ Tài chính. Được truy lục từ 
D=30653 
Breusch, T., & Pagan, A. (1980). The Lagrange Multiplier Test and its application to 
model specification in econometrics. Review of Economic Studies, 47, 239-254. 
Carslaw, C. A. P. N., & Kaplan, S. E. (1991). An examination of audit delay: Further 
evidence from New Zealand. Accounting & Business Research, 22, 21-32. 
Che-Ahmad, A., & Abidin, S. (2009). Audit delay of listed companies: A case of 
Malaysia. International Business Research, 1, 32-39. 
Courtis, J. (1976). Relationships between timeliness in corporate reporting and corporate 
attributes. Accounting and Business Research, 6, 46-56. 
Davies, B., & Whittred, G. (1980). The association between selected corporate attributes 
and timeliness in corporate reporting: Further analysis. ABACUS, 16, 48-60. 
Dyer, J. C., & McHugh, A. J. (1975). The timeless of the Australian annual report. 
Journal of Accounting Research, 13, 204-219. 
 Nguyễn Thanh Hồng Ân và Hoàng Mai Phương 
 19 
Garsombke, H. (1981). The timeliness of corporate financial disclosure. In J. K. Courtis 
(Ed.), Communications via annual reports, AFM Exploratory Series No. 11 (pp. 
204-218). Armidale, Australia: University of New England. 
Gilling, D. (1977). Timeliness in corporate reporting: Some further comment. Accounting 
and Business Research, 7, 34-36. 
Hausman, J. A. (1978). Specification tests in econometrics. Econometrica, 46, 1251-
1272. 
IASB. (2008). Exposure draft of an improved conceptual framework for financial 
reporting. London, England: IASB. 
Jaggi, B., & Tsui, J. (1999). Determinants of audit report lag: Further evidence from Hong 
Kong. Accounting and Business Research, 30(1), 17-28. 
Ng, P. P. H., & Tai, B. Y. K. (1994). An empirical examination of the determinants of 
audit delay in Hong Kong. British Accounting Review, 26(1), 43-59. 
Owusu-Ansah, S. (2000). Timeliness of corporate financial reporting in emerging capital 
markets: Empirical evidence from the Zimbabwe Stock Exchange. Accounting 
and Business Research, 30, 241-254. 
Owusu-Ansah, S., & Leventis, S. (2006). Timeliness of corporate annual financial 
reporting in Greece. European Accounting Review, 15, 273-287. 
Quốc hội. (2015). Luật Kế toán số 88/2015/QH13. Hà Nội, Việt Nam: Văn phòng Quốc 
hội. 
Türel, A. (2010). Timeliness of financial reporting in emerging capital markets: Evidence 
from Turkey. Istanbul University Journal of the School of Business 
Administration, 39(2), 227-240. 
Vuko, T., & Cular, M. (2014). Finding determinants of audit delay by pooled OLS 
regression analysis. Croatian Operational Research Review, 15, 81-91. 
Wooldridge, J. M. (2002). Introductory Econometrics: A modern approach. 
Massachusetts, USA: Cengage Learning Press. 

File đính kèm:

  • pdfcac_nhan_to_quyet_dinh_do_tre_kiem_toan_cua_cac_doanh_nghiep.pdf
Tài liệu liên quan