Các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai E-CRM thành công tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam
Nhằm nghiên cứu việc thực hiện quản trị quan hệ khách hàng điện tử (e-CRM) của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), bài viết tập trung xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến quản trị quan hệ khách hàng điện tử. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa
trên khảo sát 300 người tham gia triển khai e-CRM tại Vietnam Airlines. Số liệu thu thập được phân tích
qua công cụ CFA và SEM của phần mềm AMOS SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu đúc kết bốn nhân tố có ảnh
hưởng trực tiếp đến triển khai e-CRM, bao gồm Định hướng khách hàng, Quản trị tri thức, Tổ chức và Công
nghệ thông tin. Và nghiên cứu cũng cho thấy kết quả triển khai e-CRM tác động nhiều nhất đến hoạt động
tài chính và marketing của Vietnam Airlines
ã và đang thực hiện đều hướng đến khách hàng. Để thực hiện được điều này, thì VNA ngay từ khâu xử lý dữ liệu, nên lưu trữ thông tin tất cả khách hàng, để nắm bắt mọi thông tin về khách hàng dù sử dụng dịch vụ chỉ một lần hay nhiều lần; từ đó mới có thể liên lạc với khách hàng sau khi đã sử dụng dịch vụ. 49 ? Số 142/2020 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học !" # $% " & Bảng 3: Trọng số hồi quy tác động trực tiếp và gián tiếp chuẩn hóa ! " # $%%% &' ()* +++ # $%%% &' ,-, .# $%%% &' ,/* +++ .# $%%% &' (,( 0 $%%% ' ,1( +++ 0 $%%% ' *2) 3# $%%% ' *1* +++ 3# $%%% ' 41* #0 $%%% # )*2 +++ #0 $%%% # ),1 #0 $%%% 3# -1) -4) #0 $%%% 3# -1( #0 $%%% 0 )-*) +++ #0 $%%% 0 5/* #0 $%%% .# )), -)* #0 $%%% .# -24 67 $%%% #0 (-) +++ 67 $%%% #0 1-) 8. #0 141 +++ 8. $%%% #0 /** ?Thứ hai, lãnh đạo các cấp cần thống nhất xem triển khai giải pháp e-CRM là ưu tiên hàng đầu và cần phổ biến rộng rãi để nhân viên nhận thức được tầm quan trọng đó. Nhân viên (cả trực tiếp và gián tiếp tham gia) đều cần được phổ biến rõ ràng chiến lược-mục tiêu-quy trình hoạt động e-CRM, và cần được khuyến khích cũng như đào tạo phù hợp để hoạt động e-CRM đạt hiệu quả tốt nhất. VNA nên chú ý lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp với chiến lược định hướng khách hàng và cũng nhằm giúp các bộ phận cùng nhau làm việc để đạt được mục tiêu của giải pháp e-CRM. Đặc biệt, mỗi lĩnh vực/phòng ban đều cử nhân viên (số lượng tùy thuộc vào số nhân viên và công việc đảm nhận của mỗi lĩnh vực) tham gia vào triển khai e-CRM. Có đánh giá KPI cho việc thực hiện. Bên cạnh đó, xây dựng thể chế e-CRM có quy tắc thực hiện và quy định rõ ràng về tổ chức và nguồn lực thực hiện e-CRM. Thể chế được xây dựng theo định hướng khách hàng, lấy nhu cầu của khách hàng làm trọng tâm. Thể chế sẽ là cơ sở để đánh giá và kiểm soát lại quá trình thực hiện của VNA. VNA nên chú ý lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp với chiến lược định hướng khách hàng và cũng nhằm giúp các bộ phận cùng nhau làm việc để đạt được mục tiêu của giải pháp e-CRM. Thứ ba, VNA nên đầu tư đúng công nghệ nhằm tối ưu hóa quy trình kinh doanh và quan hệ khách hàng. Hệ thống công nghệ CRM cung cấp lợi ích lớn cho VNA vì nó cho thấy từng nhu cầu của khách hàng cá nhân, quản trị quan hệ khách hàng trong một hệ thống tích hợp thống nhất thay vì sử dụng các kênh giao tiếp đơn lẻ như hiện nay và giúp VNA nâng cao hiệu quả và hiệu suất quản trị quan hệ khách hàng. Một là mua trọn gói phần mềm CRM của hãng công nghệ nào đó chẳng hạn như Oracle, với chi phí khoảng 200USD/tháng/người sử dụng, hoặc trọn gói phần mềm của Salesforce với chi phí khoảng 300USD/tháng/người sử dụng. Đối với dịch vụ trọn gói, hệ thống CRM được cài đặt xuyên suốt các phòng ban trực tiếp tham gia hoạt động quản trị quan hệ khách hàng, thông tin thu thập được thống nhất và lưu trữ trên đám mây điện toán, do đó các phòng ban/lĩnh vực nhận được thông tin chia sẻ và có toàn quyền truy cập cũng như sử dụng thông tin khách hàng. Ưu điểm của phương thức này sẽ giúp VNA thống nhất hệ thống sử dụng CRM, khắc phục vấn đề chồng chéo thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động, thu thập được thông tin về khách hàng nhiều hơn và thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Nhược điểm của mua trọn gói phần mềm là chi phí cao do VNA là doanh nghiệp lớn và có nhiều người tham gia vào hoạt động CRM, và sự phụ thuộc vào công nghệ của bên thứ ba. Nếu có 300 người tham gia, thì chi phí hoạt động lên đến 900USD/tháng, chưa kể các chi phí liên quan. Hai là VNA tự viết chương trình phần mềm hệ thống CRM. VNA nên thuê chuyên gia tư vấn phần mềm CRM để có thể lên kế hoạch và triển khai xây dựng hệ thống CRM hoàn chỉnh và tích hợp xuyên suốt các phòng ban/lĩnh vực thay vì tự viết trên cơ sở Foxpro cũ hiện nay. Ưu điểm của phương án này là sự độc lập trong hoạt động CRM của VNA và sự chủ động trong công nghệ. Nhược điểm mất rất nhiều thời gian (có thể 1 đến 3 năm) mới hoàn thiện được 1 hệ thống CRM hoàn chỉnh. Ba là thuê trọn gói phần mềm CRM của Oraclel hoặc Salesforce cho một đến hai năm, sau đó là sử dụng hệ thống CRM tự viết. Thứ tư, lãnh đạo VNA chú ý đến việc phổ biến và đào tạo kiến thức về quản trị khách hàng cho toàn bộ nhân viên. Trong vấn đề này, VNA có thể khuyến khích nhân viên tham gia các khóa học (khóa học nghiên cứu thị trường, khóa học Marketing, khóa học quản trị quan hệ khách hàng, khóa học phát triển sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ) trên cơ sở hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tài chính/học phí cho người học. Phổ biến kiến thức là vấn đề bắt buộc giúp toàn bộ lĩnh vực bộ phận từ quản lý cấp trung đến nhân viên đều nhận thức tầm quan trọng của quản trị quan hệ khách hàng. VNA nên xây dựng hệ thống E-learning bên trong tổ chức. Hệ thống E-learning là cổng thông tin dữ liệu tập trung các bài giảng điện tử cho toàn bộ nhân viên của VNA, mà trước hết là đội ngũ nhân sự triển khai giải pháp e-CRM, sau đó là toàn bộ nhân viên nhằm nâng cao sự hiểu biết về quản lý mối quan hệ khách hàng. Trước mắt thuê bên tư vấn CRM và đội ngũ chuyên gia về CRM xây dựng bài giảng điện tử trên hệ thống e-learning, hoặc trên cơ sở thuê chuyên gia về phổ biến kiến thức cho đội ngũ triển khai giải pháp e-CRM thì các bài giảng và thông tin được đưa lên hệ thống học trực tuyến. E-learning là hệ thống mở kết nối các lĩnh vực, các bộ phận và mọi nhân Số 142/202050 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học viên trong tổ chức, cho phép các nhân viên chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm bên trong tổ chức VNA.u Tài liệu tham khảo: 1. Ab Hamid, N. R. (2005), E-CRM: are we there yet?, Journal of American Academy of Business, 6(1), 51-57. 2. Abu-Shanab, E., & Anagreh, L. (2015), Impact of electronic customer relationship manage- ment in banking sector, International Journal of Electronic Customer Relationship Management, 9(4), 254-270. 3. Ahearne, M.; Rapp, A.; Mariadoss, B.J and Ganesan, S. (2012), Challenges of CRM Implementation in Business-to-Business Markets: A Contingency Perspective, Journal of Personal Selling & Sales Management, 32(1), 117-129. 4. Alavi, M., & Leidner, D. E. (2001), Review: KM and KM systems: Conceptual foundations and research issues, MIS Quarterly, , 25(1), 107-136. 5. Almotairi, M. (2008), CRM SUCCESS FAC- TORS TAXONOMY, European and Mediterranean Conference on Information Systems, 29-35. 6. Alshawi, S., Missi, F. and Irani, Z. (2011), Organisational, technical and data quality factors in CRM, Industrial Marketing Management, 40, 376-383. 7. Bentum, R. V., & Stone, M. (2005), Customer relationship management and the impact of corpo- rate culture-A European study, Journal of Database Marketing & Customer Strategy Management, 13(1), 28-54. 8. Chen, J. & Ching, R.KH. (2004), An empiri- cal study of the relationship of IT intensity and orga- nizational absorptive capacity on CRM perform- ance, Journal of Global information management, pp. 12(1), 1-17. 9. Garrido-Moreno, A. & Padilla-Meléndez, A. (2011), Analyzing the impact of knowledge manage- ment on CRM success: The mediating effects of organizational factors, International Journal of Information Management, 31, 437-444. 10. Hair, J. F., Sarstedt, M., Ringle, C. M., & Mena, J. A. (2012), An assessment of the use of par- tial least squares structural equation modeling in marketing research, Journal of the academy of mar- keting science, 40(3), 414-433. 11. Kim, Hee-Woong., Lee, Gil-Hyung & San Pan (2002), Exploring the critical success factors for customer relationship management and elec- tronic customer relationship management systems, Hội thảo quốc tế ICIS, 93. 12. Khosravi, A.; Hussin, A.R.C. and Nilashi, M. (2018), Toward software quality enhancement by Customer Knowledge Management in software com- panies, Telematics and Informatics, 35(1), 18-37. 13. Mahawrah, F., Shehabat, I., & Abu-Shanab, E. (2016), The impact of knowledge management on customer relationship management: a case from the fast food industry in Jordan, International Journal of Electronic Customer Relationship Management, 10(2-4), 138-157. 14. Mendoza, L. E., Marius, A., Pérez, M., & Grimán, A. C (2007), Critical success factors for a customer relationship management strategy, Information and Software Technology, Volume 49, 913-945. 15. Narver, J. C., & Slater, F. S. (1990), The effect of a market orientation on business profitability. Summary In order to study the implementation of electron- ic customer relationship management (e-CRM) of Vietnam Airlines (Vietnam Airlines), the paper focuses on determining the factors affecting e- CRM. The results summariz four factors having direct impact on the deployment of e-CRM, includ- ing Customer Oriented, Knowledge Management, Organizational factors and Information Technology. The research also shows that applying e-CRM have the most impact on Vietnam Airlines's financial and marketing activities. 51Số 142/2020 QUẢN TRỊ KINH DOANH thương mại khoa học
File đính kèm:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_trien_khai_e_crm_thanh_cong_tai_ha.pdf