Bí quyết kinh doanh - Tập 1 - Tạ Ngọc Ái (Phần 1)

Bí quyết buôn bán là ở đâu? Trong thương trường liệu có con đường tắt không? Một số

nhà buôn siêu lớn đã tổng kết kinh nghiệm từ tay trắng làm nên, một số người thông minh

đã khái quát lý luận từ những kinh nghiệm của các vị tiền bối trong giới nhà buôn, nên đã

hình thành quy tắc cơ bản để người đời lập nghiệp buôn bán ngày nay. Đó chính là bí

quyết đi tới thành công của các doanh nghiệp.

Công ty tư nhân không có một kiểu dạng tiêu chuẩn nào, nhưng nói chung đều lập

nghiệp, sinh tồn và phát triển trong điều kiện hạn chế, nó khác nhau về bản chất với các

doanh nghiệp cỡ lớn cỡ vừa, có tiền vốn, thực lực hùng hậu. Cho nên công ty tư nhân

không thể dập theo lý thuyết và kinh nghiệm của các doanh nghiệp cỡ vừa, cỡ lớn; phải

học tập, mầy mò và nắm lấy ý tưởng và phương pháp kinh doanh phù hợp với sự phát

triển sự nghiệp của mình, tốt nhất là phải biến chúng thành trí tuệ chiến đấu thực tế có

hiệu quả ngay và những thủ đoạn kinh doanh giản đơn, nhanh chóng có hiệu quả.

pdf75 trang | Chuyên mục: Quản Trị Marketing | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bí quyết kinh doanh - Tập 1 - Tạ Ngọc Ái (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
c	vụ	sau	bán	hàng	của	doanh	nghiệp.	Ngoài	ra,	đơn	vị	cung	ứng	còn
có	thể	cung	cấp	cho	doanh	nghiệp	những	tin	tức	về	thị	trường,	nguyên	liệu,	giá	cả,	thương
phẩm	và	xu	thế	tiêu	dùng	và	cả	các	động	thái	thương	trường,	tất	cả	những	cái	đó	đều	là
những	tin	tức	rất	quý	giá.	Điều	đó	cho	thấy,	duy	trì	được	mối	quan	hệ	tốt	đẹp	với	đơn	vị
cung	ứng	là	một	biện	pháp	quan	trọng	để	nâng	cao	lợi	ích	của	doanh	nghiệp.
Các	doanh	nghiệp	hiện	đại	khi	kinh	doanh	luôn	đặc	biệt	nhấn	mạnh	tới	việc	xây	dựng
mối	quan	hệ	hai	bên	cùng	có	lợi	với	đơn	vị	cung	ứng	và	mối	quan	hệ	hợp	tác	thân	thiết,
thậm	chí	còn	đưa	ra	một	số	nguyên	tắc	cụ	thể.	Ví	dụ	như	hai	bên	vừa	độc	lập	tự	chủ	lại
vừa	tôn	trọng	quyền	tự	chủ	của	mỗi	bên,	hai	bên	thực	thi	tiêu	chuẩn	quản	lý	chung	để	có
quan	hệ	tốt	hơn,	hoạt	động	thương	mại	của	hai	bên	cần	phải	suy	nghĩ	tới	lợi	ích	của	người
tiêu	dùng
Mối	quan	hệ	này	được	duy	trì	chủ	yếu	dựa	vào	các	nhân	viên	mua	-	bán	hàng,	do	đó	cần
phải	coi	trọng	những	nhân	viên	này,	thông	qua	họ	để	thiết	lập	mối	quan	hệ	tốt	đẹp	giữa	hai
đơn	vị.	Ngoài	ra,	cần	phải	thúc	đẩy	việc	trao	đổi	tin	tức	giữa	hai	bên.	Phương	thức	trao	đổi
đó	có	thể	bao	gồm:	thăm	viếng	cá	nhân,	mở	các	buổi	chiêu	đãi,	đón	tiếp	khách	đến	thăm,
mở	 các	 cuộc	 toạ	 đàm,	 mời	 đối	 tác	 đến	 thăm	 quan	 đơn	 vị,	 còn	 có	 thể	 sử	 dụng	 các
phương	tiện	báo	chí,	truyền	hình,	các	tạp	chí	nghiệp	vụ;	quảng	bá	các	báo	cáo,	các	chính
sách	có	liên	quan	và	nhiều	vấn	đề	khác	để	tăng	khả	năng	hiểu	biết	và	hợp	tác	lẫn	nhau.
3-	Doanh	nghiệp	và	đơn	vị	cung	tiêu
Trong	thời	đại	kinh	 tế	hàng	hóa	hiện	đại	này,	“thị	 trường”	 là	một	khái	niệm	rất	 rộng.
Cùng	với	việc	các	thông	tin,	vận	tải	và	quan	niệm	của	mọi	người	đã	được	thời	đại	hoá,	bất
kỳ	sự	xa	cách	nào	về	địa	lý,	hành	chính	đều	không	ngăn	cản	được	sự	lưu	thông	của	hàng
hoá.	Trong	tình	hình	đó,	việc	 tiêu	 thụ	sản	phẩm	từ	 thời	buổi	ban	đầu	tự	cung	tự	 tiêu	đã
chuyển	sang	hướng	ngày	càng	phụ	thuộc	vào	đơn	vị	cung	tiêu	(chuyên	lo	khâu	lưu	thông
hàng	hoá).	Trước	mắt,	rất	nhiều	đơn	vị	sản	xuất	bán	sản	phẩm	theo	phương	thức	này,	về
cơ	bản	có	hai	dạng	-	một	là	trực	tiếp	tiêu	thụ	và	hai	là	do	đơn	vị	cung	tiêu	bán	trao	tay	cho
khách	hàng.	Đương	nhiên,	cách	thứ	nhất	sẽ	hạ	giá	thành	sản	phẩm	hơn,	có	lợi	cho	người
tiêu	dùng	và	danh	tiếng	của	doanh	nghiệp.	Nhưng	hiện	nay,	phần	lớn	doanh	nghiệp	chọn
cách	thứ	hai,	giao	phần	lớn	và	cũng	có	thể	là	toàn	bộ	sản	phẩm	cho	đơn	vị	cung	tiêu	để	họ
tiêu	thụ,	do	đó	mối	quan	hệ	giữa	doanh	nghiệp	và	đơn	vị	này	phải	rất	mật	thiết	và	nó	trở
thành	một	bộ	phận	quan	trọng	trong	các	mối	quan	hệ	đối	ngoại	của	doanh	nghiệp.
Đơn	vị	cung	tiêu	đóng	vai	trò	quan	trọng	trong	việc	tiêu	thụ	sản	phẩm,	do	đó	quan	hệ
giữa	doanh	nghiệp	và	họ	 luôn	 là	quan	hệ	hợp	 tác,	hữu	hảo,	 trong	sáng,	có	 thể	 thúc	đẩy
công	tác	tuyên	truyền	cho	sản	phẩm	và	duy	trì	tiếng	tăm	cũng	như	thanh	danh	của	doanh
nghiệp.	Đương	nhiên,	sản	phẩm	của	doanh	nghiệp	có	chất	lượng	tốt,	giá	rẻ,	mẫu	mã	mới,
tiêu	thụ	tốt,	hàng	cung	cấp	nhanh	chóng	-	tất	cả	những	cái	đó	là	những	đảm	bảo	căn	bản
để	duy	trì	việc	kinh	doanh	của	doanh	nghiệp.	Ngoài	ra,	doanh	nghiệp	cần	phải	đưa	ra	các
chế	độ	phục	vụ	thuận	lợi	nhất	cho	bộ	phận	tiêu	thụ	sản	phẩm	-	ví	dụ	như	các	loại	phục	vụ
về	kỹ	thuật,	định	kỳ	tổ	chức	giới	thiệu	phương	pháp	sử	dụng	sản	phẩm,	duy	trì	các	lớp	tập
huấn	bảo	dưỡng	kĩ	thuật	cho	các	nhân	viên	tiêu	thụ	để	họ	hiểu	tính	năng	của	sản	phẩm,
giúp	 các	 nhân	 viên	 cải	 tiến	 phương	 pháp	 tiêu	 thụ,	 quản	 lý	 khâu	 dịch	 vụ,	 xây	 dựng	 kế
hoạch	tiêu	thụ	sản	phẩm,	cải	tạo	cửa	hàng,	kho	tàng,	cải	tiến	phương	pháp	xuất	hàng
Xúc	tiến	mối	quan	hệ	với	đơn	vị	cung	tiêu	cần	phải	dựa	vào	sự	trao	đổi	thông	tin	lẫn
nhau	về	 tình	hình	kinh	doanh	cơ	bản	và	 tính	năng	sản	phẩm	của	doanh	nghiệp,	giúp	họ
hiểu	rõ	tiềm	năng	sản	xuất	mà	tính	toán	sẵn	để	có	thể	mạnh	dạn	lập	kế	hoạch	tiêu	thụ	sản
phẩm.	Ngược	lại,	doanh	nghiệp	cũng	thông	qua	trưng	cầu	ý	kiến	của	phía	đối	tác,	hai	bên
thường	xuyên	tiếp	xúc	gặp	gỡ	nhau	để	mối	quan	hệ	hợp	tác	này	càng	chặt	chẽ	hơn.
4-	Quan	hệ	giữa	doanh	nghiệp	và	cơ	quan	khoa	học	kỹ	thuật
Có	thể	nói,	mối	quan	hệ	này	là	mối	quan	hệ	hai	bên	cùng	có	lợi,	là	mối	quan	hệ	hợp	tác
và	giúp	đỡ	lẫn	nhau.
Sự	hợp	tác	giữa	doanh	nghiệp	và	cơ	quan	khoa	học,	giáo	dục	có	ý	nghĩa	chiến	lược	lâu
dài	đối	với	 sự	phát	 triển	của	doanh	nghiệp.	Bởi	vì	 tất	cả	các	 trường	học	đều	đào	 tạo	 ra
những	công	nhân	viên	chức	cho	xã	hội,	cho	nên	doanh	nghiệp	đầu	tư	vào	giáo	dục,	trên
thực	 tế	 chính	 là	 đào	 tạo	 nhân	 tài	 cho	 mình.	 Đồng	 thời,	 các	 trường	 Đại	 học,	 các	 Viện
nghiên	cứu	cũng	giúp	doanh	nghiệp	những	kĩ	thuật	mới	nhất,	giúp	cải	tiến	công	nghệ;	còn
doanh	nghiệp	có	thể	cung	cấp	nhà	xưởng,	phương	tiện	để	cho	cơ	quan	khoa	học	nghiên
cứu.
Cơ	sở	của	mối	quan	hệ	này	là	hai	bên	đều	có	lợi,	cùng	nhau	hợp	tác.	Nhưng	muốn	hợp
tác	được	tốt	phải	tìm	hiểu	nhu	cầu	của	đối	tác	và	điều	kiện	mà	mình	có	thể	đưa	ra,	trên	cơ
sở	đó	để	xác	định	hạng	mục	hợp	tác.	Ví	dụ:	doanh	nghiệp	có	 thể	 tạo	điều	kiện	cho	học
sinh	tới	thực	tập	hoặc	cung	cấp	tư	liệu	tham	khảo,	cung	cấp	kinh	phí	cho	nhà	trường	để
nghiên	cứu	khoa	học;	cử	người	có	liên	quan	tới	nghe	các	bài	giảng	chuyên	đề	Ngược
lại,	trường	học	có	thể	đào	tạo,	bồi	dưỡng	cho	viên	chức	của	doanh	nghiệp	đưa	ra	các	thành
quả	nghiên	cứu	để	cùng	hợp	tác,	nghiên	cứu	sản	xuất	sản	phẩm	mới,	kỹ	thuật	mới.
Chỉ	cần	xử	lý	thật	tốt	các	mối	quan	hệ	trên,	doanh	nghiệp	của	bạn	ắt	thành	công.
VIII.	Tình	người	là	một	tài	sản	vô	giá	
Cạnh	tranh	thương	trường	đương	nhiên	là	rất	gay	gắt	và	tàn	khốc,	nhưng	cũng	có	lúc	lại
cần	phải	biểu	lộ	tình	cảm	ấm	áp.	Trong	thương	trường,	có	lúc	bạn	cảm	thấy	cần	phải	giúp
đỡ	một	người	bạn	nào	đó	làm	một	việc	gì	đấy	chẳng	hạn,	nhưng	tình	người	đó	lại	có	thể
tạo	thành	một	gánh	nặng	tâm	lý	cho	đối	tác.
Tình	người	 trong	thương	trường	nhằm	tới	cái	đích	là	để	cho	người	khác	cảm	thấy	nợ
anh	một	chút	tình;	nhưng	nếu	làm	một	việc	tốt	cho	người	khác	mà	lại	muốn	được	đền	đáp
lại	thì	hiệu	quả	sẽ	giảm	đi	rất	nhiều.
Một	 số	ông	chủ	có	 thói	quen	ghi	 lại	những	việc	 tốt	bản	 thân	 làm	cho	người	khác	và
những	việc	tốt	mà	người	khác	làm	cho	mình	để	so	sánh	cân	nhắc,	làm	như	vậy	thật	không
thông	minh	chút	nào.
Một	ông	chủ	sáng	suốt	cần	phải	biết	làm	thế	nào	để	có	được	tình	người	với	nhân	viên
của	mình	và	những	ai	không	cần	phải	làm	như	vậy.
Ví	dụ:	anh	giúp	đỡ	một	người	bạn	của	ai	đó	mà	căn	bản	đối	tác	lại	không	hề	biết	chuyện
đó	thì	đương	nhiên	họ	sẽ	không	thể	biết	để	cảm	ơn	anh	được,	việc	làm	đó	coi	như	bằng
không.	Sau	khi	bạn	làm	một	việc	tốt	cho	người	khác	cũng	cần	phải	cho	họ	biết.
Tình	người	thuần	túy	cũng	là	chuyện	thường	gặp	trong	thương	trường	nhưng	nếu	bạn
làm	quá	lộ	liễu	lại	rất	dễ	bị	hiểu	lầm	hoặc	gây	cho	họ	cảm	giác	nợ	nần.	Mặt	khác,	dụng	ý
tốt	của	bạn	chưa	chắc	đã	phù	hợp	với	lợi	ích	của	người	khác,	rất	có	thể	làm	họ	nổi	giận
hoặc	không	cảm	kích	gì	cả.	Ví	như	việc	cứu	một	người	đang	sắp	chết	đuối,	nếu	bạn	dùng
sức	quá	mạnh	để	lôi	anh	ta	chẳng	may	làm	gãy	cả	tay	anh	ta	thì	tuy	cứu	được	người	nhưng
họ	đâu	có	cảm	ơn	anh.
Phương	pháp	sáng	suốt	là	bỏ	ra	chút	thời	gian	đến	thăm	một	ai	đó,	mời	họ	tới	một	nhà
hàng	tương	đối	có	tiếng	tăm	để	cùng	ăn	cơm	và	cùng	nói	chuyện,	những	câu	chuyện	mà
bình	 thường	chỉ	 cần	nói	một	hai	phút	 là	xong:	Hoặc	cũng	có	 thể	gọi	điện	 thoại	 cho	họ
hoặc	viết	một	bức	thư	dài	để	bày	tỏ	tư	tưởng	của	mình.
Có	lúc,	tình	người	khiến	người	ta	cảm	động	nhất	lại	là	gián	tiếp.	Vigny	và	Bowb	là	bạn
buôn	bán	với	nhau,	Vigny	biết	được	con	trai	bạn	mình	là	một	fan	hâm	mộ	cuồng	nhiệt	của
ca	sỹ	người	Mỹ	Jackson,	ông	bèn	gọi	điện	cho	bạn	hỏi	xem	con	trai	bạn	có	thích	đi	xem
buổi	biểu	diễn	của	ca	sỹ	này	do	chính	ông	đứng	ra	tổ	chức	hay	không,	cậu	con	trai	biết	tin
vô	cùng	vui	sướng,	còn	ông	bạn	cũng	vô	cùng	cảm	kích.
Nếu	bạn	muốn	quan	hệ	giữa	bạn	và	một	người	bạn	khác	càng	thân	thiết	hơn	thì	hãy	làm
một	việc	gì	đó	cho	con	cái	của	họ.	Con	cái	vui	vẻ	thì	chắc	chắn	bố	mẹ	chúng	cũng	rất	vui
vẻ.	Việc	này	có	lúc	rất	dễ	làm,	nhưng	để	cho	người	khác	cảm	động	vì	sự	lương	thiện	của
bạn	lại	không	dễ	dàng,	làm	việc	tốt	cho	con	cái	họ	còn	tốt	hơn	nhiều	là	làm	việc	tốt	cho
chính	bản	thân	họ.
Gia	đình	của	người	bạn	là	một	yếu	tố	vô	cùng	quan	trọng.	Liệu	bạn	có	quan	tâm	hoặc
bỏ	thời	gian	để	tìm	hiểu	hoàn	cảnh	gia	đình	của	họ	chưa?	Thực	ra,	gia	đình	họ	chính	là	nơi
chứa	năng	lượng	thông	tin	rất	lớn.
Nếu	bạn	muốn	là	người	tràn	đầy	tình	cảm	khiến	người	khác	cảm	kích,	bạn	hãy	trở	thành
người	trung	gian	giữa	họ,	đưa	những	người	không	trực	tiếp	ảnh	hưởng	gì	tới	bạn	xích	lại
gần	nhau,	như	vậy	cả	hai	bên	đều	sẽ	nhớ	tới	công	lao	của	bạn.
Nhưng	tình	người	dù	lớn	hay	nhỏ,	dù	dài	hay	ngắn	thì	điểm	quan	trọng	nhất	vẫn	là	phải
để	cho	đối	tác	biết	vì	sao	bạn	làm	được	hoặc	không	làm	được.
Tuy	 đó	 chỉ	 là	 những	 việc	 nhỏ	 nhưng	 người	 ta	 lại	 nhớ	 rất	 lâu.	 Tuy	 với	 mình	 chỉ	 là
chuyện	nhỏ	nhặt,	 cũng	không	phải	 là	 chuyện	phải	 hứa	 hẹn	 điều	 gì	 nhưng	 lại	 in	 rất	 lâu
trong	tâm	trí	người	khác.	Thời	gian	cứ	thế	qua	đi,	nhưng	rất	có	thể	đến	một	ngày	nào	đó,
người	ta	lại	đột	nhiên	nhắc	tới	chuyện	đó	và	nhớ	ngay	tới	bạn,	nhớ	tới	những	điểm	tốt	của
bạn;	chính	ấn	tượng	tốt	đẹp	và	sâu	sắc	đó	sẽ	làm	cho	cuộc	sống	của	bạn	và	việc	làm	ăn
của	bạn	thu	được	lợi	rất	lớn.	Tình	người	rõ	ràng	là	một	thứ	của	cải	quý	giá	không	thể	cân
đong	đo	đếm	được	trong	các	hoạt	động	kinh	doanh	của	bạn,	nó	sẽ	làm	cho	cuộc	sống	thêm
phong	phú,	thực	hiện	được	giá	trị	của	bạn	và	thực	hiện	những	hành	động	lý	tưởng.	Tất	cả
những	cái	đó,	suy	cho	cùng,	sẽ	làm	cho	bạn	hạnh	phúc,	tạo	ra	cho	bạn	ý	thức	tin	vào	sự
thành	công	trong	sự	nghiệp	của	mình.	Nói	tóm	lại,	bạn	sẽ	trở	nên	luôn	luôn	vui	vẻ,	yêu
đời.	Mà	tình	người	không	chỉ	mang	lại	của	cải	cho	bạn,	mà	còn	có	thể	làm	cho	bạn	vui	vẻ,
được	mọi	người	yêu	quý.	Cần	nhớ	rằng	“gian	thương”	chỉ	tạo	ra	sự	đắc	ý	nhất	thời,	chứ
không	mang	lại	một	cuộc	đời	đẹp	đẽ,	thi	vị	được.	Chỉ	có	“làm	việc	thiện	vì	người”;	“cùng
nhau	phát	tài”	mới	làm	cho	bạn	thành	công	mãi	mãi	và	không	bao	giờ	cảm	thấy	cô	đơn	mà
thôi.

File đính kèm:

  • pdfbi_quyet_kinh_doanh_tap_1_ta_ngoc_ai_phan_1.pdf