Bệnh Tim BS ở người lớn

LỊCH SỬ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỆNH TIM BẨM SINH NGƯỜI LỚN

CÁC VẤN ĐỀ LÂM SÀNG Ở BTBSNL

CÁC PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN

Siêu âm tim qua thành ngực

Siêu âm tim qua thực quản

Ảnh cộng hưởng tử và chụp cắt lớp điện toán cực nhanh

Thông tim chụp mạch

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ PHƯƠNG THỨC CHĂM SÓC MỘT SỐ BTBSNN

Bệnh tim bẩm sinh có dòng chảy thông đơn thuần

Nghẽn đường ra thất phải hoặc thất trái đơn thuần

Bệnh tim bẩm sinh phức tạp

THÔNG TIM CAN THIỆP TRONG BTBSNL

Bít các dòng chảy thông

Nghẽn đường ra thất phải

Nghẽn đường ra thất trái

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶC BIỆT Ở BTBSNL

Các bất thường về huyết học

Các bất thường về thận

Các bất thường về phổi

Phẫu thuật ngoài tim trên bệnh nhân BTBSNL

Thai kỳ trên bênh nhân BTBSNL

 

doc25 trang | Chuyên mục: Hệ Tim Mạch | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bệnh Tim BS ở người lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 > 65%)
Bệnh nhân không có triệu chứng, Hct > 65% trước phẫu thuật
Các bất thường về thận
BTBS tím thường bị giảm độ lọc cầu thận, tiểu protein và gia tăng acid uric máu.
Sự gia tăng acid uric máu là do đào thải kém và gia tăng sản xuất acid uric máu từ hồng cầu.
Vấn đề này rất quan trọng khi bệnh nhân cần thông tim. Sự thiếu nước kèm lượng thuốc cản quang cao tiêm vào người bệnh sẽ dễ dàng làm biến chứng suy thận cấp.
Tất cả bệnh nhân BTBS tím cần được bảo đảm đủ dịch và theo dõi sát sự cân bằng dịch, lượng nước tiểu trong khi thông tim.
Các bất thường về phổi
Nguy cơ khái huyết của bệnh nhân bị hội chứng Eisenmenger cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Khái huyết có thể do vỡ mạch máu phổi, nhồi máu phổi do thuyên tắc hoặc nhồi máu phổi do huyết khối tại chỗ.
Các thuốc dãn mạch thường làm dãn mạch hệ thống hơn mạch phổi, do đó sẽ làm gia tăng dòng chảy thông phải trái. Đồng thời hạ HA do thuốc dãn mạch sẽ làm giảm oxy máu ở não và có thể gây đột tử.
Phẫu thuật ngoài tim trên bệnh nhân BTBSNL
Bệnh nhân BTBS không tím cần chăm sóc cẩn thận trong và sau phẫu thuật. Người lớn trên 40 tuổi bị TLN sẽ rất dễ bị loạn nhịp nhĩ, đặc biệt là rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ trong và sau phẫu thuật ngoài tim.
Bệnh nhân bị Hoán vị ĐĐM có sửa chữa hoặc bệnh Ebstein dù không tím cũng dễ bị loạn nhịp nhĩ và thất sau phẫu thuật ngoài tim.
Các vấn đề cần quan tâm đối với phẫu thuật ngoài tim bệnh nhân BTBS : huyết động, hô hấp, đông máu, thận, thần kinh và phương thức gây mê.
Về huyết động, cần phòng ngừa thiếu nước và giảm khối lượng tuần hoàn. Cần giữ cho HA ổn định vì HA thấp sẽ làm gia tăng dòng chảy thông phải trái do đó làm giảm oxy máu. Nếu oxy máu thấp và CO2 máu cao cần rất cẩn thận khi dùng dãn mạch. Phải theo dõi huyết động trong lòng mạch.
ĐMP dãn lớn ở BTBS có dòng chảy thông trái phải sẽ chèn ép phế quản dẫn đến xẹp phổi, viêm phổi, phế khí thũng. Bệnh nhân BTBS tím lâu còn có thể vẹo cột sống, hoặc liệt cơ hoành do đứt thần kinh hoành nguyên nhân từ ở lần mổ sửa chữa tạm thời trước kia.
Bệnh nhân BTBS tím có DTHC trên 65% cần pha loãng máu trước phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu. Cần chuẩn bị sẵn một số đơn vị tiểu cầu và máu mới lấy hoặc yếu tố đông máu.
Lượng acid uric cao trong máu ở bệnh nhân BTBS tím dễ làm suy thận cấp khi phẫu thuật. Cần tránh thiếu dịch, theo dõi sát lượng nước tiểu và HA.
Do có dòng chảy thông trong tim, cần bảo vệ não người bệnh tránh để thuyên tắc não hoặc áp xe não. Cần có màng lọc ở các đường truyền tĩnh mạch, tránh để khí hoặc vật lạ theo đường tĩnh mạch vào máu.
Ở bệnh nhân có bệnh mạch máu phổi (áp lực ĐMP và sức cản mạch phổi cao) cần tránh để tụt HA khi lần đầu gây mê. Có thể gây tê ngoài màng cứng. Sẵn sàng dùng Epinephrine hoặc dung dịch cao phân tử để tránh hạ HA.
Thai kỳ trên bệnh nhân BTBSNL
Các vấn đề liên quan đến thai kỳ của bệnh nhân BTBSNL bao gồm :
Khuyến cáo về phòng ngừa và nguy cơ thai kỳ trên bà mẹ và thai nhi
Xử trí trong lúc có thai, lúc chuyển dạ và sau chuyển dạ ở phụ nữ BTBS
Các BTBS sau không nên có thai :
BTBS có dòng chảy thông trái phải có biến chứng tăng áp ĐMP nặng mà chưa phẫu thuật
Hội chứng Eisenmenger
Hội chứng Marfan với dãn ĐMC lên và suy tim NYHA III, IV
Phương pháp ngừa thai tốt nhất là triệt sản. Không nên dùng hormone vì có nguy cơ huyết khối thuyên tắc. Xử dụng màng ngăn tránh thai tỉ lệ thất bại có thể đến 10%. Vòng tránh thai có thể có nguy cơ nhiễm trùng.
Trong khi có thai phụ nữ có BTBS nên bớt vận động. Tùy theo BTBS và triệu chứng cơ năng cần có biện pháp thích hợp. Xử trí trong lúc chuyển dạ và sau chuyển dạ tùy thuộc vào tình trạng HA, suy tim, loạn nhịp tim của người mẹ. Cần phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Cần quan tâm đến vấn đề kháng đông nếu sản phụ có mang van nhân tạo.
REFERENCES 
Marelli AJ; Moodie DS: adult CHD, in Textbook of Cardiovascular Medicine, ed. By Eric Topol, Lippincott Raven 1999, 769-796
Marelli AJ, Mullen W : CHD onward adulthood Brailliere’s Pediatrics 1996; 4:190
Van Praagh R, Weinberg PM, Snmith SD et al: Malposition of the Heart-In: Adams JH Emmanouilides GC, Riemenschneider TA eals. Moss’s Heart Disease in infants, chidren and adolescents. Baltimore: Williams & Wilkins 1989: 530-580
Vinh N Pham, Yen BD, Trung HD et al: The rôle echocardiography and color Doppler in the management of CHDs. Tropical cardiology 1995, 21 (84), 115-119
Ungerleider R, Kisslo J, Greeby W et al. Intraoperative echocardiography during congenital heart operations: experience from 1000 case. Ann Thorac Surg 1995; 60: S 539-S-542
Perloff JK: Congenital Heart Disease in adults. Heart Disaese, ed. By Eugene Braunwald, WB Saunders Co, 5th ed 1997, 964-984
Feldt R, Avasthey P, Yoshimasu F et al. Incidence of congeniatl heart disease in children born to residents of olmsted county, minnesota 1959-1969. Mayo Clin Proc 1976: 46: 784-794
Kaplan S. natural and postoperative history across group. Cardiol Clin. 1993;II: 543-556
Murphy JG, Gersh BJ, Mc Goon MD et al. Longterm outcome after surgical repair of isolated atrial septal defect N. Eng J Med 1990; 323; 1645-1650. 
Warnes CA, Fuster V, Driscoll DJ et al: Ventricular septal defect. In Mayo Clinic Practice of Cardiology ed. By Giuliani, Gersh, Mc Goon, Hayes, Schaff, 3rd ed Mosby Co. 1996,1541-1553
Bush A, Busst CM, Haworth SG et al: Correlations of lung morphology, pulmonary vascular resistance and outcome in chidren with CHD. Br. Heart J 59: 480-485, 1998
Perloff JK: Patent ductus arterious. In the Clinical recognition of CHD. WB Saunders Co 1994: 510-545
Latson LA. Residual shunts after transcatheter closure of patent ductus arteriosus. A Major concern or benign “techno-malady” ? Circulation 1991; 84: 2591-2593
Driscoll DJ, Fuster V, Schaff HV, Patent ductus arteriosus and other aortico pulmonary and coronary abnormal communications. In Mayo Clinic Practice ofcardiology ed. By Giuliani, Gersh, Mc Goon, Heyes, Schaff; 3rd Mosby Co 1996, 1554-1562
Mc Goon DC: Closure of patent ductus arteriosus during open heart surgery. J. thorac. Cardiovasc. Surg 48: 456-464, 1961
Hayes CJ, Gerson WM, Driscoll DJ. Second natural history of congenital heart defects results of treatment of patients with pulmonary Valvar stenosis. Circulation 1993;87-28-37
Perloff JK. The Clinical recognition of CHD 2 nd ed, WB Saunders Co 1978, p. 126-154,725-753
Warns CA, Fuster V, Mc Goon DC: coarctation of the aorta. In mayo clinic Practice of Cardiology, ed. By Giuliani, Gersh, Mc Goon, Hayes, Schaff, 3rd ed. Mosby Co 1996, 1572-1580
Tynan M, Finley JP, Fontes V et al: Ballon angioplasty of native coarctation: results of valvuloplasty and angioplasty of congenital anomalies registry, Am J Cardiol 65: 790-792,1990
Rao PS, Thapar MK, Galal O: Follow-up results of balloon angioplasty of native coarctation in neonates and infants. Am Heart J 120: 1310-1314, 1990
Hess J, Mooyaart EL, Busch HJ et al: Percutaneous transluminal balloon angioplasty in restenosis of coarctation of the aorta. Br Heart J 55: 459-461
Kirklin JW, Barrat Boyes BC. Cardiac Surgery 2 nd ed 1993, Churchill Livingstone, 1298
Cohen M, Fuster V, Steele PM et al: Coarctation of the aorta: long-term follow-up and prediction of outcome after surgical correction. Circulation 80: 840-845,1989
Report of the NewEngland Regional Infant Cardiac Program. Pediatrics 65: 388, 1980
Kirklin JW, Blackstone EH, Pacifico AD et al: Routine primary repair vs two-stage repair of tetralogy of Fallot. Circulation 60; 373-386,1979
Kirklin JW, Blackstone EH, Jonas RH et al: Morphologic and surgical determinants of outcome events after repair of Tetralogy of Fallot and PS: A two-institution stud. J Thorac Cardiovasc Surg 1992; 103-706
Kirklin JW, Barrat Boyes BC. Cardiac Surgery 2nd ed 1993, Churchill Livingstone, 941
Warns CA, Drscoll DJ, Fuster V et al: Tetralogy of Fallot. In Mayo Clinic Practice of Cardiology, ed. By Giuliani, Gersh, Mc Goon, Hayes, Shaff, 3rd ed. Mosby Co 1996, 1611
Paul MH: Transposition of the great arteries. In Moss’ heart in Infants, Children and Adolecents. 3rd ed by Adams, Emmanouilides, Baltimore, Williams & Wilkins 1983, 296-333
Kirklin JW, Barrat Boyes BG. Cardiac Surgery 2nd ed 1993, Churchill Lovingstone. 1451
Jonas RA, Giglia TM, Sanders SP et al: Rapid, two-arterial switch for transposition of the great arteries and intact ventricualr septum beyond the neonatal period. Circulation 1989; ( Suppl I ): I-203
Rashkind WJ, Cuaso CC. Transcatheter Closure of patent ductus arteriosus. Pediatr. Cardiol 1979; 1: 63-65
Gray DT, Fyler DC, Walker AM et al Clinical outcome and costs transcatheter as compared with surgical closure of patent ductus arteriosus. N. Engl J Med 1993; 329: 1517-1523
Shenk MK, O’ Laughlin MP, Rokey R et al. Transcatheter ocdusion of patent ductus arteriosus in adults. Am J cardiol 1993; 72: 591-595
Lock JE, Block PC, Mc Kay RG et al: Transcatheter closure of ventricular septal defects. Circulation 1988; 361-368 
Perry SB, Rome J, Keane JH et al: Transcatheter closure of coronary artery fistulas J Am Cll cardiol 1992; 20: 205-209
Chen CR, Cheng TO Huang T et al. Percutaneous balloon valvuloplasty for pulmonic stenoses in adolescents and adults. N. Engl J Med 1996; 335: 21-25
Kreutzer J, Landzberg MJ, Preminger TJ et al. Isolated peripheral pulmonary artery stenoses in the adlt. Circulation 1996; 3:1417-1423
Rosenfeld HM, Landzberg MJ, Perry SB et al. Balloon aortic valvuloplasty in the young adult with congenital aortic stenosis. Am J Cardiol 1994; 73: 1112-1117
Hellenbrand WE, Allen HD, Golinko RJ. Balloon angioplasty for aortic recoarctation: results of valvuloplasty and angioplasty of congenital anomalies registry. Am j Cardiol 1990; 65: 793-797
Kirklin JW, Barrat-Boyes BS. Cardiac Surgery 2nd ed 1993, Churchill Livingstone, 1031 
Phạm N. Vinh, Huỳnh T. Khanh, Thạch Nguyễn, Hoffman JIT. Bệnh tim bẩm sinh ở người trưởng thành. Trong : Bệnh Tim mạch 2001, chủ biên Thạch Nguyễn, Hu D, Saito S, Dave V, Rocha-Singh K, Grines C. Nhà xuất bản Y học 2001, 357-388

File đính kèm:

  • docbenh_tim_bs_o_nguoi_lon.doc