Bảo tồn kiến trúc nhà ở nông thôn vùng đồng Bằng Bắc Bộ

Tóm tắt

Kiến trúc nhà ở nông thôn được hình thành và phát triển gắn liền với môi trường thiên

nhiên: vị trí địa lí khí hậu Việt Nam, cũng như bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội: đời

sống văn hóa, sinh hoạt, lao động, tín ngưỡng. Nhưng thực tại phát triển và những bất

cập trong quá trình đô thị hóa nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ đã làm thay đổi bộ

mặt kiến trúc nông thôn. Các công trình nhà ở cổ bị xuống cấp chưa được quan tâm

đúng mức. Vấn đề nghiên cứu về kiến trúc nhà ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc bộ

nhằm định hướng phát triển cũng như bảo tồn nét văn hóa nông thôn nói chung và kiến

trúc nông thôn nói riêng của vùng đồng bằng Bắc bộ là rất cấp thiết.

pdf5 trang | Chuyên mục: Kiến Trúc Dân Dụng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bảo tồn kiến trúc nhà ở nông thôn vùng đồng Bằng Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
a súc, nhà để dụng cụ làm nông nghiệp, nhà 
kho và nhà vệ sinh. 
Nhà phụ hay còn được gọi là nhà ngang kéo dài 3 - 5 gian (từ 1 - 2 nhà), nền nhà phụ 
thường thấp hơn nền nhà chính, chiều cao mái cũng thấp hơn, mái lợp ngói đối với nhà giàu có và 
lợp rạ, cói đối với nhà trung lưu lớp dưới. Nhà phụ là nơi nấu ăn, bếp, phòng ăn, nơi ngủ của phụ 
nữ, người giúp việc trong nhà. Ngoài ra, nhà phụ còn là nơi làm các công việc thủ công lúc nông 
nhàn như dệt vải, dệt cửi, đan lát, thêu thùa; một không gian trong nhà phụ đặt cối xay thóc. 
 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 23 – 8/2010 51 
3.2. Nghiên cứu kiến trúc nhà ở mang tính truyền thống, hệ vì kèo Bắc bộ. 
Thông thường, nhà ở dân gian miền bắc được xây dựng kiểu hai mái với mặt bằng bố cục 
đối xứng và số gian lẻ (3, 5, 7), bao gồm ba gian giữa và hai gian buồng nằm về hai phía của gian 
giữa. Phía trước nhà thường có thêm một hàng hiên chạy dài suốt chiều ngang mặt đứng. Bên 
trong nhà, giữa gian giữa và hai gian buồng được ngăn cách bởi vách ngăn bằng gỗ (bức thuận), 
mặt hướng ra gian giữa được chạm trổ công phu. Phía trong cùng của gian giữa là nơi đặt bàn thờ 
tổ tiên. Không gian hai bên và phía trước của bàn thờ được đặt các bộ phản hoặc bàn ghế là nơi 
tiếp khách và chỗ ngủ của chủ nhà. 
Có 3 nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam làm ta phân biệt trong nền kiến trúc gỗ cổ 
phương Đông: 
Dốc mái thẳng; 
Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên; 
Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới. 
- Mái nhà 
Triền mái của kiến trúc cổ Việt Nam thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc mái tạo sự 
thanh thoát, lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nước. Phần mái lớn và thường 
chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình, nhất là đối với mái đình. Trong khi kiến trúc Trung 
Hoa mái cong và chỉ hơi hếch ở góc mái. Ngói lợp mái truyền thống Việt Nam là ngói mũi hài còn 
gọi là ngói vẩy rồng trong khi ngói lợp Trung Hoa là ngói âm dương hay ngói ống. Trang trí trên 
mái cổ thường có các phần đặc trưng như những con giống gắn trên đầu đao, trong đó con giống 
luôn là hình tượng thể hiện tinh thần ngôi nhà, được làm từ đất nung hanh vữa truyền thống. Tiếp 
theo là các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm, con sô, con náp, hay lạc long 
thủy quái. Khu đĩ thường để trống thông thoáng và có chạm yếm trang trí gọi là vỉ ruồi. 
Đỡ mái hiên bằng kẻ, hay bảy, một thanh chéo đỡ mái hiên vươn ra bằng nguyên tắc đòn 
bảy rất hay. Không dùng hệ đấu-củng rất nhiều chi tiết như Trung Hoa. 
- Cột 
Cột là phần đỡ chính của công trình, toàn bộ khối lượng công trình đều đặt lên các cột. Cột 
tròn và to mập, phình ở giữa. Sức nặng công trình được đặt lên cột, cột đặt lên các đế chân cột 
chứ không chôn xuống nền và chính sức nặng của công trình làm công trình ổn định và vững 
vàng. 
Hình 2. Thức cột và thước tầm trong nhà ở Việt Nam. 
Căn nhà được xây dựng theo các vì nhà, sau đó các vì được dựng lên và nối với nhau bằng 
các xà ngang và xà ngưỡng tạo thành một hình hộp, sau đố là lợp mái và làm tường nhà. Vì nhà 
chính là đơn vị cơ bản khi nói đến kích thước ngôi nhà, giữa hai vì gọi là "gian". Vì nhà cũng là đặc 
trưng cho lối kiển trúc theo từng địa phương và từng thời kỳ, tuy rất trung thành với thức kiến trúc 
cổ Việt Nam. 
- Chạm khắc 
Trong thức kiến trúc cổ Việt Nam chạm trổ là phần rất quan trọng, nó thể hiện tinh thần 
công trình. So với kiến trúc Trung Hoa thích vẽ hình và sơn mầu sặc sỡ, kiến trúc cổ Việt Nam 
thường để mộc mầu gỗ hay quét sơn ta bảo vệ có mầu nâu, thích chạm trổ. 
- Thước tầm 
 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 23 – 8/2010 52 
Trong thức kiến trúc cổ Việt Nam, tất cả các kích thước tính của công trình đều dựa theo 
"thước tầm", một cây thước được tính theo kích thước cơ thể gia chủ. Đây là một điều độc đáo, 
theo cách phân tích cái đẹp tỷ lệ thì thước tầm là modulor của kiến trúc cổ Việt Nam như modulor 
của kiến trúc Hy Lạp, tạo ra vẻ đẹp hình học tinh tế như độ dốc mái, tỉ lệ chiều cao mái với phần 
chân cột, sự thích hợp với người gia chủ. 
Với những đặc trưng rất riêng kiến trúc cổ Việt Nam nói chung và kiến trúc nhà ở nông thôn 
vùng đồng bằng bắc bộ nói chung đã cho thấy nét văn hóa của người Việt, khẳng định tính truyền 
thống, thẩm mỹ cũng như công năng sử dụng của kiến trúc Việt cổ. Việc kế thừa và phát huy 
những tinh hoa trong kiến trúc, áp dụng vảo cuộc sống hiện đại, phù hợp với sự phát triển cũng 
như sinh hoạt của nông dân Việt Nam là hết sức cấp thiết. 
4. Bảo tồn và định hướng phát triển kiến trúc nhà ở nông thôn đồng bằng bắc bộ 
Xã hội nông thôn đã có những thay đổi 
lớn lao. Cái làng ngày xưa, phương thức sản 
xuất ngày xưa không còn nữa. Người nông 
dân đang giàu lên, nông thôn ngày càng ít nhà 
lá, nhà đất, nhiều nhà gạch, nhà bê tông. Kiến 
trúc nông thôn buông lỏng, đi vào một số làng 
cũng giống như phố. Mà nông thôn thì cần gì 
mặt tiền? Cũng lại xây đường, rồi 2 nhà mặt 
tiền nhìn nhau; trong khi ngày xưa thì vườn 
trước ao sau. Có thể nói kiến trúc nông thôn 
hiện nay không được hướng dẫn cả về quy 
hoạch lẫn thẩm mỹ. Nhà cửa, ngõ xóm xây 
dựng ít khi theo quy hoạch (mà ai quy hoạch 
cho họ?) tạo nên sự hỗn độn, sự chen chúc, 
phá vỡ khung cảnh thôn quê vốn dĩ nền nã, nhuần nhị. 
Các công trình kiến trúc cổ đã và đang xuống cấp nghiêm trọng, sự mai một về tính thẩm 
mỹ trong thiết kế nhà ở nông thôn đang cho thấy sự bất cập của đô thị hóa. Chính vì vậy việc định 
hướng phát triển kiến trúc nhà ở nông thôn là hết sức cần thiết. Điều đó tạo nên diện mạo không 
chỉ cho làng quê Việt Nam mà còn nằm trong tổng thể kiến trúc khu vực. 
Đề xuất tiêu chí đánh giá giá trị của công trình kiến trúc, nhằm định hướng phát triển và bảo 
tồn, tu bổ. Ta có thể đưa 4 mức đánh giá sau 
- Giá trị đặc biệt: Các làng cổ có giá trị đặc biệt về quy hoạch, kiến trúc cần bảo tồn nguyên 
gốc (ví dụ như Làng cổ Đường Lâm ở ngoại thành Hà Nội), tránh mọi tác động xấu ảnh hưởng 
đến quy hoạch và kiến trúc của làng. 
- Giá trị cao: Các làng có giá trị cao về quy hoạch và kiến trúc công trình, có các làng nghề 
thủ công cần thiết phải giữ lại để bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống, đặc biệt là các ngôi nhà cổ 
được xây dựng trước những năm 1930. Làng xóm có kiến trúc và quy hoạch mang bản sắc văn 
hoá truyền thống, có các làng nghề cần phải bảo tồn. Các ngôi nhà dân gian được xây dựng từ 
năm 1930 đến năm 1945. Lưu ý các làng nghề cần phải quy hoạch khu dãn dân và cụm công 
nghiệp nhỏ để đưa các làng nghề ra khỏi làng truyền thống nhằm tránh ảnh hưởng xấu của môi 
trường tác động đến đời sống dân cư của làng. 
- Giá trị trung bình: Đó là các làng mới và nhà cửa được quy hoạch xây dựng từ năm 1945 
đến năm 1986. Các làng này nên giữ lại quy hoạch, không cho cơi nới và phá vỡ cấu trúc hình thái 
không gian của làng và khuôn viên ngôi nhà. 
- Giá trị thấp: Đó là các khu dãn dân tự phát bám theo các trục đường làng không có quản 
lý quy hoạch được xây dựng từ năm 1986 đến nay. Các khu nhà ở này cần phải đầu tư xây dựng 
cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trồng cây xanh và nhất thiết phải hạn chế xây dựng các loại hình 
kiến trúc nhà ở kiểu hộp diêm (sản phẩm của nhà ở đô thị). 
Từ các mức đánh giá đó ta có thể đưa ra các biện pháp bảo tồn nhà ở nông thôn khu vực 
đồng bằng bắc bộ. Đồng thời nhà nước đưa ra các chính sách, quy hoạch cụ thể kết hợp giữa quy 
Hình 3. Nhà ở nông thôn cần được bảo tồn. 
 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 23 – 8/2010 53 
hoạch và định hướng phát triển vùng miền. Bên cạnh những định hướng chiến lược lâu dài cần có 
biện pháp bảo tồn, tu bổ kịp thời với những công trình đang xuống cấp. 
Các kiến trúc sư phải là những người có trách nhiệm tiên phong trong việc thiết kế các công 
trình văn hoá cộng đồng nông thôn và đặc biệt là loại hình kiến trúc nhà ở nông thôn mới. Kết hợp 
đưa ra các quy chuẩn về nhà ở nông thôn từ diện tích chiếm đất, chiều cao công trình, diện tích 
sàn, khoảng lùi so với chỉ giới quy hoạch, đến các công năng phù hợp với nhu cầu nhà ở nông 
thôn mới, tỷ lệ % diện tích trồng cây xanh, mặt nước trong khuôn viên khu đất xây dựng nhà ở. 
5. Kết luận 
 Kiến trúc nông thôn đang đứng trước những vấn đề về mô hình, quy hoạch, thiết kế, kiến 
trúc, tổ chức cuộc sống cộng đồng, duy trì môi trường cảnh quan, bảo vệ môi trường v.v... Những 
vấn đề gay gắt không kém các đô thị. Không ai có thể đòi giữ lại làng với phần lớn các công trình 
nhà ở kiến trúc đơn giản, tạm bợ. Không gian làng Việt phải giữ lại nét đẹp trong cảnh quan, công 
trình kiến trúc cổ. Nhưng không vì thế mà quy hoạch chắp vá, tuỳ tiện, để đến một ngày làng quê 
trở nên ngột ngạt, quá tải Vấn đề quy hoạch không gian làng nên giao cho cơ sở đảm nhiệm, có 
tập huấn hướng dẫn, phổ biến tiêu chuẩn, mô hình mẫu về hạ tầng, về không gian chung cho 
các công trình phúc lợi, công trình văn hoá, thể thao Chỉ như vậy việc quy hoạch nông thôn mới 
được "xã hội hoá" để nhân dân tham gia góp vào việc chuẩn bị không gian sống cho chính mình, 
trên cơ sở quy định chung, chuẩn hoá nhà nước về quy mô, tiêu chuẩn các công trình hạ tầng, 
công trình công cộng. 
Đối với nông thôn, ta không thể áp đặt một kiểu kiến trúc cho mọi ngôi nhà và không gian 
làng truyền thống. Bởi, mỗi vùng sẽ có sắc thái riêng nhờ địa thế, tập quán sống khác nhau. Vì 
vậy, việc thiết lập quy hoạch tổng thể cho không gian làng dựa trên cơ sở thực tế từng địa 
phương, cũng như việc tìm ra mô hình kiến trúc nhà ở thực sự hợp lý cho nông thôn hiện đại, sẽ 
giúp cho không gian làng truyền thống tìm thấy được vị trí của mình trong sự phát triển tới tương 
lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] PGS.TS. Nguyễn Đức Thiềm, Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, Nhà 
xuất bản Xây dựng, Hà Nội 2000. 
[2] Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã 
hội, Hà Nội 1980. 
[3] PGS.TS.KTS. Hoàng Đạo Kính, Nhà ở nông thôn Việt Nam- vấn đề phát triển, Tạp trí Kiến trúc 
2007. 
Người phản biện: ThS. Lê Văn Cường 

File đính kèm:

  • pdfbao_ton_kien_truc_nha_o_nong_thon_vung_dong_bang_bac_bo.pdf
Tài liệu liên quan