Một số vấn đề về kiến trúc và nhà ở của các tộc người thiểu số phía Bắc Việt Nam giai đoạn thế kỷ X – XVIII

Tóm tắt

Nghiên cứu về kiến trúc, nhà ở của các tộc người thiểu số khu vực miền núi phía

bắc, giai đoạn X – XVIII gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất do tài ghi chép, nghiên cứu

về các tộc người giai đoạn này rất hiếm hoi, nếu không muốn nói là không có. Thứ

hai, việc xác định thành phần dân tộc khu vực này, ở giai đoạn đang đề cập cũng

chưa rõ ràng và chưa thống nhất.

Tuy vậy, bằng các ghi chép của tiền bối, trong các loại chí mang tính địa

phương, hoặc vùng, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn về văn hóa các tộc người, xu

hướng biến đổi của văn hóa tộc người trong khu vực miền núi phía bắc, chúng tôi

mạnh dạn đưa ra các nhận xét về đặc điểm kiến trúc dân gian cũng như nhà ở, văn

hóa ở của các tộc người nói trên.

Hy vọng đây là những ý kiến có tính gợi mở và định hướng cho những nghiên

cứu tiếp theo, cả về kiến trúc, nhà ở cũng như các thành tố văn hóa khác của các tôc

người thiểu số khu vực miền núi phía bắc nói riêng, ở Việt nam nói chung./

pdf10 trang | Chuyên mục: Kiến Trúc Dân Dụng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Một số vấn đề về kiến trúc và nhà ở của các tộc người thiểu số phía Bắc Việt Nam giai đoạn thế kỷ X – XVIII, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 làm bằng gỗ 
tròn buộc ghép lại với nhau. Trước và sau sàn ở có sàn phơi phóng, nơi rửa, có khi 
làm nơi ăn cơm, ngủ nghỉ vào mùa hè. Sàn nhà chính chia làm 2 phần: 
- Nửa dành tiếp khách: trước ban thờ gia tiên đặt một cỗ phản. Bên trái và bên 
phải đạt 2 cỗ phản khác, thấp hơn để làm nơi ngủ cho đàn ông. 
- Phần dành cho trẻ con và đàn bà được làm thành nhiều buồng kín. 
- Chính giữa mỗi phần đặt 1 bếp. Khung bếp làm bằng gỗ, lót đất sét. Trên bếp 
có gác, dùng để muối, hong khô các đồ vật cần thiết. 
Người Tày ở khu vực phía Tây vùng Đông Bắc cũng ở nhà sàn. Những ngôi nhà 
này được bố trí cửa ra vào chính ở đầu hồi, tiếp theo đó là phòng đợi có mái, phòng 
khách dành cho đàn ông, phòng cho phụ nữ, cuối cùng là sàn rửa, phơi,... Mỗi khu vực 
đặt một bếp. 
Người Cao Lan (nay thuộc dân tộc Sán Chay) hiện đang cư trú ở Quảng Yên, 
Phủ Lạng Thương, Vình Yên, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Thanh Hóa,... 
Nhà của họ có kích thước khá lớn. Sàn nhà dài đến 18 m, rộng đến 8 m (theo 
Bonifacy). Nhà làm bằng tre gỗ, lợp mái bằng cỏ gianh, sàn bằng tre, cao hơn mặt đất 
khoảng 1,60m; thang lên sàn làm bằng tre, hoặc bằng tấm gỗ, đặt ở đầu hồi. Nhà 
không có phên ngăn thành các buồng; Bếp đặt ở chính giữa nhà. Sàn phơi ở đầu hồi, 
phía dành cho phụ nữ. Gầm sàn nhà là nơi nhốt gia súc, gia cầm (6, tr.163). 
Ở vùng cao và rẻo giữa, các dân tộc sinh sống bằng làm nương rẫy, cả ở tây bắc, 
đông bắc và miền núi bắc Trung Bộ, đều ở nhà sàn, ngoại trừ một số nhóm trong 
khối các tộc người nói ngôn ngữ Tạng – Miến (Hà Nhì, Lô Lô, Si La,) và Hmông - 
Dao ở nhà trệt. Trong số các dân tộc ở nhà sàn, cũng có một số nhóm Dao, Tày (Lào 
Cai) ở trong các ngôi nhà nửa sàn, nửa trệt. Kiến trúc nhà của họ đa số đơn giản (cột – 
xà – kèo), lắp ráp bằng ngoãm, buộc bằng dây, mái có khung gồm kèo, đòn nóc, đòn 
tay, dui mè và lợp bằng cỏ tranh, lá cọ,  Có một số dạng nhà điển hình như sau: 
Người Dao vùng tả ngạn sông Đà, ở nhà trệt, hoặc nửa sàn nửa trệt, mở cửa hai 
đầu hồi; thờ tổ tiên, ăn và ngủ trên sàn; nấu ăn, sinh hoạt trên phần nền đất. 
Người Dao Chàm ở phía tây Cao Bằng, ở trong những ngôi nhà sàn là chính, một 
số ít ở nhà nửa sàn, nửa đất. 
Các cộng đồng nói ngôn ngữ Môn - Khơ Me (Mảng, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu,...) 
ở khu vực miền núi Phía Bắc, đều ở nhà sàn. Nhà sàn của họ không khác gì nhà của 
người Thái Đen (Táy Đăm). Đó là loại nhà làm bằng tre, gỗ, lợp bằng có tranh, có mái 
hình mai rùa, cột chôn xuống đất, gầm sàn thấp, không có lan can, ở trên nóc tại hai 
đầu hồi có trang trí khau cút,... Những ngôi nhà sàn kiểu này, ngày nay chúng ta còn 
gặp rất nhiều ở vùng người Mảng (Mường Tè, Lai Châu). Đặc biệt, cung cách bố trí, 
sử dụng mặt bằng sinh hoạt trên sàn của các cư dân Môn – Khơ Me trong các ngôi nhà 
này, không khác gì người Thái Đen. Trong ngôi nhà sàn đó cũng có cầu 
thang quản dành cho đàn ông, cầu thang chan dành cho đàn bà; có tụp cuông dành cho 
các chàng trai đến ở rể (du khươi); trong nhà cũng chia làm hai nửa (theo chiều ngang 
sàn), bênquản dành để thờ cúng gia tiên (phi hươn), tiếp khách, và dành cho đàn ông, 
bên chan dành cho việc nấu ăn và là nơi sinh hoạt của đàn bà;... Tất cả những điều đó 
đều giống hệt như người Thái Đen. 
Sự tương đồng điển hình giữa ngôi nhà của các tộc người nói ngôn ngữ Môn – 
Khơ Me với người Thái ở Tây Bắc, được hiểu theo nhiều cách. Một số học giả (trong 
đó có tác giả bài báo này) cho rằng, đó đơn thuần chỉ là sự ảnh hưởng, tiếp thu văn 
hóa Thái ở các cộng đồng đó. Nhưng thực tế chưa hẳn vậy, cũng như trang phục, một 
số học giả cho rằng đó là sự ảnh hưởng, tiếp nhận văn hóa Môn – Khơ Me của người 
Thái. Cơ sở của nhận định này là ở chỗ, hiện nay chúng ta thấy các đặc trưng kiến 
trúc, nhà ở của các tộc người nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me ở phía bắc vẫn hiện diện 
trong kiến trúc và nhà ở của các tộc người nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me sinh sống ở 
khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên. 
Đặc biệt hơn nữa, trong tổ hợp kiến trúc nhà ở của người Thái Đen cũng như các 
cư dân nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me, hươn nọi (nơi thờ cúng bố mẹ vợ), bao giờ cũng 
được làm ở trong vườn và cách nhà ở khoảng dăm bảy mét. Đó là ngôi nhà sàn nhỏ, 
diện tích sàn khoảng 0,5 – 1m 2, có thể có một hoặc hai mái, sàn của nó chính là nơi 
thờ cúng bố mẹ vợ của các ông chủ nhà. Những ngôi nhà này chỉ được tu sửa khi có 
cúng bái, hoặc vào các dịp tết nhất. 
Loại hình nhà trệt vùng Tây Bắc phổ biến ở các dân tộc như nhà người Hmông, 
người Dao, người Tu Dí, Pa Dí, Hà Nhì Đen (Bát Xát, Lào Cai). Điển hình nhất là loại 
nhà đất hình lô cốt của người Hà Nhì Đen ở Lào Cai. Đây là loại nhà phòng thủ với 
tường đất trình dày tới 40-50cm. Ngoài cùng là cửa vào hành lang, cửa vào không 
gian chính trong nhà được thiết kế lệch so với vị trí cửa vào hành lang. Nhà loại này 
không có cửa sổ, chỉ có một hai lỗ thông hơi nhỏ hình phễu phía gian khách. Loại nhà 
này không có cột, phần mái được thiết kế úp lên tường, với khung là kèo, đòn nóc, 
đòn tay, rui, mè. Mái loại nhà này được lợp bằng cỏ tranh, không đánh thành phên, 
lợp rất dày (40-50cm). 
Phần lớn nhà đất của các dân tộc ở vùng cao Tây Bắc đều thiết kế có một số 
buồng ngủ cho vợ chồng chủ nhà, vợ chồng con trai mới cưới, và con gái chưa lấy 
chồng. Hầu hết nhà đất đều có hai bếp, bếp nấu cơm và bếp sưởi. Bếp nấu cơm của 
người Hà Nhì, Xa Phó, Si La... đều kiêng đỏ lửa khi có ánh nắng mặt trời. Khác với 
vùng thấp, nhà cửa truyền thống của các dân tộc ở vùng cao được thiết kế có mái rất 
thấp, gần sát mặt đất để chống chọi, ngăn chặn sương mù, mưa bụi, giữ cho không 
gian bên trong khô ráo, ấm áp. 
3. Một vài nhận xét 
Nghiên cứu về nhà ở của các tộc người thiểu số phía bắc Việt Nam giai đoạn thế 
kỷ X – XVIII là công việc hết sức khó khăn bởi tư liệu về thành tố văn hóa này của các 
tộc người trong giai đoạn đó gần như không được ghi chép. Nói cho đúng, khi đó chúng 
ta chưa có Dân tộc học, và cũng chưa có các nhà Dân tộc học, các ghi chép chỉ là tình 
cờ, trong các cuốn địa phương chí. 
Có phần hơi chủ quan khi nhận xét rằng: sau gần một ngàn năm Bắc thuộc, các 
yếu tố văn hóa của cư dân An Nam bị ảnh hưởng văn hoá Hán khá nhiều, trong đó ảnh 
hưởng về kiến trúc, trong đó có nhà ở cũng khá rõ ràng như ăn mặc và ẩm thực. Điều 
cần nhận thấy ở đây là, sau khi giành được độc lập, các tộc người ở Việt Nam lại bắt 
đầu công cuộc khôi phục lại văn hóa truyền thống của mình (tái cấu trúc). Khi bàn 
về Lễ của nước Nam ta, Phạm Đình Hổ ghi: “Nước Nam ta từ khi thuộc về Trung Hoa 
vẫn theo lễ nhà Hán, lâu sau dần dà mà sai đi, lại thêm lễ giáo của Tây Dương, và 
bên Lào, bên Thích, làm cho tạp nhạp loạn xạ, từ bấy giờ mới trái khắc cả cựu lễ. 
Trần Quốc vượng khi bàn về Văn hóa Việt Nam thế kỷ thứ X cũng nhận xét tương 
tự:Thế kỷ X làm nhiệm vụ lịch sử kết thúc chặng đường dài gian khổ ngàn năm chống 
Bắc thuộc về chính trị - quân sự và tái cấu trúc hóa nền văn minh Việt Nam và những 
“mảnh vụn’’ của nền văn minh Việt cổ và những nhân tố ngoại sin” (10,tr.145). 
Có thể nói, giai đoạn đang đề cập là giai đoạn gia tăng mạnh mẽ nhất thành phần 
các dân tộc ở Viêt Nam. Thực tế đó cũng làm gia tăng vẻ phong phú của kiến trúc dân 
gian và văn hóa ở của các tộc người phía bắcViệt Nam. Đầu thế kỷ thứ X, thành phần 
dân tộc ở khu vực này chỉ bao gồm các dân tộc bản địa (Việt - Mường, Môn - Khơ 
Me phía bắc, Tày cổ,... ). Thế Kỷ XI – XIII gia tăng thêm các dân tộc nói ngôn ngữ 
Thái. Khoảng thế kỷ XV trở đi, nhất là giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII trở đi, thành 
phần dân tộc trong vùng được bổ sung thêm các tộc người nói ngôn ngữ Hoa, Khơ 
Me, Hmông - Dao và Tạng - Miến (Di). Chính vì thế mà trong các thế kỷ sau, hoàn 
cảnh xã hội được cải thiện, giao lưu văn hóa diễn ra thường xuyên,... việc ảnh hưởng 
văn hóa lẫn nhau giữa các tộc người ở Việt Nam rất mạnh mẽ. 
Việc ảnh hưởng văn hóa cũng như kiến trúc, nhà ở giữa các tộc người trong vùng 
ở giai đoạn chúng ta đang đề cập, chỉ tập trung ở các mối quan hệ Thái với các tộc 
Môn - Khơ Me ở Tây Bắc và giữa Việt với Tày ở Đông Bắc. Có thể nói, quan hệ, giao 
tiếp văn hóa nói chung và kiến trúc, nhà ở nói riêng giữa Thái với các tộc người nói 
ngôn ngữ Môn – Khơ me ở phía bắc là khá sâu đậm. Đến trước Cách mạng tháng Tám 
1945, việc Thái hóa văn hóa của các cộng đồng Xinh Mun, Kháng, Mảng, Ơ Đu,... 
gần như đã đạt tới tột đỉnh. Không những chỉ ở trong những ngôi nhà kiểu Thái, mặc 
trang phục kiểu Thái, thực hiện các nghi lễ như người Thái, các cộng đồng này còn 
quên mất luôn cả tiếng mẹ đẻ của mình và lấy tiếng Thái làm công cụ giao tiếp duy 
nhất của mình. Ở Đông Bắc, ảnh hưởng văn hóa Việt (Kinh) đối với cộng đồng Tày 
rất mạnh mẽ. Có thể nói những biểu hiện của Thọ Mai gia lễ trong đời sống của cộng 
đồng, việc xuất hiện chữ Nôm Tày và dùng chữ Nôm của người Tày sự xuất hiện đình 
chùa miếu mạo, các phường hội (phe,...),.... trong các làng Tày,.... đã khẳng định kết 
luận trên. 
 T.B 
Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Án – Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục, NXB Văn học, Hà Nội, 
2001. 
2. Jeanne Cuisinier, Người Mường (ĐLNV&XHH), NXB Lao Động, Hà Nội, 
1995. 
3. Lê Quý Đôn, Vân đài loại ngữ, NXB. Văn Hóa, Hà Nội, 1962. 
4. Phạm Thận Duật, Phạm Thận Duật toàn tập, NXB.Văn hóa thông tin, Hà Nội, 
2000 
5. Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút, NXB Văn học, Hà Nội, 2001. 
6. Nguyễn Văn Huyên, Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt nam (tập 
I), NXB.KHXH, Hà Nội, 1995. 
7. Lý Tế Xuyên, Việt điện u linh, NXB Văn học, Hà Nội, 2001. 
8. Nguyễn Trãi, Dư địa chí, NXB Sứ học, Hà Nội, 1960. 
9. Trần Quốc Vượng (và các tác giả), Văn hóa học đại cương, NXB. KHXH, Hà 
Nội, 1996. 
10. Trần Quốc Vượng, Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXBVăn học, 
2003. 
11. Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía bắc), NXB 
KHXH, 1978. 
12. Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía 
Nam), NXB KHXH, 1984. 
13. Viện Dân tộc học, Về việc xác định thành phần dân tộc ở Việt Nam, NXB 
KHXH. 1975. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_kien_truc_va_nha_o_cua_cac_toc_nguoi_thieu.pdf
Tài liệu liên quan