Kiến trúc nhà công cộng theo phong cách tân cổ điển trước năm 1945 ở Hà Nội

Tóm tắt: Các công trình kiến trúc công cộng phong cách Tân cổ điển xây dựng

trước năm 1945 là một bộ phận quan trọng hàng đầu trong di sản kiến trúc Pháp

thuộc ở Hà Nội và có giá trị cao về mặt kiến trúc, lịch sử, văn hoá. Tuy nhiên, do

chưa được đánh giá đúng mức, nhiều công trình đang bị xuống cấp nghiêm trọng.

Bài viết này giới thiệu những giá trị cơ bản về mặt kiến trúc của một số công trình

tiêu biểu, đồng thời hệ thống hoá các công trình công cộng theo phong cách Tân

cổ điển ở Hà Nội nhằm hướng tới một sách lược bảo tồn, trùng tu, tôn tạo bộ phận

di sản kiến trúc này.

pdf9 trang | Chuyên mục: Kiến Trúc Dân Dụng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Kiến trúc nhà công cộng theo phong cách tân cổ điển trước năm 1945 ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 sầm uất bậc nhất Hà Nội lúc bấy giờ, đồng thời 
nhìn ra một quảng trường rộng, nơi hội tụ của 5 phố lớn, mặt chính trông ra Hồ Gươm, mặt sau 
dựa vào khu Nhượng địa (Khu Nhượng địa (Concession) có diện tích hơn 18 ha bao gồm khu 
vực Nhà hát lớn và Bảo tàng Lịch sử đến Bệnh viện Hữu Nghị ngày nay). 
 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng 125 
Mặt bằng nhà hát được chia thàn 3 phần rõ rệt: Chính sảnh tráng lệ ngay lối vào với một 
cầu thang long trọng hình chữ T bằng đá trắng cùng các hình trang trí trên trần và tường, phía 
trên sảnh là “phòng gương” ở tầng hai đặc trưng bởi những bức tranh ghép mảnh (mosaïque) 
đầy màu sắc; phòng khán giả hình móng lừa có sức chứa 870 chỗ trải trên 3 tầng, trong đó có 
những chỗ ngồi gia đình được bố trí trong các phòng nhỏ (loge); tiếp đến là sân khấu lớn phía 
sau có các phòng tập, phòng hoá trang, phòng quản trị, phòng họp... 
Mặt chính nhà hát nổi bật với hàng cột Ionic tạo thành 5 gian rỗng ở giữa và 2 gian đặc ở 
đầu hồi phía trên được nhấn thêm bởi 2 mái hình chóp cong lợp ngói đá. Như vậy thì những 
nguyên tắc kiến trúc Phục hưng dường như được nhấn mạnh ở đây. Tuy nhiên, khi đến gần 
công trình thì những yếu tố Baroque lại nổi bật với những đường cong uốn lượn của các ban 
công kết hợp với hình thức cuốn vòm phía trên lối vào, đặc biệt là các hình thức trang trí cầu kỳ 
là kết quả của sự kết hợp giữa các kiến trúc sư và điêu khắc gia. Sang tới mặt bên thì các yếu 
tố Baroque hầu như lấn át hoàn toàn, các thức cột chỉ còn lặp lại ở bên ngoài chính sảnh, thay 
vào đó là các cửa sổ hình chữ nhật hay cuốn vòm, những bức tường ngập tràn các hình thức 
trang trí, các công xon uốn lượn, tất cả đều giàu tính điêu khắc. Phía trên của nhà hát lại đem 
lại cho chúng ta cảm giác về tinh thần Tân cổ điển Pháp với bộ mái lợp ngói đá đen được tổ 
chức rất kỳ công với sự kết hợp của nhiều hình thức: mái hình hình chóp cong ở các điểm 
nhấn, mái cuốn tròn ở khu vực khán phòng và mái tam giác phía trên sân khấu, xung quanh và 
trên đỉnh các mái đều được nhấn thêm bởi các yếu tố điêu khắc. 
Nói đến Nhà hát thành phố chúng ta không thể bỏ qua phần nội thất. Các mảng tường, 
vòm trần, cầu thang, thậm chí sàn nhà đều được lấp đầy bởi các yếu tố trang trí bằng điêu 
khắc, bằng hội hoạ. Những bức bích hoạ đầy màu sắc đan xen với những hình đắp nổi bằng 
thạch cao bên cạnh những hoạ phẩm mosaïque bằng đá màu. Có thể coi không gian nội thất ở 
đây là những không gian của màu sắc, ánh sáng và âm thanh hoàn hảo. 
Sự hoà trộn đầy màu sắc của các phong cách khác nhau ở Nhà hát thành phố đem lại 
cho chúng ta ấn tượng về một công trình kiến trúc Chiết trung chủ nghĩa với những giá trị 
không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về nghệ thuật trang trí và có thể coi đây là nhà hát đẹp bậc 
nhất trên toàn lãnh thổ thuộc địa Pháp thời bấy giờ. 
Viện Radium Đông Dương (Institut du Radium de l'Indochine) (Ảnh 5) do kiến trúc sư 
C.Delpech thiết kế được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1915 đến năm 1920 trên khu 
đất tiếp giáp với các phố Bornis Desbordes (phố Tràng Thi), Richard (Phố Quán Sứ) và 
Rollande (phố Hai Bà Trưng) do một tổ chức y tế tư nhân đầu tư. Dù không có được vị trí đắc 
địa nhưng do mặt nhà mở ra ba tuyến phố nên công trình cũng có được một t ầm nhìn khá 
rộng. 
Toà nhà có mặt bằng hình chữ nhật gồm 3 tầng: Tầng hầm cách nhiệt chống ẩm; tầng 1 
là nơi bố trí các phòng khám, các phòng đặt máy quang tuyến dùng để chuẩn đoán và điều trị 
bệnh ung thư; tầng 2 gồm các phòng Giám đốc, hội trường, thư viện và các phòng hành chính. 
Các phòng làm việc trên cả hai tầng đều được bố trí theo kiểu hành lang bên, nối giữa các tầng 
là một cầu thang lớn bố trí ngay chính sảnh. 
Kiến trúc toà nhà chịu ảnh hưởng mạnh bởi chủ nghĩa Tân cổ điên Pháp thời Louis XIV 
với mặt chính được phân chia thành 3 phần theo phương đứng và 5 phần theo phương ngang. 
Ba phần theo phương đứng gồm tầng hầm và tầng 1 tạo ra phần bệ với hệ thống cửa sổ cuốn 
vòm trên nền tường chạy liên tục theo phương ngang có các chỉ lõm tạo cảm giác vững chắc, 
phần giữa là hàng cột kép thức Doric, phần trên là diềm mái gồm có sê nô và tường chắn mái 
trang trí cầu kỳ. Năm phần theo phương ngang gồm có phần trung tâm được nhấn mạnh bởi 
 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng 126 
các cửa ra vào chính mở rộng, phía trên được che bởi một ban công có các công xon uốn lượn 
kết hợp hài hoà với các hoạ tiết trang trí trên cửa, tầng 2 là hàng cột Doric cùng các cửa đi có 
phần cuốn vòm ở phía trên,kết thúc là một Froton hoàn chỉnh có điểm nhấn là một cartouche 
lớn bao lấy hai chữ IR là tên tắt của Viện. Nổi bật hai phía là hàng cột kép thức Doric, giữa hai 
cột được trang trí bởi một cartouche, còn giữa các cột là hàng cửa sổ mở rộng tạo cảm giác 
rỗng. Kết thúc phương ngang nhà là hai mảng đặc với lượng cửa mở nhỏ kết hợp với các bổ 
trụ được nhấn bởi cái chỉ lõm. Mặt sau có cấu trúc cơ bản giống mặt chính nhưng ở mức độ 
giản dị hơn, hàng cột kép được thay bằng các bổ trụ vuông với các đường chỉ lõm theo 
phương ngang. 
Với hình thức chuẩn mực, cùng việc tổ hợp thức cột nghiêm ngặt, toà nhà trụ sở Viện 
Radium Đông Dương xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc Tân cổ điển 
theo tinh thần cổ điển Pháp thời đế chế ở Hà Nội. Rất tiếc là hiện nay công trình đang bị kẹp 
giữa hai ngôi nhà 4 - 5 tầng, phía trước là nhà để xe lợp mái tôn một cách tạm bợ làm cho việc 
cảm thụ cái đẹp của toà nhà không còn được nguyên vẹn. 
Kết quả thống kê và phân loại được trình bày ở bảng dưới đây: 
TT Công trình 
Công năng 
hiện nay 
Năm 
xây dựng 
KTS 
thiết kế 
Phong cách 
ảnh hưởng 
1 Nhà hát thành phố 
(Théatre unicipal) 
Nhà hát lớn 
Hà Nội 
1901 
Broyer, V.Halay, 
F.Lagisquet 
Triết chung 
2 Ga đường sắt 
(Gare de chemin de 
fer) 
Ga Hà Nội 
1901 H.Vildieu Cổ điển Pháp 
3 Trụ sở Công ty Hoả xa 
Vân Nam 
Trụ sở Tổng 
liên đoàn lao 
động Việt Nam 
? ? Cổ điển Pháp 
4 Khách sạn Métropole Khách sạn 
Sofitel 
Métropole 
1901 ? Cổ điển Pháp 
5 Văn phòng Phủ Thống 
sứ Bắc Kỳ 
(Bureaux de la 
Résidence Supérieure 
du Tonkin) 
Trụ sở Bộ Lao 
động thương 
binh xã hội 
? (Thiết 
kế năm 
1899) 
H.Vildieu Cổ điển Pháp 
6 Dinh Toàn quyền 
(Hôtel du 
Gouvernement général) 
Phủ chủ tịch 
1902 C.Lichtenfelder Phục hưng 
7 Trụ sở Toà án 
(Palais des justices) 
Trụ sở Toà án 
nhân dân tối 
cao 
1906 H.Vildieu Cổ điển Pháp 
8 Sở Thương chính và 
độc quyền Đông 
Dương 
(Bureaux des 
Douanes et Régies de 
I'Indochine) 
Bảo tàng 
Cách mạng 
1906 J.Bossard Cổ điển Pháp 
 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng 127 
TT Công trình 
Công năng 
hiện nay 
Năm 
XD 
KTS 
thiết kế 
Phong cách 
ảnh hưởng 
9 Toà nhà Bộ Tham 
mưu 
(Imeuble de l'état - 
major) 
Công ty 
Vạn Xuân - 
Bộ Quốc phòng 
1907 ? Cổ điển Pháp 
10 Trường nữ học Đồng 
Khánh 
Trường THCS 
Trưng Vương 
1907 C.Lichtenfelder Baroque 
11 Viện Radium Đông 
Dương 
(Institut du Radium de 
I'Indochine) 
Bệnh viên K 
1915 C.Delpech Cổ điển Pháp 
12 Sở Cảnh sát 
(Commissariat de 
Police) 
Sở Công an 
Hà Nội 1915 A.Bussy Cổ điển Pháp 
13 Dinh Thống sứ Bắc Kỳ 
(Hôtel de la Résidence 
Supérieure du Tonkin) 
Nhà khách 
chính phủ 1917 A.Bussy Cổ điển Pháp 
14 Sở bưu điện Hà Nội 
(Service des Postes & 
Télégraphes à Hanoi) 
Bưu điện 
thành phố 
Hà Nội 
1921 A.Bussy Cổ điển Pháp 
3. Kết luận và kiến nghị 
- Trong giai đoạn đầu kiến trúc thực dân (architecture coloniale), đa phần các công trình 
công cộng lớn ở Hà Nội đều theo phong cách Tân cổ điển, một phong cách mong muốn phục 
hồi các giá trị kiến trúc Cổ điển, Phục hưng, Baroque rất thịnh hành ở Pháp thế kỷ 19. 
- Với các đặc trưng về bố cục không gian - hình khối và tính chất trang trí mang đậm tinh 
thần cổ điển, các công trình kiến trúc công cộng phong cách Tân cổ điển xây dựng trước năm 
1945 là một bộ phần quan trọng hàng đầu trong di sản kiến trúc Pháp thuộc ở Hà Nội, có giá trị 
không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về mặt lịch sử - văn hoá. 
- Do thường được xây dựng ở những vị trí đắc địa trong thành phố như các quảng 
trường, án ngữ những tuyến phố lớn nên nhiều công trình kiến trúc công cộng phong cách Tân 
cổ điển xây dựng trước năm 1945 còn tạo ra các điểm nhấn đô thị, đóng góp tích cực vào bộ 
mặt kiến trúc và quy hoạch Thủ đô. 
- Các công trình này đều có tuổi thọ trên dưới 100 năm nên nhiều công trình đã xuống 
cấp, bị bao vây bởi các toà nhà nhiều tầng, bị lấn chiếm khuôn viên... nên không còn giữ 
nguyên giá trị ban đầu. 
- UBND thành phố Hà Nội cần có các nghiên cứu, khảo sát nhằm đưa một số công trình 
có giá trị vào danh mục Di sản kiến trúc của thành phố và có chính sách bảo tồn, trùng tu và tôn 
tạo bộ phận di sản kiến trúc này. 
 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng 128 
Ảnh 1: Dinh toàn quyền (Hôtel du Gouvervement Général) 
Ảnh 2: Dinh Thống sứ Bắc kỳ (Hôtel de la Résidence Supérieure) 
 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng 129 
Ảnh 3: Trụ sở Toà án (Palais des Justices) 
Ảnh 4: Nhà hát thành phố (Théatre municipal) 
 T¹p chÝ khoa häc c«ng nghÖ x©y dùng 130 
Ảnh 5: Viện Radium Đông Dương (Institut du Radium de l'Indochine) 
Tài liệu tham khảo 
1. Đặng Thái Hoàng (1995), Kiến trúc Hà Nội thế kỷ XIX – XX, Nxb Hà Nội. 
2. Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đỉnh và cộng sự (2006), Lịch sử kiến trúc thế giới, Nxb Xây 
dựng. 
3. F.Terunobu, Phạm Đình Việt và cộng sự (1997), Bảo tồn di sản kiến trúc Hà Nội, NXB Xây 
dựng. 
4. Hữu Ngọc, L. Borton: Kiến trúc Pháp ở Hà Nội, Nxb Thế giới. 
5. Nguyễn Đình Toàn (1997), Những nhân tố tự nhiên và truyền thống văn hoá bản địa trong 
kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ. 
6. Trần Hùng, Nguyễn Quốc Thông (2004), Thăng Long - Hà Nội, mười thế kỷ đô thị hoá, Nxb 
Xây dựng. 
7. Trần Huy Liệu (2000), Lịch sử thủ đô Hà Nội, Nxb Hà Nội. 
8. C. Pédelahore (1982), Hanoi, le miroir de l’architecture indochinoise, Grase. 
9. C. Pédelahore (1982), Les éléments constitutifs de la ville de Hanoi, Grase. 

File đính kèm:

  • pdfkien_truc_nha_cong_cong_theo_phong_cach_tan_co_dien_truoc_na.pdf
Tài liệu liên quan