Bài Trùng tu hiển trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định

Năm 1799, Nguyễn Ánh chiếm được thành Quy Nhơn, đổi tên là thành Bình

Định, kế rút quân về Gia Định, sai Chưởng Hậu quân Võ Tánh và Lễ Bộ Ngô

Tòng Châu ở lại trấn thủ. Quân Tây Sơn vào đánh, Thiếu phó Trần Quang Diệu

vây thành, Tư đồ Võ Văn Dũng giữ cửa Thi Nại chặn không cho quân Nguyễn ra

cứu viện. Qua 1801 Nguyễn Ánh đem quân ra cứu, phá được thủy đồn Tây Sơn ở

Thi Nại, Võ Văn Dũng thua chạy nhưng lại kéo quân tới hợp lực với Trần Quang

Diệu đánh thành Bình Định càng gấp. Nguyễn Ánh sai người bí mật vào thành bảo

Võ Tánh bỏ thành phá vây ra hội họp với đại quân, Võ Tánh lại gửi thư khuyên

Nguyễn Ánh nhân lúc binh lực Tây Sơn tập trung ở thành Bình Định, Phú Xuân

bỏ trống, cứ đem quân chiếm Phú Xuân, “đổi một mạng thần để lấy Phú Xuân là

đủ”. Nguyễn Ánh gạt lệ đem quân đi, quả nhiên chiếm được Phú Xuân, kế sai Lê

Văn Duyệt, Lê Chất theo đường bộ vào cứu, nhưng quân Nguyễn tới Quảng Ngãi

thì thành Bình Định đã bị hạ. Sử chép trước khi thành bị hạ, Võ Tánh nói với Ngô

Tòng Châu “Ta là chủ tướng, không cùng giặc cùng sống, ông là văn thần, giặc ắt

không giết, nên tính cách tự toàn tính mạng”. Ngô Tòng Châu đáp “Trung ái chỉ

có một, đâu chia văn võ. Tướng quân có thể vì nước tử nạn, Tòng Châu lại không

thể làm tôi tận trung sao”, rồi về phủ uống thuốc độc tự tử. Võ Tánh được tin ngậm

ngùi nói “Ông Ngô đi trước ta một bước rồi”, sai người khâm liệm chu đáo rồi sai

người đem khẩu súng của mình ra thành đưa cho Trần Quang Diệu, có ý gởi gắm

xin Quang Diệu không giết hại tướng sĩ dưới quyền. Kế lên lầu Bát Giác trong

thành sai quân chất củi ở dưới, rắc thuốc súng vào rồi xua mọi người lui ra, vứt

điếu thuốc đang hút xuống phóng hỏa tự thiêu. Có một viên Cai đội là Nguyễn Văn

Huyên được tin chạy tới nhảy vào lửa chết chung với Võ Tánh. Về sau nhà Nguyễn

lập đền Chiêu Trung ở Bình Định thờ Võ Tánh và Ngô Tòng Châu, Nguyễn Văn

Huyên cũng được thờ phụ vào.

pdf11 trang | Chuyên mục: Sư Phạm Ngữ Văn | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài Trùng tu hiển trung từ ký ở đền Chiêu Trung Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
húng tôi chưa tìm hiểu được 
tiểu sử, ba người được khắc tên trong bài ký này đều là nhân vật có lai lịch. Huỳnh 
Thúc Kháng là một chí sĩ yêu nước ai ai cũng biết nên ở đây không cần nhiều lời, 
trong nguyên bản khắc là “Tiền Tiến sĩ” (Tiến sĩ trước) vì ông đã bị triều đình nhà 
Nguyễn truất danh hiệu Tiến sĩ trong vụ án Trần Quý Cáp năm 1908. 
Đào Phan Duân là người làng Biểu Chánh huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, 
sinh năm Giáp Tý 1864, đỗ Cử nhân trường Bình Định khoa Giáp Ngọ 1894, đỗ 
Phó bảng kỳ thi Hội khoa Ất Mùi 1895, năm 1925 đang giữ chức Tuần phủ Khánh 
Hòa thì từ quan, năm 1946 là Chủ tịch danh dự Mặt trận Liên Việt huyện Phù 
Cát. Ngoài ra một tờ tâu của Phủ Phụ chính ngày 13 tháng 1 năm Duy Tân thứ 5 
(1911) cho biết vào thời điểm ấy Đào Phan Duân đang là Án sát Nghệ An, được 
giữ nguyên hàm Quang lộc tự khanh điều bổ làm Phủ doãn phủ Thừa Thiên (Châu 
bản triều Nguyễn,(6) Duy Tân tập 30, tờ 9). Tên hiệu Biểu Xuyên của ông có lẽ lấy 
từ tên làng Biểu Chánh.
Đặng Cao Đệ theo Quốc triều Hương khoa lục của Cao Xuân Dục là người 
xã Kỳ Sơn huyện Tuy Phước tỉnh Bình Định, đỗ Cử nhân trường Bình Định khoa 
Canh Tý 1900 năm 32 tuổi, tức sinh năm Kỷ Tỵ 1869. Một tờ tâu của Bộ Hình 
ngày 3 tháng 11 năm Duy Tân thứ 1 (1907) cho biết vào thời điểm ấy Đặng Cao 
Đệ đang là Lang trung Bộ Hình (Châu bản triều Nguyễn, Duy Tân tập 5, tờ 169). 
Tên hiệu Kỳ Phong của ông có lẽ lấy từ tên làng Kỳ Sơn.
Chắc chắn còn có nhiều điều phải nói thêm về bài ký này nhưng cần có thời 
gian và tư liệu nên ở đây chỉ có thể nêu ra vài điều nổi bật. Đại Nam chính biên liệt 
truyện sơ tập (hoàn thành năm 1899) và Đại Nam nhất thống chí (hoàn thành năm 
1909) đều ghi tên đền là Chiêu Trung, nhưng tên trong bài ký là Hiển Trung, nếu 
152 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018
Ảnh 1: Tấm 1 khắc đoạn mở đầu bài Trùng tu 
Hiển Trung từ ký được lưu giữ ở nhà ông Thái 
Cần (Ảnh chụp năm 2011).
Ảnh 2: Tấm 2 được lưu giữ ở lăng Võ Tánh 
(Ảnh chụp năm 2011).
Ảnh 3: Đoạn cuối bài 
Trùng tu Hiển Trung từ 
ký nói tới việc Huỳnh 
Thúc Kháng nhuận sắc 
(Tấm 4).
Ảnh 4: Đoạn cuối 
bài Trùng tu Hiển 
Trung từ ký có tên 
ba người Đào Phan 
Duân, Đặng Cao 
Đệ, Hồ Văn Thùy 
(Tấm 4).
153Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018
là tên được đổi thì chỉ có thể sau 1909, đây là một trong những điều cần được tiếp 
tục tìm hiểu. 
Để tìm hiểu sâu hơn về bài ký này, cần lưu ý tới thời điểm ra đời của nó, vì 
sự kiện quân Nhật tấn công Trung Quốc năm 1937 chính là màn mở đầu của Chiến 
tranh Thế giới thứ hai, và nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ mà nhất là tầng lớp 
trí thức đều dự cảm về một điều gì đó có thể xảy ra cho dân tộc và đất nước. Việc 
trùng tu đền Chiêu Trung - Hiển Trung thờ hai công thần trung hưng bậc nhất của 
triều Nguyễn nói chung cũng như bản thân tác phẩm nói riêng cần được đặt vào bối 
cảnh lịch sử ấy. Đáng nói là mặc dù mang nhan đề như một bài ký về việc trùng tu, 
tác phẩm này lại chỉ có vài chữ về việc trùng tu (Tư giả trùng tu siển sự - Nay trùng 
tu việc xong), ngoài ra đều là ca ngợi tấm gương hy sinh của Võ Tánh và Ngô Tòng 
Châu. Dĩ nhiên Võ Tánh và Ngô Tòng Châu vốn là liệt sĩ của triều Nguyễn nhưng 
tập quán coi triều là nước trước kia đã biến họ thành anh hùng của toàn dân tộc từ 
thế kỷ XIX trở đi, tình hình này vẫn kéo dài đến thời Pháp thuộc, đặc biệt là trên 
địa bàn miền Trung, “chỗ trũng” cuối cùng ở Việt Nam trong việc lưu giữ những 
giá trị lịch sử xuất hiện dưới thời Nguyễn. Đặt vào bối cảnh Việt Nam năm 1938, 
việc tái tạo và cách tái tạo một giá trị gần như không thể tái tạo như vậy có lý do cụ 
thể của nó, lý do này nằm trong chính nhận thức và tình cảm của những người tái 
tạo. Dự cảm về thời cuộc sắp tới ở những nhân sĩ - quan lại tham gia việc trùng tu 
này đã khiến nội dung bài ký có một sắc thái đặc thù đơn nhất. Chẳng hạn vế sau 
trong câu liễn đối cuối bài ký “Lâu đài còn bát giác, cùng núi sông lặng lẽ thanh 
cao” ít nhiều cho thấy họ khẳng định giá trị Võ Tánh và Ngô Tòng Châu không 
phải với thái độ nhập cuộc và nhằm kêu gọi hành động, mà bằng tâm lý chịu đựng 
và để khẳng định niềm tin.
Về hình thức nghệ thuật thì dễ nhận ra bài ký này ít dùng điển cố, những 
trường hợp như “Lỗ điện Linh Quang”, “Cao sơn cảnh hàng” là rất ít ỏi, câu chữ 
cũng ít đăng đối kiểu văn chương biền ngẫu, thậm chí những chỗ như “hữu vô hình 
chi hấp dẫn lực” (có sức hút vô hình) còn cho thấy đây là một tác phẩm Hán văn 
mang màu sắc hiện đại, nhưng được những bậc khoa bảng như Đào Phan Duân 
chấp bút và Huỳnh Thúc Kháng nhuận sắc, nó vẫn tuân thủ những quy phạm của 
Hán văn truyền thống, không có những chỗ cọc cạch hay ngô nghê như một số tác 
phẩm văn xuôi Hán văn xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian 1919 - 1945. 
Sau cùng, chắc chắn nhiều người sẽ quan tâm tới việc nguyên bản bài ký này 
đang được lưu giữ ở đâu. Năm 2011, những người tiếp xúc với tư liệu này cũng đã 
rất bất ngờ với hiện trạng nguyên bản. Như đã nói ở trên, văn bản bài ký vốn được 
khắc trên bốn tấm bình phong, nhưng hai tấm 2 và 3 thì được lưu giữ ở lăng Võ 
Tánh trong khu vực thành Hoàng Đế thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định, còn hai tấm 
1 và 4 lại được lưu giữ ở nhà riêng của ông Thái Cần tại thôn Nam Tân xã Nhơn 
154 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018
Hậu cũng thuộc thị xã An Nhơn! Tác giả Nguyễn Thanh Quang trong bài “Từ việc 
thờ phụng Võ Tánh và Ngô Tùng Châu: Một góc nhìn vào tâm hồn người Bình 
Định”, báo Bình Định ngày 1/11/2014 có nhắc tới bài ký này với hai trích đoạn 
được dịch là “...Ôi! Ai người chẳng chết? Chết mà có ích cho nước nhà, có lợi cho 
phong hóa tức là chẳng chết Nay việc trùng tu đã xong, rửa tay đốt hương kính 
cẩn viết những nét đại cương, ngụ ý bày tỏ lòng kính ngưỡng bậc có công đức vĩ 
đại như núi cao đường lớn”,(7) nhưng so sánh thì chỉ là dịch từ phần nguyên văn 
thuộc tấm 1 và tấm 4 tức hai tấm được giữ ở nhà ông Thái Cần. Cho nên nếu hiện 
nay các cơ quan chức năng ở tỉnh Bình Định chưa biết hai tấm 2, 3 “không đầu 
không đuôi” ở lăng Võ Tánh chỉ mới là một nửa văn bản thì hy vọng việc giới thiệu 
tác phẩm này có thể góp phần giúp cho nguyên bản bài Trùng tu Hiển Trung từ ký 
được gom về một mối sau khi bị xé lẻ suốt nhiều năm 
 2015 - 2017
 C T T
CHÚ THÍCH
(1) Nguyên bản khắc lầm là “hạ trọng”, đây đính lại như trên.
(2) Trương Tuần, Hứa Viễn: hai danh thần nhà Đường. Trương Tuần người Nam Dương, Trịnh 
Châu, thi đỗ Tiến sĩ cuối niên hiệu Khai Nguyên, lúc An Lộc Sơn và Sử Tư Minh làm phản 
chống nhà Đường ông đang là Huyện lệnh Trấn Nguyên. Huyện lệnh Ung Khâu Lệnh Hồ 
Triều theo hàng An Sử, Trương Tuần mang quân tới giữ Ung Khâu, chống địch lập nhiều 
công lao, nhưng quân ít lương thiếu phải tới Tuy Dương hội quân với Hứa Viễn. Hứa Viễn 
người Tân Thành Hàng Châu, lúc An Sử làm phản được cử làm Thái thú Tuy Dương. Sau 
khi Trương Tuần tới Tuy Dương, hai người đồng tâm hiệp lực chống địch, giữ thành Tuy 
Dương lẻ loi chặn đứng đường qua Giang Hoài của quân An Sử hơn một năm, sau cùng 
thành bị phá, hai ông đều bị bắt, không chịu hàng đều tuẫn tiết, về sau được coi là những 
điển hình trung thần giữ thành chống giặc, đây ví với việc Võ Tánh và Ngô Tòng Châu giữ 
thành Bình Định. 
(3) Kinh đô Phú Xuân đổi lấy mạng thần: nguyên văn là “Xuân kinh để thần mệnh”, là câu trong 
mật sớ của Võ Tánh gửi cho Nguyễn Ánh đề nghị không giải vây thành Bình Định mà đem 
quân cường tập đánh chiếm Phú Xuân năm 1801, được Quốc Sử Quán triều Nguyễn chép 
lại trong Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập quyển 6, Chư thần liệt truyện quyển 3, Truyện 
Võ Tánh.
(4) Công đức lưu lại: nguyên văn là “Lỗ điện Linh Quang”, lấy tích Lỗ Cung Vương Lưu Dư con 
Hán Cảnh Đế được phong ở nước Lỗ xây nhiều cung thất đài tạ, về sau nhà Hán suy vi, 
cung điện đền đài các nơi đều hư hỏng đổ nát, duy điện Linh Quang ở Khúc Phụ nước Lỗ 
vẫn còn nguyên vẹn, về sau người ta dùng tích này ví với những giá trị sau nhiều biến cố 
vẫn tồn tại, đây ví với công tích thanh danh của Võ Tánh và Ngô Tòng Châu.
(5) Đức cao đường sáng: nguyên văn là “Cao sơn cảnh hàng”, lấy ý câu trong Thi, Tiểu nhã, Xa 
hạt “Cao sơn ngưỡng chỉ, Cảnh hàng hành chỉ” (Núi cao ngẩng theo, Đường sáng đi theo), 
chỉ việc ngưỡng mộ đức tốt, noi theo điều hay.
155Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 5 (148) . 2018
(6) Châu bản triều Nguyễn, hiện được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cục Văn thư và 
Lưu trữ Nhà nước, Hà Nội. 
(7) Xem thêm: 
TÓM TẮT
Đền Chiêu Trung (sau đổi tên là Hiển Trung) là nơi thờ hai vị trung thần Võ Tánh và Ngô 
Tòng Châu thời Nguyễn. Năm 1938, đền được một số nhân sĩ và quan lại ở miền Trung đứng ra 
tu bổ và soạn bài ký Trùng tu Hiển Trung từ ghi lại sự việc này.
Ngoài việc cung cấp toàn văn nguyên tác chữ Hán và bản dịch bài Trung tu Hiển Trung từ 
ký, tác giả bài viết còn phân tích một số điểm nổi bật như thời điểm ra đời, nội dung, hình thức 
nghệ thuật của tác phẩm. Đặc biệt là thông tin về tình trạng bảo quản nguyên bản bài ký vốn 
được khắc trên 4 tấm gỗ, hiện đang bị xé lẻ ở 2 địa điểm: lăng Võ Tánh và một tư gia, đều ở tại 
thị xã An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.
ABSTRACT
THE TEXT OF TRÙNG TU HIỂN TRUNG TỪ KÝ 
IN CHIÊU TRUNG TEMPLE IN BÌNH ĐỊNH PROVINCE
Chieu Trung Temple (then renamed Hiển Trung) was built to worship two martyrs Võ Tánh 
and Ngô Tòng Châu in the Nguyễn dynasty. In 1938, the temple was renovated by the notables and 
mandarins in the Central Vietnam, and the journal of Trùng tu Hiển Trung từ recorded that work.
Apart from providing the full text of the original text in Chinese script and the translation of 
Trung tu Hiển Trung từ, the author also analyzed some outstanding features, such as the time of 
appearance, content and art form of the work. Especially the information about the conservation 
status of the originals, which were carved on four wooden boards, being kept in two places: Võ 
Tánh tomb and in a private house, both in An Nhơn town, Bình Định province. 

File đính kèm:

  • pdfbai_trung_tu_hien_trung_tu_ky_o_den_chieu_trung_binh_dinh.pdf