Bài thuyết trình môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

I. Nội dung

• Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào kinh tế tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.

• Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội.

• Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.

• Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

 

docx11 trang | Chuyên mục: Lịch Sử Đảng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài thuyết trình môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
LĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình thể hiện qua bảng sau:
- Sự thay đổi tỷ trọng lao động trong nội bộ từng nhóm ngành:
+ Trong nội bộ ngành N, L, TS: từ chỗ năm 2001, LĐNN chiếm trên 99,5% tổng
số lao động N, L, TS của Tỉnh đã giảm xuống còn khoảng 95% năm 2010 và 2012; lao
động lâm nghiệp từ chỗ quá nhỏ bé, không có trong số liệu thống kê của Tỉnh giai
đoạn 2001-2005 thì đến năm 2010 đã chiếm 0,23% và 2012 là 0,44%; lao động thủy
sản của Tỉnh có chuyển biến, từ chỗ chiếm 0,45% năm 2001 đã tăng lên 4,28% năm
2010, năm 2012 giảm xuống còn 3,63%.
+ Trong nội bộ ngành CN - XD: năm 2001, lao động ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo là 90,3 nghìn người, tương đương 74,06% trong tổng số lao động CN - XD, thì
đến năm 2010, tăng lên 188,3 nghìn người (77,65%) và năm 2012 là 198,84 nghìn
người, tương đương với 77,35%; lao động trong ngành sản xuất và phân phối điện,
cung cấp nước và quản lý và xử lý rác thải, năm 2001, chiếm 0,82% và 0,08% thì đến
năm 2012 tăng lên là 1,03% và 0,4%; lao động ngành xây dựng giảm mạnh, năm 2001 là
24,06% thì năm 2010 và năm 2012 là 20,45% và 20,63%.
+ Trong nội bộ ngành TM - DV: phần lớn lao động trong ngành đều tăng lên (cả
tuyệt đối và tương đối), nhất là các ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống, từ chỗ năm 2001
là 2,4 nghìn người lên 12,2 nghìn người năm 2010 và 13,85 nghìn người năm 2012,
tăng lần lượt từ 2,14% lên 8,02% và 8,42%; ngành Kinh doanh bất động sản tăng từ
 0,63% năm 2001 lên 1,27% năm 2012; tương tự ngành Khoa học và công nghệ tăng từ
0,09% lên 0,95% nghìn người; Làm thuê giúp việc gia đình tăng từ 1, 25% lên 5,06%
người; Vận tải kho bãi tăng từ 5,9% lên 7,3% trong cùng giai đoạn. Một số ngành tăng
ít như ngành Kinh doanh bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, có một số ngành
giảm nhẹ như ngành Nghệ thuật, vui chơi, giải trí và ngành Dịch vụ khác.
Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái Bình
Chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012 như sau:
Giai đoạn từ năm 2001 - 2002 đến năm 2007 - 2008, tỷ lệ chuyển dịch CCLĐ
theo ngành của Tỉnh biến động ít, điều này chứng tỏ sự thay đổi tỷ trọng lao động
trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh không nhiều; giai đoạn 2009 - 2010, tỷ lệ
chuyển dịch CCLĐ giữa các ngành kinh tế ở mức thấp nhất, là 1,7129% (do LLLĐ
giảm đột biến từ 997,7 nghìn lao động năm 2008 xuống còn 949,8 nghìn lao động năm
2009, giảm 44,9 nghìn lao động ). Tuy vậy, xét trong cả giai đoạn từ năm 2001- 2012,
lao động giữa các ngành luôn có sự chuyển dịch theo hướng từ các ngành N, L, TS
sang các ngành CN - XD, TM - DV.
Nguyên nhân :
Thứ nhất, Thiếu quy hoạch và chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành.
Tỉnh Thái Bình cũng như các tỉnh vùng ĐBSH và cả nước chưa có quy hoạch nhân lực, quy hoạch chuyển dịch CCLĐ một cách hiệu quả. Gần đây, tỉnh Thái Bình mới có Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 -2020 và được phê duyệt cuối tháng 7 năm 2012. Ở Tỉnh còn thiếu nhiều chính sách thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành, nhiều chính sách đã ban hành nh ưng hi ệu quả còn thấp như chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút các nhà đầu t ư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN); chính sách bồi th ường khi thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của Tỉnh cũng chưa thỏa đáng; chính sách quy hoạch đất đai canh tác chưa hợp lý và thiếu đồng bộ.
Thứ hai, Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá và hội nhập của Tỉnh chậm, thể hiện ở các KCN, CCN của Tỉnh chưa phát triển; tốc độ đô thị hóa của Tỉnh còn chậm. Quá trình ĐTH ở Tỉnh không đồng đều, chủ yếu tập trung ở thành phố T hái Bình, còn lại các thị trấn ởcác huyện đều là đô thị nhỏ, mật độ dân cư đô thị thấp, hạ tầng KT -XH còn nhiều hạn chế, đô thị hình thành chủ yếu mang tính hành chính mà chưa gắn với PTKT.
Thứ ba, Các nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành của Tỉnh còn nhiều hạn chế , ở chỗ: Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đào tạo CMKT của người lao động ở Tỉnh còn thấp. 
Giải pháp
Thúc đẩy nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động theongành theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóavà hội nhập quốc tế của địa phương
Thứ nhất, Đẩy mạnh CNH, HĐH tại địa phương , dựa trên việc khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển công nghiệp; tập trung xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật 6 KCN, 30 CCN đã được quy hoạch chi tiết; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề trên địa bàn thành phố và các huyện.
Thứ hai, Đẩy nhanh tốc độ ĐTHvà HNQTc ủa Tỉnh , thông qua việc phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn ở Tỉnh; quy hoạch sử dụng đất ở tỉnh Thái Bình; tiếp tục phát triển một số tuyến trục kinh tế; phát triển Hệ thống trung tâm của Tỉnh; phát triển vùng ven biển... theo hướng CNH, HĐH và đẩy mạnh HNQT ở địa phương.
Nhóm giải pháp tạo lập nguồn lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ng ành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế của địa phương
Thứ nhất, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển TTLĐđáp ứng yêu
cầu chuyển dịch CCKTcủa Tỉnh.Đây là giải pháp cần phải được nhấn mạnh và thực
hiện ở mức độ "đột phá" do tính chất quyết định của trình độ học vấn phổ thôn g cũng
như kỹ năng của người lao động ở Tỉnh trong việc chuyển dịch lao động sang khu vực
phi nông nghiệp một cách bền vững. Các giải pháp Tỉnh cần thực hiện là: nâng cao
trình độ học vấn phổ thông và trình độ chuyên môn kỹ thuật (nhất là đào tạo nghề) ;
phát triển TTLĐ nhằm gắn kết cung -cầu lao động .
Thứ hai, Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển KT -XH
của Tỉnh.Giải pháp huy động nguồn vốn phải được cụ thể đến từng loại vốn: vốn trong nước; vốn nước ngo ài và cần tiếp tục phát triể n mạnh các hình thức tín dụng cho người dân chuyển đổi nghề.
Thứ ba, Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH -CNvào phát triển KT – XH của Tỉnh,
theo hư ớng: Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các
dịch vụ nông nghiệp để đưa KH-CN, kỹ thuật mới, tiến bộ ,nhất là công nghệ sinh
học với những giống cây, con có năng suất cao vào SX, KD,Phát triển công nghiệp
chế biến các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản, rau quả ở Tỉnh; Kết hợp cải tiến công nghệ hiện có, công nghệ sử dụng nhiều lao động với phát tri ển các ng ành công nghiệp công nghệ cao ,đáp ứng nhu cầu thị trường; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đổi mới phương thức tổ chức, quản lý khoa học các ngành d ịch vụ để mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ cơ bản...
Nhóm giải pháp hoàn thiện và thực thi các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
Một là , Chính sách thu hút đầu tư. Tỉnh cần tiếp tục bổ sung một số chính sách khuyến khích đầu t ư phát triển ngành nông nghiệp theo chiều sâu, áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học, các thành t ựu khoa học về giống , bảo quản, chế biến nông sản, hệ thống thủy lợi; Tăng cường đầu tư hoàn thiện các KCN, CCN, làng ngh ề tiểu thủ công nghiệp ở các huyện và thành phố Thái Bình theo qui hoạch; Khuyến khích, hỗ trợ vốn và lãi suất cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ SX, KD những ngành thu hút nhi ều lao động, tạo việc làm;
Tiếp tục thực hiện chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ tốt nhất cho chuyển dịch CCLĐ...
Hai là, Chính sách phát triển các ngành Tỉnh cần thực hiện đầy đủ, đồng bộ
chính sách phát triển ngành đối với ngành nông nghi ệp, CN - XDvà dịch vụ.Chính sách về đào tạo nhân lực (cho ng ành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch...) gắn với kinh tế biển ,chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ,chính sách phát triển nông nghiệp nuôi trồng và khai thác, chế biến thủy sản gắn với kinh tế biển...
Ba là, Chính sách phát triển nguồn nhân lực. nhằm phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, hợp lý về cơ c ấu, chất lượng ngày càng nâng cao đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và HNQT.Bổ sung,hoàn thiện và phát huyhiệu quả chính sách thu hút và sử dụng nhân tài, nhân lực có trình độ cao của Tỉnh
Năm là, Chính sách giải quyết việc làm . Bảo đảm thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm, trợ cấp, hỗ trợ về nhà ở, về đào tạo và đào tạo lại cho người lao động. Đồng thời có chính sách khuyến khích, động viên người lao động phát huy khả năng sáng tạo trong lao động SX,KD,chính sách thu hút nhân tài
Thuận lợi:
 - Thuận lợi từ điều kiện tự nhiên
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưở ng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nên Thái Bình có điều kiện phát triển, giao lưu kinh tế với các tỉnh lân cận và thủ đô Hà Nội. Tỉnh có thế mạnh thủy sản với ba thủy vực: nước ngọt, nước lợ và nước mặn, tạo điều kiện khai thác nguồn lợi biển khá lớn; mỏkhí đốt Tiền Hải với sản lượng khai thác mỗi năm hàng chục triệu m 3 khí phục vụ cho11sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng, trong lòng đất còn có than nâu, thuộc bể than nâu vùng ĐBSH, được đánh giá có trữ lượng rất lớn (trên 30 tỷ tấn).
- Thuận lợi từ điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội
Thời gian gần đây, Tỉnh đã có tốc độ tăng trưởng và PTKT khá tốt, chuyển dịch CCKT đã có nhiều bước chuyển biến. Một số ngành nghề và làng nghề thủ công truyền thống ở Tỉnh đã tồn tại và phát triển hàng t răm năm nay như làng nghề đúc đồng, chạm bạc Đồng Xâm, chiếu cói Tân Lễ, dệt vải Phương La, dệt đũi Nam Cao... Kết cấu hạ tầng ở Thái Bình khá phát triển. Thêm vào đó, Thái Bình lại có dân số và nguồn lực lao ộng khá dồi dào, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KT - XH của Tỉnh.
Khó Khăn:
Một là, Thái Bình là tỉnh có xuất phát điểm kinh tế thấp, kinh tế phát triển chưa vững chắc, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa ra khỏi danh sách những tỉnh nghèo của cả nước.
Hai là, Định hướng phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT chưa được thực hiện hiệu quả, tốc độ chuyển dịch chậm, chưa đạt mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII đề ra.
Ba là, Chất lượng nguồn nhân lực thấp, tỷ lệ thiếu việc làm còn cao. Đây là một trong những khó khăn khiến tốc độ cũng như chất lượng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình thời gian qua chậm, cản trở quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế (PTKT) ở Tỉnh.

File đính kèm:

  • docxbai_thuyet_trinh_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_v.docx
Tài liệu liên quan