Bài tập môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam - Trương Quang Trọng

1. Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

Yếu tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

• Trong các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố con người luôn được coi là yếu tố cơ bản. Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu là: Vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước thì con người là yếu tố quyết định.

• Để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo.

• Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

• Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới và có khả năng sáng tạo công nghệ mới.

 

docx8 trang | Chuyên mục: Lịch Sử Đảng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài tập môn Đường lối cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam - Trương Quang Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
trong cả nước .
Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới.
Phát triển nhanh và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết kinh tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Chỉ có như vậy mới có khả năng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng Mục tiêu đó thể hiện sự phát triển vì con người, mọi con người đều được hưởng thành quả của phát triển.
 Sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững có quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học. Môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người. Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học, chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững.
Phát triển văn hóa cũng góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa cũng là nâng cao đời sống của nhân dân. Đời sống văn hóa có ổn định, phát triển mạnh mẽ mới thúc đẩy người dân hăng say lao động phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Mặt khác văn hóa truyền thống cũng là một trong những thế mạnh để phát triển ngành kinh tế du lịch, thu hút khách tham quan trong và ngoài nước.
Thực hiên công bằng xã hôi làm cho giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, mọi người dân đều được tạo điều kiện để phát triển năng lực của bản thân và đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Khi khoảng cách giàu nghèo quá lớn dẫn đến những mặt trái của nền kinh tế thị trường, tạo tiền đề cho tệ nạn xã hội, mâu thuẫn trong đất nước, nên chính sách thực hiện tiến bộ và công bằng của Đảng là một trong những cách thức phát triển bền vững.
Vận dụng
Giáo dục và đào tạo
Đánh giá thực trạng hiện nay
Đạt được :
Qui mô đạo tào, giáo dục đang được mở rộng và hoàn thiện: quy mô đào tạo nghề, quy mô giáo dục đại học được mở rộng, số lượng sinh viên cao đẳng, đại học cũng tăng lên một cách đáng kể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
Cơ sở vật chất – kỹ thuật của hệ thống giáo dục và đào tạo được tăng thêm và có bước hiện đại hoá: phòng học, nhà công vụ cho giáo viên và ký túc xá cho học sinh, sinh viên đã được ưu tiên đầu tư xây dựng và tăng dần.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng, từng bước khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và phát triển các cấp học và trình độ đào tạo.
Chất lượng đào tạo được cải thiện và nâng cao: sinh viên, học sinh Việt Nam luôn đạt được những thành tích cao trong các kì thi trong nước và quốc tế, hay những sản phẩm công nghệ có tính ứng dụng rộng rãi 
Tồn tại :
Chất lượng giáo dục phổ thông chưa cao nên đầu vào của các trường đại học và cao đẳng chưa tương xứng với yêu cầu. Trong khi các ngành khoa học cơ bản là xương sống của nền khoa học nước nhà thì số thí sinh thi vào các ngành khoa học cơ bản ngày càng ít, với chất lượng ngày càng thấp (cụ thể như trong kì thi THPT vừa qua, số lượng học sinh đăng kí thi môn Lịch sử khá thấp, đôi khi cả hội đồng thi chỉ có 01 thí sinh dự thi).
Nội dung chương trình nặng về lý thuyết suông, xa rời thực tế: vấn đề này xuất phát từ việc thiếu sự liên kết chặt chẽ của nhà trường đối với doanh nghiệp, chưa nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp thành ra nội dung đào tạo chậm đổi mới vì thế không nắm bắt đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Hệ lụy này dẫn đến nạn thất nghiệp tràn lan của sinh viên mới tốt nghiệp cho dù có bằng đại học.
Việc tiếp cận với các nền khoa học công nghệ tiên tiến còn nhiều hạn chế do yếu kém về trình độ ngoại ngữ.
Tình trạng thừa – thiếu giáo viên, phân bố không đều giữa các địa phương, các môn học vẫn còn diễn ra, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học thấp, còn thiếu năng lực.
Công tác đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục chưa đồng bộ, chưa đảm bảo độ tin cậy, gian lận thi cử vẫn còn tiếp diễn, bên cạnh đó là những căn bệnh chạy theo thành tích, theo số lượng.
Sinh viên, học sinh yếu kếm về các kĩ năng mềm, ít năng động trong các hoạt động xã hội.
Giải pháp
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới GD-ĐT.
Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi cử, kiểm tra và đánh giá kết quả GD-ĐT, bảo đảm trung thực, khách quan.
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ.
Giáo dục chú trọng đến việc thực hành, tiếp xúc thực tế cho học sinh, sinh viên.
Đào tạo, giáo dục những kĩ năng mềm, rèn luyện đạo đức cùng với việc vận động học sinh, sinh viên tham gia vào các hoạt động xã hội.
Khoa học và công nghệ
Đánh giá thực trạng hiện nay
Đạt được :
Rất nhiều bài báo khoa học và các công trình nghiên cứu có giá trị, mang tính thực tiễn cao, nhưng đa phần đều trong lĩnh vực nông nghiệp.
Một số lĩnh vực như công nghệ thông tin, viễn thông của Việt Nam vẫn luôn có vị trí nhất định trong khu vực và thế giới.
Tồn tại :
Các dây chuyền kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại được sử dụng trong môi trường công nghiệp vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá cao.
Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả: hiện tượng "chảy máu chất xám"; các công trình nghiên cứu lớn có sức ảnh hưởng trên thế giới của người Việt vẫn thuộc quyền sở hữu của nước ngoài.
Vẫn còn rất nhiều nghiên cứu khoa học được nhà nước đầu tư nhưng không bám sát thực tiễn, không có tính ứng dụng cao.
Các công nghệ trong lĩnh vực khai thác vẫn còn lạc hậu, dẫn đến hiệu quả khai thác không cao, thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Giải pháp
Cần có những chính sách trọng dụng nhân tài, tránh "chảy máu chất xám".
Có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khoa học công nghệ để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Tập trung đầu tư vào các trường kỹ thuật, thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao.
Các quan chức cấp cao không quan liêu, tham nhũng thì không chỉ khoa học công nghệ mà cả tất cả các vấn đề khác đều rất dễ giải quyết và cải thiện nhanh chóng. Đây là giải pháp tối ưu nhất cho các vấn đề hiện nay của Việt Nam.
Môi trường
Đánh giá thực trạng hiện nay
Đạt được :
Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia: đất, nước, khoáng sản và rừng, cụ thể :
Bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, đồng thời bảo đảm cuộc sống người dân ven rừng. Tại xã Vĩnh Hải, tỉnh Sóc Trăng: Vào năm 1990, rừng tại đây gần như không còn nhiều. Sóng biển lấn đất từng ngày, nhiều nhà trôi theo dòng nước. Năm 2007, Dự án GTZ được thực hiện ở đây, giờ rừng đã xanh trở lại.
Về khoáng sản: nước ta đã đạt tới trình độ khai thác khoáng sản chuyên nghiệp với công nghệ cao, là nguồn xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao cho đất nước.
Các công ty, xí nghiệp đã đưa khâu xử lý sau sản phẩm áp dụng vào dây chuyền sản xuất à xử lý chất thải, làm giảm ô nhiễm môi trường một cách đáng kể.
Phát triển công nghiệp tái chế: tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tồn tại :
Sự suy thoái nguồn tài nguyên nước đang diễn ra với mức độ nghiêm trọng, trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển mạnh, yêu cầu dùng nước ngày càng tăng, chất thải công nghiệp, nông nghiệp và đời sống XH ngày càng nhiều, bên cạnh đó biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt à nguồn nước ngày càng khan hiếm. Tác động của các công trình thủy điện, thủy lợi đến tài nguyên nước là rất sâu sắc.
Rừng ngày càng thu hẹp do áp lực về dân số tăng nhanh, trình độ dân trí của các dân tộc thiểu số còn rất lạc hậu, cổ hủ; diện tích rừng giảm từ 43% xuống còn 28,2% (1943 -1995).
Chất lượng đất bị suy thoái nghiêm trọng, mất đi những đặc tính ban đầu của nó, trở thành các loại đất không có lợi hay thậm chí có hại cho cây trồng. Nguyên nhân phần lớn là do hoạt động kinh tế của con người: đốt rừng làm rẫy, chế độ canh tác lạc hậu, chất thải từ công nghiệp
Về khoáng sản: khai thác quá mức à nguồn tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt.
Giải pháp
Bắt chước thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu: trồng thêm nhiều loại rừng với các chức năng riêng: Khu phòng hộ là rừng được xác lập nhằm để bảo vệ tốt cho các loài thủy sản có nơi trú ngụ, sinh sản tự nhiên, duy trì tính đa dạng của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Khu phục hồi bên trong là một phần của đai rừng, nơi có mật độ thưa, đang được trồng thêm rừng để ngăn cản sóng và làm nơi trú ẩn của sinh vật biển. Khu phục hồi bên ngoài, là khu rừng mới trồng, có được xác lập nhằm tăng cường bề rộng đai rừng, để ngăn cản sóng biển và che chở cho các loài sinh vật biển. Khu sử dụng bền vững, là phần đai rừng bên trong, nơi có nhiều cây rừng đã phát triển rậm rạp, có thể cung cấp tài nguyên cho con người, nếu được sử dụng bền vững. 
Các biện pháp bảo vệ nguồn nước:
Xây dựng nhiều hồ chứa thủy lợi, thủy điện, cải thiện, nâng cấp và mở rộng các hệ thống thoát lũ, tiêu úng, nâng câp đê biển, đê cửa sông.
Giảm nhu cầu nước, vận động tiết kiệm nước trong nhân dân.
Đầu tư nghiên cứu kiểm kê đánh giá và qui hoạch dự báo dài hạn tài nguyên nước.
Hạn chế và giảm thiếu suy thoái tài nguyên nước do quản lý, tổ chức và luật pháp.
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất :
Đối với vùng đồi núi:
Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác để hạn chế xói mòn trên đất dốc.
Sử dụng các biện pháp nông – lâm kết hợp để cải tạo đất hoang, đồi núi trọc.
Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.
Đối với vùng đồng bằng:
Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
Cùng với việc thâm canh, cần canh tác hợp lí, chống thoái hóa đất; bón phân cải tạo đất thích hợp.
Chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_duong_loi_cach_mang_dang_cong_san_viet_nam_truon.docx
  • pdfBC DL 2.pdf
  • pdfBia DL.pdf
  • docxBT DL 2.docx
  • docxBT2.docx
  • docxBT2_2.docx
Tài liệu liên quan