Bài giảng Xây dựng bản vẽ kỹ thuật - Phan Thị Cúc (Phần 2)
Chƣơng 1: Vẽ hình học
Trong quá trình lập các bản vẽ kỹ thuật, thường phải giải các các bài toán
dựng hình bằng dụng cụ vẽ như thước, êke, compa. gọi là vẽ hình học.
1.1. Chia đều đoạn thẳng
1.1.1. Chia đôi một đoạn thẳng
Cho đoạn thẳng AB, dùng thước và compa dựng đường trung trực của đoạn
thẳng đó ( hình 1.1).
Hình 1.1: Chia đôi đoạn thẳng bằng compa
Dùng thước và êke để chia đôi AB như sau: Dùng êke dựng một tam giác cân
có AB là cạnh đáy, sau đó dựng đường cao của tam giác cân đó ( hình 1.2).
Hình 1.2: Chia đôi đoạn thẳng bằng eke
1.1.2. Chia đoạn thẳng thành nhiều phần bằng nhau
Cho đoạn thẳng AB, chia đoạn thẳng ra làm n phần đều nhau. Cách chia như
sau:
- Vẽ đường thẳng Ax hợp với đường thẳng AB một góc bất kỳ.
- Đặt lên đường thẳng vừa vẽ n đoạn có chiều dài bằng nhau. Ví dụ 5 đoạn: A1= 12
= 23 = 34 = 45.
- Nối điểm cuối cùng 5 với điểm B.
Từ những điểm còn lại: 4, 3, 2, 1 dựng những đường thẳng song song với đường
thẳng 5B sẽ cắt AB tại những điểm chia AB ra làm 5 phần đều nhau (hình 1.3).
hiếu tương ứng thì không phải ghi chú về ký hiệu hình cắt (hình 5.2, 5.3, 5.4). Đối với các loại hình cắt, nếu mặt phẳng cắt cắt dọc qua gân chịu lực (hình 5.11a), nan hoa (hình 5.11a), răng của bánh răng ..., thì không phải gạch gạch ký hiệu vật liệu ngay chỗ đó. Không cắt dọc các chi tiết đặc như: trục, bi, chốt, đinh tán, bu lông, vít. Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện 113 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Hình cắt của vật thể có vân chịu lực. Hình cắt vật thể có nan hoa. Hình 5.11a - b: Hình cắt cục bộ 5.4. Mặt cắt, các quy ƣớc 5.4.1. Mặt cắt Mặt cắt là hình biểu diễn nhận được trên mặt phẳng cắt khi ta tưởng tượng dùng mặt phẳng này cắt vật thể. Mặt cắt dùng thể hiện hình dạng và cấu tạo của phần tử bị cắt mà trên các hình biểu diễn khác khó thể hiện.Thường mặt cắt nhận được do mặt phẳng cắt vuông góc với chiều dài vật thể. 5.4.2. Phân loại mặt 5.4.2.1. Mặt cắt rời Mặt cắt rời là mặt cắt đặt bên ngoài hình biểu diễn hoặc đặt ở phần cắt lìa của một hình chiếu nào đó. Đường bao của mặt cắt rời vẽ bằng nét liền đậm (hình 5.12 và 5.13). Hình 5.12: Mặt cắt rời Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện 114 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Hình 5.13: Mặt cắt rời Hình 5.14: Mặt cắt chập 5.4.2.2. Mặt cắt chập Mặt cắt chập là mặt cắt đặt ngay trên hình biểu diễn tương ứng. Đường bao của mặt cắt chập vẽ bằng nét liền mảnh. Các đường bao tại chỗ đặt mặt cắt chập của hình biểu diễn vẫn vẽ đầy đủ (hình 5.14). 5.5. Ký hiệu và quy ƣớc của mặt cắt Cách ghi chú ký hiệu trên mặt cắt giống như trên hình cắt, gồm có: nét cắt xác định vị trí mặt phẳng cắt, mũi tên chỉ hướng chiếu và chữ ký hiệu mặt cắt. Trường hợp không cần ghi chú ký hiệu khi mặt cắt rời hay mặt cắt chập là hình đối xứng có trục đối xứng của nó đặt trùng với vết của mặt phẳng cắt hay trùng với đường kéo dài của mặt phẳng cắt (từ hình 5.12 đến hình 5.14). Nếu mặt cắt rời hay mặt cắt chập là hình không đối xứng và đặt tương tự như trường hợp trên thì chỉ cần ghi ký hiệu nét cắt cùng với mũi tên chỉ hướng chiếu (hình 5.15). Mặt cắt phải vẽ đúng hướng mũi tên chỉ hướng nhìn. Nếu mặt cắt đã được xoay đi một góc thì trên cặp chữ ký hiệu có dấu mũi tên cong (hình 5.16). Đối với một số mặt cắt của vật thể có hình dạng giống nhau nhưng khác nhau về vị trí và góc độ cắt thì các mặt cắt đó cùng chữ ký hiệu và chỉ cần vẽ một mặt cắt đại diện (hình 5.16). Nếu mặt phẳng cắt đi qua trục của lỗ tròn xoay hoặc phần lõm tròn xoay thi đường bao của lỗ tròn xoay hoặc phần lõm tròn xoay phải vẽ đầy đủ (hình 5.17a và b). Hình 5.15 và Hình 5.16: Quy ước vẽ mặt cắt. Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện 115 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Hình 5.17a - b: Quy ước vẽ mặt cắt - Trong trường hợp đặc biệt cho phép dùng mặt cong đê cắt. Khi đó mặt cắt được vẽ ở dạng đã trải (hình 5.18). Hình 5.18: Mặt cắt được vẽ ở dạng đã trải 5.5.1. Ký hiệu vật liệu trên mặt cắt Các đường gạch gạch của ký hiệu vật liệu vẽ bằng nét liền mảnh song song nhau, cách đều nhau (2-MO mm) và nghiêng 45° so với đường bao chính hoặc với trục đối xứng của hình biêu diễn (hình 5.19). Hình 5.19: Cách vẽ đường gạch gạch Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện 116 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Nếu phương của đường gạch gạch của ký hiệu vật liệu trùng với đường bao hay đường trục chính của hình biểu diễn thì cho phép vẽ nghiêng 30° hoặc 60° (hình 5.20). Hình 5.20: Cách vẽ trục đối xứng Nếu miền gạch gạch của ký hiệu vật liệu quá hẹp (< 2mm) thì cho phép tô đen. nếu các mặt cắt này đặt gần nhau thì giữa chúng chừa một khoảng trắng có chiều rộng chừng một nét vẽ (hình 5.21a). Nếu miền gạch gạch của ký hiệu vật liệu quá rộng thì cho phép chỉ gạch ở vùng biên (hình 5.21b). Hình 5.21a - b: Cách vẽ trục đối xứng Các đường gạch gạch của ký hiệu vật liệu của các chi tiết khác nhau đặt kề nhau phải được vẽ theo phương khác nhau, hoặc khoảng cách khác nhau, hoặc so le nhau (hình 5.21b). 5.5.2. Hình trích Hình trích là hình biêu diễn trích ra từ hình biêu diễn đã có trên bản vẽ và thường được phóng to. Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện 117 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Hình trích được dùng khi cần thê hiện một cách rõ ràng, tỉ mỉ về đường nét, về hình dạng, về kích thước... của một phần tử nào đó trên vật thê mà trên các hình biêu diễn khác khó thê hiện. Trên hình trích có ghi ký hiệu bằng chữ số La mã và tỉ lệ phóng to. Còn trên hình biểu diễn tương ứng vẽ đường tròn khoanh phần được trích kèm theo chữ ký hiệu tương ứng (hình 5.22). Hình 5.22: Quy ước vẽ hình trích 5.5.3. Đọc bản vẽ và vẽ hình chiếu thứ ba Đọc bản vẽ hình chiếu của vật thể phải dùng phương pháp phân tích hình dạng và biết cách vận dụng các tính chất hình chiếu của các yếu tố hình học để hình dung được từng khối hình học, từng phần tạo thành vật thể đi đến hình dung được toàn bộ hình dạng của vật thể. VD: Đọc bản vẽ gối đỡ (hình 5.23). Dựa vào cấu tạo của vật thể, chia nó làm 3 phần: - Phần gối ở trên có dạng hình hộp, giữa hình hộp có rãnh nửa hình trụ. - Phần sườn ở hai bên có dạng hình lăng trụ tam giác. - Phần đế ở dưới có dạng hình hộp, hai bên hình hộp có lổ hình trụ và trước phần đế có gờ hình hộp. Hình 5.23: Hình chiếu của gối đỡ Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện 118 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Từ đó, cách vẽ hình chiếu thứ 3 của từng phần như hình 5.24. Ba hình chiếu của gối đỡ và hình chiếu trục đo của nó ở hình 5.25 và 5,26. Hình 5.24 Hình 5.25. Hình 5.26. Ba hình chiếu của gối đỡ. Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện 119 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Chƣơng 6: Bản vẽ chi tiết 6.1. Khái niệm - Hình biểu diễn chi tiết gồm các chi tiết và những số liệu để chế tạo và kiểm tra. - Các hình biểu diễn gồm: Hình chiếu, hình cắt, mặt cắt thể hiện hình dạng kích thước của chi tiết, trong đó có một hình biểu diễn chính và một số hình biểu diễn bổ sung; trên chi tiết có các kích thước cần thiết; các yêu cầu kỹ thuật. Trong bản vẽ còn có những nội dung liên quan như người vẽ, người kiểm tra, ngày vẽ, kiểm tra... 6.2. Những quy ƣớc về biểu diễn - Hình biểu diễn có những phần tử giống nhau như răng trên bánh răng cho phép vẽ một số còn lại vẽ đơn giản. Hình 6.1. - Cho phép vẽ đơn giản các giao tuyến giữa các mặt cong. (Hình 6.2) - Cho phép vẽ tăng độ dốc, độ côn nếu quá nhỏ. (Hình 6.3) - Phân biệt phần mặt phẳng với mặt công. - Phần tử dài có kích thước không đổi, hoặc biến đổi đều cho phép vẽ rút gọn, con số ghi kích thước ghi kích thước đủ của vật thể. (Hình 6.4) 6.3. Những quy ƣớc về ghi kích thƣớc - Một số phần tử giống nhau thì ghi kích thước cho một phần tử và ghi số phần tử. Nếu các phần tử giống nhau và cách đều thì ghi dưới dạng một tích số. Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện 120 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Hình 6.2. Hình 6.3. Hình 6.4. Hình 6.5. Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện 121 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Nếu một loạt kích thước giống nhau thì ghi từ một chuẩn 0. Hình 6.6. 6.4. Dung sai - Trong thực tế việc chế tạo khác với lý thuyết về độ chính xác. Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của chi tiết người ta quy định phạm vi sai số cho phép đối với chi tiết gọi là Dung sai. Kích thước thiết kế gọi là kích thước danh nghĩa. - Sai lệch ghi kèm theo theo kích thước danh nghĩa có đơn vị là milimet. - Sai lệch trên ghi ở phía trên (Dmax - D) , sai lệch dưới (D - Dmin) ghi ở phía dưới kích thước danh nghĩa, ví dụ: - Nếu trị số sai lệch trên và sai lệch dưới đối xứng nhau thì ghi cùng một khổ chữ với kích thước danh nghĩa, í dụ 50± 0,2. - Nếu trị số sai lệch trên hoặc lệch dưới bằng không thì ghi số 0, ví dụ 35-0 3 Hình 6.7. 6.5. Độ nhám bề mặt - Nhám là tập hợp các mấp mô trên bề mặt chi tiết, căn cứ vào chiều cao mấp mô ta chia ra thành 14 cấp, cấp 1 là thô nhất, cấp 14 là mịn nhất ứng với các giá trị độ mấp mô tính bằng micrô mét. - Ký hiệu: Bài giảng Hình họa vẽ kỹ thuật - Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện 122 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Hình 6.8. - Trên bản vẽ kỹ hiệu độ nhám chỉ vào bề mặt có độ nhám tương ứng. Nếu các chi tiết trong bản vẽ có cùng độ nhám thì ghi một lần lên góc trên bên phải bản vẽ. Hình 6.9. 6.6. Các quy ƣớc khác Trong bản vẽ còn sử dụng nhiều quy ước biểu diễn khác như: Quy ước vẽ ren; bu lông; kiểu lắp ghép; kiểu truyền động; vật liệu chế tạo, phương pháp và quy trình gia công ... 6.7. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết Bước 1: Đọc khung tên: Biết tên gọi, tỷ lệ bản vẽ, vật liệu chế tạo, số lượng và người chịu trách nhiệm về bản vẽ. Bước 2: Đọc hình biểu diễn: Biết các hình biểu diễn như hình chiếu, hình cắt. từ đó tưởng tượng hình dạng, kết cấu của chi tiết Bước 3: Đọc kích thước biết chiều dài, rộng, cao, vị trí không gian giữa các phần suy ra phương pháp gia công, mối lắp ghép với các chi tiết khác Bước 4: Đọc các yêu cầu kỹ thuật như sai lệch,dung sai, độ nhám Sau khi đọc xong cần hiểu rõ tên gọi, công dụng, vật liệu chế tạo chi tiết, tỷ lệ, để có thể hình dung toàn bộ cấu tạo bên trong và bên ngoài. Biết cách đo và kiểm tra các kích thước khi gia công và có thể phát hiện các sai sót trên bản vẽ.
File đính kèm:
- bai_giang_xay_dung_ban_ve_ky_thuat_phan_thi_cuc_phan_2.pdf