Bài giảng Triết học Mác-Lênin - Chương 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Phần 2) - Nguyễn Văn Ngọc

Những biểu hiện và ảnh hưởng khi cấu tạo hữu cơ tăng lên:

 Tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tương đối trong khi đó tư bản khả biến tăng tuyệt đối và giảm tương đối, làm giảm nhu cầu về sức lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

 Xét trên phạm vi xã hội thì cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thất nghiệp trong xã hội tư bản.

 

ppt88 trang | Chuyên mục: Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mac-Lênin | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Triết học Mác-Lênin - Chương 5: Học thuyết giá trị thặng dư (Phần 2) - Nguyễn Văn Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 bộ ngành và sự hình thành giá trị thị thườngCạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những người sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận cao nhất.Có hai lọai cạnh tranh:	- Cạnh tranh trong nội bộ ngành 	- Cạnh tranh giữa các ngành.	+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một lọai hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch.	Biện pháp cạnh tranh:	 Các nhà tư bản thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, làm cho giá trị cá biệt của mình sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa nhằm thu p siêu ngạch.	Kết quả: Hình thành nên giá trị xã hội (giá cả thị trường) của từng loại hàng hóa. 	b. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân pCạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các ngành sản xuất khác nhau, nhằm tìm nơi đầu tư có lợi hơn, tức có P’ lớn hơnBiện pháp: Tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác.Kết quả: hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân (p’), giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất.	Ví dụ: Hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân ở các ngành khác nhau:NGÀNH SẢN XUẤTCơ khíDệtDaCHI PHÍ SẢN XUẤT80 c + 20 v70 c + 30 v60 c + 40 vm’(%)100100100Khối lượng(m)203040P’(%)203040Công thức tính tỉ suất lợi nhuận bình quân	Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ký hiệu là P’	Khi tỷ suất lợi nhuận bình quân hình thành nghĩa là nếu lượng tư bản ứng ra bằng nhau thì dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau. Gọi đó là lợi nhuận bình quân.	Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào.	Ký hiệu là P	P = P’ x k	Sự hình thành P’ và P góp phần điều tiết nền kinh tế nhưng không chấm dứt được quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản.	3. Sự chuyển hóa giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất.	Giá cả sản xuất = chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân.	 Giá cả sản xuất = k + p	Để giá trị hàng hóa chuyển thành giá cả sản xuất phải có nền đại công nghiệp phát triển; có sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất, tư bản tự do chuyển từ ngành này sang ngành khác.	Và, nhìn từ góc độ tòan xã hội thì tổng giá cả sản xuất luôn luôn bằng tổng giá giá trị hàng hóa.	 	Ngành SXTư bản bất biếnTư bản khả biếnm với m’ = 100%Giá trị Hàng hóapGiá cảSản Xuất Của h.hóaChênh LệchGiữag.CảSX vàGiá trịCơ khí80202012030130+10Dệt703030130301300Da60404014030130-10Tổng số2109090390903900	Như vậy, trong giai đọan cạnh tranh tự do của CNTB, khi giá trị thặng dư chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất và quy luật giá trị cũng biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất.4. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các giai cấp bóc lột trong CNTB	a. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệpTư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp được tách rời ra và phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp: T – H – T’ Lợi nhuận thương nghiệp là một phần của m được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất và do nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà TBTN tiêu thụ hàng cho mình.	b/ Tư bản cho vay và lợi tức cho vay.	Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ sở hữu nó cho người khác sử dụng trong một thời gian nhằm nhận được một số tiền lời nhất định. Số tiền đó được gọi là lợi tức. 	Ký hiệu lợi tức: z	Công thức vận động của tư bản cho vay:	T – T’ trong đó (T’ = T + z)	Lợi tức ( z ) chính là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho vay đã bỏ ra cho nhà tư bản đi vay sử dụng.	Giới hạn của lợi tức: 	Tỷ suất lợi tức: 0 < z’ < p’ b. Tư bản cho vay và lợi tức cho vayLợi tứcTỉ suất lợi tức0 < z’ < p’c. Quan hệ tín dụng TBCN. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàngTín dụng TBCN: là hình thức vận động tư bản cho vay có 2 hình thức:+ Tín dụng thương nghiệp: giữa các nhà tư bản trực tiếp kinh doanh, mua bán chịu cho nhau+ Tín dụng ngân hàng : là quan hệ vay mượn thông qua ngân hàng làm môi giớiNgân hàng và lợi nhuận ngân hàngNgoài ra ngân hàng còn đóng vai trò thủ quĩ của xã hội, quản lý tiền mặt, phát hành tiền giấy và là trung tâm thanh toán của xã hộiPhân biệt giữa tư bản cho vay và tư bản ngân hàngd/ Công ty cổ phần. Tư bản giả và thị trường chứng khóan.	+ Công ty cổ phần: là một lọai hình xí nghiệp lớn mà vốn của nó được hình thành từ sự đóng góp của nhiều người thông qya việc phát hành cổ phiếu.	Cổ phiếu là một thứ chứng khóan có giá trị do công ty cổ phần phát hành ghi nhận quyền sở hữu cổ phần của người mua cổ phiếu (cổ đông), đồng thời còn bảo đảm cho cổ đông có quyền được lĩnh một phần thu nhập của công ty (cổ tức) căn cứ và giá trị cổ phần và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. 	Cổ phiếu được mua bán trên thị trường chứng khóan theo thị giá của nó.	Thị giá của cổ phiếu phụ thuộc vào hai nhân tố:	+ Mức cổ tức mà cổ phiếu mang lại. Mức cổ tức càng cao thì thị giá cổ phiếu càng lớn và ngược lại.	+ Tỷ suất lợi tức tiền gởi ngân hàng. Tỷ suất này càng cao thì thị giá cổ phiếu càng thấp và ngược lại.	+ Tư bản giả: là tư bản tồn tại dưới hình thức các chứng khóan có giá và mang lại thu nhập cho người sở hữu các chứng khóan đó.	Gọi là tư bản giả vì:	+ Giá trị của nó có thể tăng cao so với tư bản thực và cũng có thể bằng không khi sự phá sản xảy ra.	+ Có khi tư bản thực tế đã sử dụng hết mà tư bản giả vẫn còn tồn tại ( công trái)	Có hai lọai chứng khóan phổ biến là cổ phiếu và trái phiếu (trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ).	Đặc điểm của tư bản giả:	+ Có thể mang lại thu nhập cho người sở hữu nó.	+ Có thể mua bán được	+ Vì là tư bản giả nên sự tăng giảm giá mua bán của nó trên thị trường không cần có sự thay đổi tương ứng của tư bản thật.	Thị trường chứng khóan: là nơi mua bán các chứng khóan.	Có hai cấp: 	 Thị trường chứng khóan sơ cấp: nơi mua bán các chứng khóan phát hành lần đầu tiên.	 Thị trường chứng khóan thứ cấp: nơi mua đi bán lại các chứng khóan và thường được thực hiện thông qua các sở giao dịch chứng khóan.	Thị trường chứng khóan là “phong vũ biểu” của nền kinh tế.	Công ty cổ phần và thị trường chứng khóan có tác dụng huy động được vốn nhàn rỗi của nhân dân trong và ngòai nước.	e. Quan hệ sản xuất TBCN trong nông nghiệp và địa tô TBCNSự hình thành QHSX TBCN trong nông nghiệp: QHSX TBCN trong nông nghiệp xuất hiện muộn hơn trong công nghiệp và thương nghiệp theo 2 con đường:	+ Dần chuyển nông nghiệp địa chủ phong kiến sang kinh doanh theo PTSX TBCN.	+ Thông qua cuộc cách mạng dân chủ tư sản – phát triển CNTB trong nông nghiệp.Bản chất địa tô TBCN: Địa tô TBCN là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ.Thực chất địa tô TBCN chính là một hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư siêu ngạch hay lợi nhuận siêu ngạch.Địa tô TBCNĐịa tô PKGống nhauQuyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tếKhác nhauChất Phản ánh mối quan hệ giữa 3 giai cấp: địa chủ, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp làm thuê.Phản ánh mối quan hệ sản xuất giữa 2 giai cấp địa chủ và nông nhânĐịa chủ gián tiếp bóc lột CN thông qua TB hoạt độngĐịa chủ trực tiếp bóc lột nông dân.LượngChỉ một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân của nhà TB kinh doanh ruộng đấtToàn bộ sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra có khi còn lạm vào cả sản phẩm cần thiết Địa tô tư bản chủ nghĩaCác hình thức địa tô TBCN+ Địa tô chênh lệch+ Địa tô tuyệt đối	* Địa tô chênh lệch là phần địa tô thu được trên phần ruộng đất có lợi thế và điều kiện sản xuất. Ký hiệu: Rcl	Địa tô chênh lệch = Giá cả sản xuất chung ( được quy định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất) – Giá cả sản xuất cá biệt (trên ruộng đất tốt, trung bình).	Có hai lọai địa tô chênh lệch:	+ Địa tô chênh lệch (I): thu được trên những ruộng đất có độ mầu mở tự nhiên thuộc lọai trung bình và tốt.	+ Địa tô chênh lệch (II): thu được do thâm canh mà có.	* Địa tô tuyệt đối: là địa tô mà tất cả các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp đều phải nộp cho địa chủ, cho dù ruộng đất tốt hay xấu. Đây là địa tô trên mọi thứ đất.	Sự độc quyền tư hữu về ruộng đất trong xã hội tư bản đã: 	+ Cản trở sự phát triển của QHSX TBCN trong lĩnh vực nông nghiệp. Biểu hiện ở:	- Nông nghiệp thường lạc hậu so với công nghiệp. Cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thường thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp .	+ Ngăn cản quá trình tư do di chuyển tư bản từ các ngành khác vào nông nghiệp và do đó làm cho quá trình bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận giữa nông nghiệp và công nghiệp diễn ra khó khăn.	+ Nông sản phẩm được bán ra theo giá trị chứ không bán theo giá cả sản xuất chung. Phần chênh lệch giữa hai yếu tố này chính là chênh lệch giữa giá trị thặng dư được tạo ra trong nông nghiệp và lợi nhuận bình quân sẽ được giữ lại để nộp cho địa chủ.	 	Vậy, địa tô tuyệt đối là lợi nghuận siêu ngạch dôi ra ngòai lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ trong tư bản công nghiệp, nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm và giá cả sản xuất chung.	Sự giống và khác nhau giữa địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối.Giống nhau: Cả hai đều có nguồn gốc từ giá trị thặng dư Cả hai đều là lợi nhuận siêu ngạch Khác nhau: Độc quyền kinh doanh ruộng đất theo kiểu TBCN là nguyên nhân sinh ra địa tô chênh lệch, còn độc quyền tư hữu về ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô tuyệt đối 	+ Giá cả ruộng đất: là hình thức địa tô tư bản hóa.	Giá cả ruộng đất chính là giá mua quyền thu địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành.	Giá cả ruộng đất tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tư bản gửi vào ngân hàng.	HẾT	

File đính kèm:

  • pptbai_giang_triet_hoc_mac_lenin_chuong_5_hoc_thuyet_gia_tri_th.ppt
Tài liệu liên quan