Bài giảng Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập

Nội dung

 Mối quan hệ tăng trưởng và nghèo phụ thuộc xu

hướng bất bình đẳng.

 Càng bất bình đẳng, tăng trưởng càng ít tác động

lên giảm nghèo.

 Chúng ta sẽ tìm hiểu:

1. Bất bình đẳng là gì?

2. Đo lường bất bình đẳng như thế nào?

3. Xu hướng bất bình đẳng sẽ như thế nào khi thu

nhập tăng lên?

pdf36 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
hi tiêu không tính đủ 
người lưu động: 
 Di cư nông thôn - thành thị, 
 Lao động chuyển từ nông nghiệp sang xây dựng. 
5 
Đường cong Lorenz và hệ số Gini 
 Phân phối tần suất cho biết phần trăm dân số ở 
mỗi mức thu nhập hay tiêu dùng. 
 Đường cong Lorenz. 
 Hệ số Gini 
 Gini = 0 là hoàn toàn bình đẳng 
 Gini = 1 là hoàn toàn bất bình đẳng 
6 
Đường cong Lorenz 
7 
Tích lũy thu nhập và đường Lorenz 
Source: General Statistic Office 
Đáy 20% Đáy 40% Đáy 60% Đáy 80% 100% 
Việt Nam 
(2008) 
7.33 18.25 33.32 54.57 100 
Trung 
Quốc 
(2005) 
5.73 15.53 30.19 52.19 100 
Nam Phi 
(2006) 
2.45 6.51 13.59 27.49 100 0%
20%
40%
60%
80%
100%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
45 degree line Vietnam South Africa
8 
9 
Hệ số Gini 
Quốc gia Năm Gini 
Nam Phi 2006 67 
Trung Quốc 2005 42 
Ấn Độ 2005 37 
In-đô-nê-xia 2009 37 
Ma-lay-xia 2009 46 
Phi-líp-pin 2006 44 
Thái Lan 2004 43 
Việt Nam 2008 38 
•Hệ số Gini cho thấy bất bình 
đẳng rất khác nhau = [B/(A+B)] 
•.Bất bình đẳng cao ở Mỹ Latinh 
(chiếm hữu đất ở Brazil). 
•Trung Quốc từ bình đẳng nhất 
châu Á thành bất bình đẳng nhất 
(tiếp cận việc làm, phát triển 
vùng, nông thôn-thành thị). 
10 
Cẩn trọng khi so sánh bất bình đẳng 
giữa các nước 
 Đo theo thu nhập và chi tiêu. 
 Chuyển Gini tiêu dùng thành Gini thu nhập (cộng 
tỷ lệ cố định) - không khoa học và không thể so 
sánh. 
 Khảo sát cá nhân và khảo sát hộ gia đình. 
 Khảo sát sử dụng mẫu lớn – mẫu nhỏ. 
 Chỉ tập trung khu vực thành thị so mẫu cả vùng 
nông thôn lẫn thành thị. 
 Khung lấy mẫu lỗi thời, không xét đến tính mùa 
vụ, tỷ lệ không phản hồi từ hộ rất nghèo/rất giàu, 
không xét nhóm lưu chuyển. 
11 
Viện Nghiên cứu Kinh tế học Phát triển Thế giới (WIDER), cơ quan 
nghiên cứu của UN đã thực hiện công việc đáng giá khi tổng hợp dữ liệu 
về bất bình đẳng. 
 12 
Bất bình đẳng với tăng trưởng và 
phát triển 
 Trục trặc đo lường không cản trở các nhà kinh tế 
nghiên cứu mối quan hệ 
 Bất đình đẳng và mức thu nhập. 
 Bất bình đẳng và tăng trưởng. 
 Quan điểm phổ biến 
 Các nước trở nên bất bình đẳng hơn khi giàu có 
hơn, đặc biệt giai đoạn đầu phát triển. 
 Thực chất quan điểm này là gì? 
13 
Bất bình đẳng với phát triển 
14 
Simon Kuznets 
 Nghiên cứu tiên phong bất bình đẳng và phát triển. 
 Mối quan hệ này thể hiện ở các lực đối nghịch nhau: 
một số dẫn đến bất bình đẳng nhiều hơn và số khác 
làm giảm bất bình đẳng. 
Thu nhập bình quân 
đầu người 
Hệ số Gini 
(hay tỷ phần thu 
nhập nhóm đầu) 
15 
Simon Kuznets – Các lực đối nghịch 
Lực gây bất bình đẳng nhiều hơn: 
 Tập trung tiết kiệm ở nhóm thu nhập 
cao hơn; 
 Tập trung tài sản tạo thu nhập ở nhóm 
cao nhất; 
 Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp gia 
tăng; và khác biệt thu nhập bình quân 
công nghiệp và nông nghiệp; 
 Giai đoạn đầu CNH, dân di cư làm 
việc trong công nghiệp với lương 
thấp, và nhà đầu tư được nhiều lợi 
nhuận. Họ tiết kiệm và tái đầu tư, tăng 
của cải; 
 Không có các tổ chức tái phân phối 
trước giai đoạn công nghiệp; 
 Tỷ lệ tử vong giảm, nhưng mức sinh 
sản vẫn cao; 
 Người lao động mất đi sức mạnh đàm 
phán. 
Lực cải thiện bất bình đẳng: 
 Tổ chức công đoàn; 
 Thuế thừa kế và thuế thu nhập 
lũy tiến; 
 Sự xuất hiện của các ngành công 
nghiệp mới; 
 Nghề nghiệp và dịch vụ mới; 
 Lạm phát (giảm giá trị của tiết 
kiệm). 
16 
Đường Kuznets 
17 
Simon Kuznets - Đường Kuznets 
 Theo Kuznets: 
 Phân phối thu nhập sẽ xấu đi giai đoạn CNH và cải 
thiện khi các nước trở nên giàu hơn. 
 U ngược không là mối quan hệ khả dĩ duy nhất mà 
chỉ là xu hướng. 
 Không lập luận chọn bất bình đẳng cao hơn ở giai 
đoạn phát triển ban đầu để thúc đẩy tăng trưởng. 
 Quan tâm đến đầu tư quá mức vào tài sản không 
sinh lợi (bất động sản) và hàm ý chính trị của gia 
tăng bất bình đẳng. 
18 
Montek Ahluwalia (1976) 
 Nghiên cứu thực nghiệm về mức thu nhập và bất 
bình đẳng - dữ liệu chéo 60 quốc gia phát triển và 
đang phát triển. 
 Tìm được cơ sở ủng hộ đường Kuznet 
 Tăng trưởng là sản phẩm của những chuyển dịch liên 
ngành trong sản xuất, sự phát triển giáo dục và tốc độ 
tăng dân số chậm đi. 
 Bác bỏ định đề không liên quan lý thuyết của Kuznet: 
“Tăng trưởng nhanh hơn sẽ đi kèm với bất bình đẳng 
cao hơn”. Kuznet không quan tâm quan hệ này mà về 
quan hệ giữa bất bình đẳng và mức phát triển. 
19 
Bowman (1997) 
 Nghiên cứu tình huống quốc gia theo chuỗi thời gian - 
9 quốc gia nghèo ở1950 sau đó đạt thu nhập trung 
bình vào 1980. 
 Brazil bất bình đẳng tăng, Costa Rica theo chữ U, 
Nhật bất bình đẳng thấp sau chiến tranh, Malaysia có 
chữ U ngược nhờ Chính sách Kinh tế mới 1970s. 
Đài Loan bất bình đẳng thấp. 
 Theo Bowman: 
 Ý tưởng Kuznets về “điểm ngoặt” không phù hợp vì 
khác biệt lớn giữa các nước. 
 Không áp dụng được mô thức khái quát nào cho mối 
quan hệ giữa mức phát triển và bất bình đẳng. Bối cảnh 
kinh tế, thể chế và chính trị ở mỗi nước sẽ tác động lên 
kết quả.. 
20 
Bowman 1997: Thiên lệch trong chọn lọc 
21 
22 
23 
24 
25 
26 
Bất bình đẳng và tăng trưởng 
27 
Bất bình đẳng và tăng trưởng 
 1950s và 60s, bất bình đẳng nhiều hơn tốt cho 
tăng trưởng vì tạo vốn cho đầu tư. 
 1970s và 80s, từ bỏ “bất bình đẳng tốt cho tăng 
trưởng”. 
 Nancy Birdsall, David Ross và Richard Sabot 
(1995): chính sách Đông Á tốt cho tăng trưởng 
cũng giúp giảm bất bình đẳng (giáo dục, xuất khẩu 
hàng công nghiệp thâm dụng lao động, cải cách đất 
đai, đầu tư nông thôn). 
28 
Bất bình đẳng và tăng trưởng 
 1990s: Bất bình đẳng không tốt cho tăng trưởng 
 Alberto Alesina và Dani Rodrik (1994): 
 bất bình đẳng tạo áp lực thuế cao hơn, dẫn đến các chính 
sách làm chậm tăng trưởng. 
 thu nhập phân phối đồng đều hơn sẽ có nhiều người ủng hộ 
thuế thấp. 
 Torsten Persson và Guido Tabellini (1994): 
 giai cấp trung lưu quy mô lớn hơn sẽ có lợi cho tăng trưởng. 
 Szekeley và Hilgert (2000): Trục trặc số liệu là vấn đề 
 kết quả này phụ thuộc rất nhiều vào số liệu bất bình 
đẳng có chất lượng kém. 
 nếu dữ liệu được điều chỉnh để tính đến các mức độ 
bao quát khác nhau, thì mối quan hệ giữa tăng trưởng 
và bất bình đẳng biến mất. 
29 
Bằng chứng thực nghiệm không thể 
kết luận 
30 
 Những nghiên cứu có tính hệ thống đầu tiên về 
tác động của BBĐ đối với phát triển dựa vào ước 
lược OLS về dữ liệu chéo của nhiều quốc gia qua 
vài thập niên (từ 1960 đến 1980s), BBĐ nhất 
quán với sụt giảm tăng trưởng—với sự gia tăng 
BBĐ thêm 1 độ lệch chuẩn làm giảm tỷ lệ tăng 
trưởng thu nhập đầu người hằng năm từ 0,4 đến 
0,8 điểm phần trăm (Alesina và Rodrik 1994; 
Persson và Tabellini 1994; Alesina và Perotti 
1996; Perotti 1996; Deininger và Squire 1998). 
Bằng chứng thực nghiệm không thể 
kết luận 
31 
 Sau khi hiệu chỉnh sự thiên lệch của biến bị bỏ sót 
(như hệ thống luật pháp và thể chế, văn hóa), Li và 
Zou (1998) và Forbes (2000) phát hiện BBĐ cao hơn 
làm gia tăng tăng trưởng. Theo Li và Zou, tăng hệ số 
Gini thêm 1 độ lệch chuẩn làm tăng tỷ lệ tăng trưởng 
hằng năm khoảng ½ điểm phần trăm. (Forbes, 1,3 
điểm phần trăm). 
 Barro (2000): Tác động của BBĐ ban đầu đến tăng 
trưởng thì không quan trọng đứng ở quan điểm thống 
kê. Sau khi phân chia mẫu theo nước giàu và nghèo, 
Barro phát hiện hệ số BBĐ có ý nghĩa thống kê: xu 
hướng nghịch biến ở nước nghèo, và đồng biến ở 
nước giàu. 
Bằng chứng thực nghiệm không thể 
kết luận 
32 
 Banerjee và Duflo (2003): gia tăng BBĐ làm giảm 
tăng trưởng nhưng giảm BBĐ cũng giảm tăng trưởng. 
 Voitchovsky (2005): ước tính tác động riêng biệt của 
BBĐ đến thu nhập của nhóm đầu và cuối của phân 
phối thu nhập đối với tăng trưởng. Mức độ BBĐ càng 
cao của nhóm đầu của phân phối có tương quan 
đồng biến với tăng trưởng. Ngược lại, BBĐ càng cao 
ở nhóm nửa cuối của phân phối tạo ra tăng trưởng 
thấp hơn. 
 Easterly (2007): BBĐ có tác động bất lợi đối với tích 
lũy vốn nhân lực và phát triển kinh tế. BBĐ là rào cản 
học hành và thịnh vượng kinh tế. 
Không có mối quan hệ ổn định giữa 
bất bình đẳng và tăng trưởng 
 Có thể không có quan hệ ổn định giữa bất bình 
đẳng và tăng trưởng. 
 Mỗi nước đều có điều kiện chính trị, lịch sử và thể 
chế riêng. 
 Phân tích hồi quy chéo không phản ảnh thông tin 
này. 
 Không có nghĩa bất bình đẳng là không quan 
trọng 
 Bất bình đẳng - một trong nhiều yếu tố tác động lên 
thành quả kinh tế. 
33 
Toàn cầu hóa và bất bình đẳng 
 Thương mại nhiều hơn sẽ tăng bất bình đẳng ở 
nước giàu và giảm bất bình đẳng ở nước nghèo. 
 Thương mại giữa quốc gia khan hiếm lao động 
(công nghiệp hóa) và quốc gia dư thừa lao động 
(đang phát triển) sẽ làm giảm suất sinh lợi (tiền 
lương) đối với lao động không kỹ năng ở các nước 
khan hiếm lao động, và tăng tiền lương của lao 
động không kỹ năng ở nước thừa lao động. 
 Thực tế, bất bình đẳng gia tăng ở cả nước giàu 
lẫn nghèo 
 Gia tăng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc 
đồng thời với bất bình đẳng tăng mạnh cả hai nơi. 
34 
Toàn cầu hóa và bất bình đẳng 
 Feenstra và Hanson (1996): thương mại và FDI 
đã tăng cầu lao động kỹ năng ở cả quốc gia phát 
triển lẫn đang phát triển. 
 David Card, Thomas Lemieux and W. Craig 
Riddell (2003): ở các nước CNH, toàn cầu hóa đi 
kèm sự giảm sút số thành viên công đoàn và 
năng lực đàm phán tập thể. Xu hướng thuê ngoài 
đã chuyển việc làm ở nhà máy từ Hoa Kỳ sang 
nơi khác, và đây là những ngành có tỷ lệ công 
đoàn tan rã cao nhất. 
35 
Kết luận 
 Bất bình đẳng không phải là hệ quả của tăng trưởng. 
 Có nhiều yếu tố tác động lên mức độ bất bình đẳng ở 
một nước (chính trị, văn hóa, cơ cấu nền kinh tế). 
 Không nhất thiết có sự đánh đổi giữa tăng trưởng 
nhanh hơn và duy trì một xã hội công bằng hơn. 
 Không đúng khi cho rằng toàn cầu hóa, cạnh tranh và 
thương mại mặc nhiên tăng sự bình đẳng. 
 Mức bình đẳng mong muốn là chọn lựa mà xã hội 
phải đưa ra thông qua hệ thống chính trị của mình. 
36 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tang_truong_kinh_te_va_phan_phoi_thu_nhap.pdf
Tài liệu liên quan