Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 6: Tổng quan về tiền tệ

Có thể mua nhà, không thể mua được tổ ấm gia đình

Có thể mua đồng hồ, không thể mua được thời gian

Có thể mua chức quyền, không thể mua được sự kính trọng

Có thể mua nệm gối, không thể mua được giấc ngủ

 

ppt108 trang | Chuyên mục: Tài Chính Tiền Tệ | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 6: Tổng quan về tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ủa hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1975 đến nay có thể được chia thành các giai đoạn sau: 
-	Giai đoạn 1975-1985: Sau năm 1975, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở miền Nam đã được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc vào năm 1978. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
85 
Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài cho tới ngày nay. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
86 
Từ năm 1986 đến năm 1990 : Thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán, kinh doanh. Trong giai đoạn này có một sự kiện tác động không tốt đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam (đây cũng có thể là một bài học đắt giá nhưng rất hữu ích cho việc phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau này), đó là sự đổ bể của hệ thống các quỹ tín dụng. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
87 
Chính bài học từ sự kiện này cộng với những yêu cầu về đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính ) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp - Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
88 
Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương - là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
89 
Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
90 
với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ thống ngân hàng là quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính... 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
91 
Trong thời gian này, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn đã được thành lập gồm: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; Ngân hàng Công thương Việt Nam; Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Trong đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập mới, ba ngân hàng còn lại đã được thành lập từ trước đó, trong giai đoạn này chỉ cơ cấu và chuyển đổi chức năng hoạt động. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
92 
Từ năm 1991 đến nay : Đây là giai đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam có rất nhiều chuyển biến dần theo hướng một hệ thống ngân hàng hai cấp hiện đại qua các cột mốc chính sau: 
-	 Từ năm 1991, khi Pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực, các chi nhánh, văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài bắt đầu được phép thành lập tại Việt Nam. Trong giai đoạn này, 4 ngân hàng liên doanh của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh với các ngân hàng nước ngoài được thành lập ở Việt Nam. Các ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu được thành lập. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
93 
-	 Năm 1993: Bình thường hoá các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB, ADB) 
-	Năm 1995: Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
94 
Năm 1997: Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998; Thành lập Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông cửu long (Quyết định số 769/TTg, ngày 18/9/1997). Đây cũng chính là năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông á. Và điều này đã tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng Việt Nam, sau giai đoạn này, một số ngân hàng cổ phần hoạt động yếu kém được xắp xếp lại. Từ hơn 50 ngân hàng thương mại cổ phần, đến cuối năm 2004 chỉ còn lại 37 ngân hàng. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
95 
-	Năm 1999: Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày 9/11/1999). 
-	Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các Ngân hàng thương mại Nhà nước và cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các Ngân hàng Thương Mai cổ phần. Trong đó có thêm một sự kiện đáng chú ý là việc thành lập các công ty quản lý tài sản tại các ngân hàng thương mại. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
96 
-	Năm 2001: Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết. Trong hiệp định này, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị thường tài chính ngân hàng theo một lộ trình nhất định. 
-	Năm 2002: Tự do hoá lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng - Bước cuối cùng tự do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu ra. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
97 
-	Năm 2003: Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với chuẩn quốc tế đối với các Ngân hàng thương mại; Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở Ngân hàng phục vụ người nghèo để tiến tới tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Tiến hành sửa bước 1 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 
-	Năm 2004: Sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
98 
Trong giai đoạn này, có một sự kiện rất quan trọng ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng, hệ thống tài chính nói chung, đó là Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết. Theo hiệp định này, Thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam từng bước được mở cho các doanh nghiệp của Hoa Kỳ và đến năm 2010, các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ được đối xử bình đẳng như các tổ chức tài chính của Việt Nam. Đây là điều kiện tốt để thị trường tài chính Việt Nam phát triển, nhưng cũng là một thách thức rất lớn cho các tổ chức tài chính trong nước, nhất là các ngân hàng thương mại. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
99 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
100 
Giá trị của những đồng tiền luôn thay đổi ở những thời điểm khác nhau bởi vì trong nền kinh tế thị trường tiền luôn sinh ra tiền, hơn nữa sức mua của cùng 1 số tiền ở những thời điểm khác nhau thì không giống nhau. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
101 
LỢI TỨC VÀ LÃI SUẤT 
Lợi tức: 
	Hay còn gọi là tiền lãi là số tiền mà người sử dụng vốn (người vay) phải trả cho người nhượng quyền sử dụng vốn (người cho vay) trong 1 thời gian nhất định. 
	 Ví dụ: 
	Ông A gửi tiền tiết kiệm với số tiền 100 trđ vào ngân hàng thương mại K. sau 12 tháng NHTM K trả tiền lãi cho ông A 10 triệu đồng. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
102 
Lãi suất (Interest Rate) 
	Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi trên số vốn vay mà người vay phải trả cho người cho vay trong một thời gian nhất định. 
	Lãi suất = (Tiền lãi/Vốn vay)x100 
	Ví dụ: 
	Lãi suất = (10/100)x100 = 10% 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
103 
LÃI ĐƠN (Simple Interest) 
Lãi đơn là số tiền lãi chỉ tính trên số tiền gốc ban đầu trong suốt kỳ hạn vay. Hay nói cách khác, tiền lãi của kỳ hạn trước không được nhập vào vốn vay ban đầu để tính lãi cho kỳ hạn kế tiếp. 
Lãi = số tiền gốc x Lãi suất x Số kỳ trả lãi 
Ví dụ: 
	Ông A gửi tiền tiết kiệm với số tiền 100 triệu đồng vào ngân hàng TM X, thời hạn 10 năm, lãi đơn 9%/năm. 
	Tiền lãi = 190 trđ 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
104 
LÃI KÉP (Compound Interest) 
Lãi kép là phương pháp tính tiền lãi bằng cách cộng tiền lãi của kỳ hạn trước vào số vốn vay để tính lãi cho kỳ tiếp theo trong suốt thời hạn vay. Lãi kép còn gọi là lãi nhập vốn hay lãi góp vốn. 
Lãi = Số tiền gốc x (1+Lãi suất) n 
Nhà đầu tư ở ví dụ trên nếu cho vay số tiền 100 trđ với lãi suất 8%/năm ghép lãi hàng năm. Sau 10 năm số tiền thu về cả gốc lẫn lãi là: 215,9 trđ. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
105 
BÀI TẬP ÁP DỤNG 
Nếu bạn gửi vào ngân hàng 1.000.000 đ trong thời gian 3 năm với lãi suất 8%/năm, sau 3 năm bạn sẽ nhận được bao nhiêu tiền nếu: 
Ngân hàng tính lãi kép hàng năm. 
Ngân hàng tính lãi đơn hàng năm. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
106 
BÀI TẬP 2 
Nếu bạn gửi vào ngân hàng 10.000.000 đ trong thời gian 2 năm với lãi suất 9%/năm, sau 2 năm bạn sẽ nhận được bao nhiêu tiền nếu: 
Ngân hàng tính lãi kép hàng năm. 
Ngân hàng tính lãi đơn hàng năm. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
107 
BÀI TẬP 3 
Nếu bạn gửi vào ngân hàng 100.000.000 đ trong thời gian 3 năm với lãi suất 9%/năm, sau 3 năm bạn sẽ nhận được bao nhiêu tiền nếu: 
Ngân hàng tính lãi kép hàng năm. 
Ngân hàng tính lãi đơn hàng năm. 
11/9/2021 
Le Trung Hieu - letrunghieutvu@zing.vn 
108 
BÀI TẬP 4 
Nếu bạn gửi vào ngân hàng 15.000.000 đ trong thời gian 3 năm với lãi suất 10%/năm, sau 2 năm bạn sẽ nhận được bao nhiêu tiền nếu: 
Ngân hàng tính lãi kép hàng năm. 
Ngân hàng tính lãi đơn hàng năm. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_tai_chinh_tien_te_chuong_6_tong_quan_ve_tien_te.ppt