Bài giảng Sinh lý bệnh quá trình viêm - Hoàng Thị Thanh Thảo

MỤC TIÊU

Nêu được 4 phản ứng rối loạn vận mạch trong viêm

Trình bày các phản ứng tế bào trong viêm

Nêu được mối quan hệ giữa phản ứng viêm với cơ thể

 

ppt55 trang | Chuyên mục: Sinh Lý Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Sinh lý bệnh quá trình viêm - Hoàng Thị Thanh Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
nội mạc các mao mạch tổ chức viêm 
Bạch cầu xuyên mạch 
Thoát bạch cầu qua khe hở bằng hoạt động amíp, xuyên qua màng ngoài ra khỏi tổ chức viêm 
Bạch cầu xuyên mạch 
Vận động của các bạch cầu trong ổ viêm kéo dàI trong nhiều giờ, có thể tới 24 giờ, được giảI thích theo cơ chế “hấp dẫn hoá học” (chimiotaxis), tức là các bạch cầu bị thu hút vận động tới ổ viêm bị hấp dẫn bởi các chất hoá học, thành phần của những chất đó được hình thành trong ổ viêm. 
Bạch cầu xuyên mạch 
Các bạch cầu tới ổ viêm làm nhiệm vụ thực bào, gồm các bạch cầu trung tính và các bạch cầu đơn nhân to (monocyte). 
 Bạch cầu trung tính còn được gọi là “tiểu thực bào” đối với các dị vật nhỏ như vi khuẩn còn “đại thực bào” là các bạch cầu đơn nhân to, và cả các tế bào tổ chức liên kết cố định trong điều kiện cần thiết có thể trở thành lưu động, làm nhiệm vụ “ăn” những vật lớn, các mảnh tế bào tổ chức bị huỷ hoại. 
Hoạt động thực bào của bạch cầu còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: 
ảnh hưởng của môI trường: 
Nhiệt độ thích hợp nhất đối với vận động và khả năng thực bào của bạch cầu là 36 – 38oC 
Protit huyết tương, các globulin và fibrinogen có tác dụng kích thích thực bào mạnh cho nên giảm protit huyết tương ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng thực bào của bạch cầu. 
pH của môi trường trung tính tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng thực bào ngược lại nhiễm toan thực bào bị hạn chế. 
ảnh hưởnh của thần kinh – nội tiết: 
Xúc cảm dương tinh, dùng caféin có tác dụng làm tăng cường khả năng thực bào của bạch cầu, ngược lại xúc cảm âm tính và dùng các thuốc ức chế thần kinh, thuốc ngủ (urethan, barbamil) khả năng thực bào của bạch cầu bị giảm rõ rệt. 
Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng khả năng thực bào và kích thích thần kinh phó giao cảm, làm tăng khả năng thực bào của bạch cầu. 
Hormôn các tuyến sinh dục, tuyến ức, đặc biệt thuyến giáp cũng có tác dụng kích thích thực bào. 
Rối loạn chuyển hóa 
Tại ổ viêm quá trình oxy hóa tăng làm tăng nhu cầu oxy nhưng sự xung huyết động mạch chưa đáp ứng kịp sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protid 
Rối loạn chuyển hóa glucid 
Glucid là nguồn năng lượng chủ yếu trong thực hiện phản ứng viêm, trong đó quá trình thực bào tiêu thụ rất lớn. 
Ở giai đoạn đầu, sự chuyển hóa glucid chủ yếu là ái khí , tạo ra CO2 , nhưng sẽ được dòng máu mang đi. Muộn hơn, bắt đầu có chuyển hóa yếm khí , tạo ra acid lactic tích lại trong ổ viêm, do vậy pH giảm dần từ ngoài vào trong. 
Thêm vào đó khi viêm thường có sốt và đó là nguyên nhân làm tăng chuyển hóa toàn thân, tăng sử dụng Glucose càng làm xuất hiện nhiễm acid máu. 
Rối loạn chuyển hóa lipid 
Rối loạn chuyển hóa Glucid kéo theo rối loan chuyển hóa lipid. Tại ổ viêm lượng acid béo, lipid và thể xetonic tăng cao. Nguyên nhân tăng giáng hóa lipid ngoài hậu quả của rối loạn chuyển hóa Glucid còn do các enzym chuyển hóa lipid từ tế bào viêm và từ các vi khuẩn phóng thích ra. 
Tại nơi viêm, dưới tác dụng của yếu tố gây viêm càng thấy màng tế bào của các tế bào ổ viêm có sự chuyển hóa acid arachidonic thành progtaglandin và leukotrien – là những chất gây dãn mạch, gây sốt điều này góp phần làm rối loạn vận mạch và rối loạn chuyển hóa càng nặng. 
Rối loạn chuyển hóa protid 
Chuyển hóa protid tăng do hoạt tính cao của các enzym protease, song cũng không được hoàn toàn. Các chất chuyển dở dang như polypeptid và acid amin tăng lên và tích lại 
Hậu quả 
Nhiễm toan: 
Do rối loạn chuyển hoá vật chất, các sản phẩm toan tích luỹ tại ổ viêm tăng làm tăng nồng độ ion, chủ yếu là ion H+ và gây nhiễm toan. 
Mức độ của nhiễm toan phụ tuộc vào tính chất và cường độ của viêm. ở trung tâm ổ viêm, nhiễm toan biểu hiện rõ nhất, 
Viêm càng nặng, nhiễm toan càng nghiêm trọng. Tình trạng nhiễm tuỳ theo mức độ có thể gây rối loạn tuần hoàn, gây dãn mạch, hạn chế hiện tượng tăng sinh các tế bào tổ chức liên kết 
Hậu quả 
Biến đổi áp lực thẩm thấu và áp lực keo tai ổ viêm: 
ổ viêm tập trung nhiều sản phẩm trung gian của chuyển hoá và do quá trình dị hoá potit tăng cường, mặt khác do thành mạch bị tổn thương tăng tính thấm nên các protein huyết tương thoát vào trong ổ viêm. 
Tất cả những yếu tố này làm tăng áp lực thẩm thấu và áp lực keo trong ổ viêm, cũng mạnh và rõ nhất ở trung tâm và giảm dần ở ngoại viêm. Tăng áp lực thẩm thấu và áp lực keo làm cho tổ chức viêm có tính chất giữ nước, và cùng với các yếu tố khác tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh phù viêm. 
Hậu quả 
Tạo thành và giải phóng các sản phẩm có hoạt tính sinh vật trong ổ viêm: như histamin, serotonin, các polypeptit hệ kinin, các axit nhân và dẫn xuất AMP, ATP 
 TĂNG SINH CÁC TẾ BÀO TỔ CHỨC LIÊN KẾT 
Hiện tượng tế bào tăng sinh diễn biến đồng thời với tổn thương tổ chức và rối loạn tuần hoàn 
 TĂNG SINH CÁC TẾ BÀO TỔ CHỨC LIÊN KẾT 
Giai đoạn đầu, hiện tượng tăng sinh chủ yếu thấy ở các tế bào nội mô và lớp ngoàI của huyết quản, các bạch cầu phát triển để chống đỡ kịp thời với nguyên nhân gây viêm. 
Mặt khác ở trung tâm ổ viêm phản ứng toan mạch, tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng nên hiện tượng tăng sinh khổng thể tiến hành được. 
 TĂNG SINH CÁC TẾ BÀO TỔ CHỨC LIÊN KẾT 
Hiện tượng tế bào tăng sinh còn phụ thuộc vào loại viêm và tổ chức tế bào bị huỷ hoại nhiều hay ít. 
các tế bào tổ chức ở ổ viêm bị huỷ hoại không nhiều lắm và có khả năng tái sinh tốt thì tổn thương có thể lành, tổ chức hoàn toàn hồi phục về mặt cấu tạo và chức phận. Thành sẹo thường không gây ảnh hưởng gì, nhưng với những tổn thương rộng và sâu có thể dẫn tới những biến chứng sẹo co thắt, lồi, dính làm biến dạng cấu trúc bình thường và rối loạn chức phận cơ quan 
VIÊM MÃN TÍNH 
Nhiều bệnh chỉ có viêm cấp, kết thúc bằng khỏi hoặc chết mà không chuyển sang mạn tính 
Viêm cấp tính có thể được loại trừ hoàn toàn, không để lại hậu quả đáng kể nào về hậu quả và chức năng cho cơ quan và mô bị viêm, nhưng cũng có thể chuyển sang viêm mạn tính, trong đó các dấu hiệu cấp diễn bề ngoài (sưng, nóng, đỏ, đau) không rõ rệt hoặc không có như khi còn viêm cấp 
VIÊM MÃN TÍNH 
Biểu hiện của viêm mãn gồm 
tiết dịch , nhưng sưng, đỏ và nóng thì không rõ rệt hoặc không có 
chức năng mô và cơ quan ít bị ảnh hưởng / suy giảm chậm chạp 
hiện tượng huy động bạch cầu vẫn còn nhưng không lớn, tình trạng tăng bạch cầu trung tính không rõ rệt; tuy vẫn có thực bào tại ổ viêm nhưng không mạnh mẽ: chỉ đủ sức khống chế yếu tố gây viêm mà không loại trừ được; trong khi đó cơ thể đủ thời gian để huy động các biện pháp bảo vệ bằng lympho bào và thực hiện sự hàn gắn từng phần bằng thấm nhập tê bào xơ non vào ổ viêm; tuy nhiên hàn gắn rất chậm. 
VIÊM MÃN TÍNH 
Điều kiện để một viêm cấp chuyển thành mạn tính là 
Yếu tố gây viêm còn tồn tại (vi khuẩn không bị tiêu diệt hết , dị vật chưa được loại trừ triệt để, hoặc tiếp tục tạo mới 
Bạch cầu hạt trung tính và đại thực bào tiếp tục vào ổ viêm nhưng không đủ sức loại trừ hẳn yếu tố gây bệnh mà chỉ kiềm chế và duy trì thế cân bằng. nói khác, bạch cầu tiếp tục chết tại ổ viêm (tạo dịch nhiều mủ) 
Có sự thâm nhiễm và tham gia của lympho-bào tại ổ viêm 
Có sự thâm nhập và tham gia hàn gắn của tế bào sợi non (tạo mô xương và mạch máu) ở rìa ổ viêm 
VIÊM MÃN TÍNH 
Cuối cùng viêm mãn tính bị loại trừ để lại một sẹo lớn hay nhỏ nhưng cũng có khi kéo dài để 
Chuyển sang dạng tạo thành mô hạt rồi mới bị loại trừ và để lại sẹo lồi 
Làm chết bệnh nhân do suy kiệt (lỗ dò trong viêm xương, viêm cầu thận, nhiễm mỡ, lao hạch, bụi phổi) 
QUAN HỆ GIỮA PHẢN ỨNG VIÊM VÀ CƠ THỂ 
Viêm là một phản ứng toàn thân 
Trong quá trình viêm tuỳ biểu hiện cục bộ là chủ yếu song tính chất, tình trạng diễn biến và kết thúc của viêm chịu ảnh hưởng sâu sắc của toàn thân, đồng thời phản ứng viêm cũng gây nhiều rối loạn trong toàn bộ cơ thể 
Viêm là một phản ứng toàn thân 
Trên cơ thể khoẻ mạnh diễn biến của viêm thường khả quan hơn, diễn biến mạnh và nghiêm trọng thường thấy ở cơ thể đã bị mẫn cảm gây các thể bệnh nặng, và phản ứng yếu ớt và diễn biến nguy hiểm gặp trên cơ thể suy nhược, đói ăn, người già sức đề kháng bị suy sụp. 
 Hệ thần kinh trung ương đặc biệt là vỏ não ảnh hưởng rõ rệt tới bệnh sinh của viêm. Ở động vật mất não, phản ứng viêm yếu và kéo dài. 
Viêm là một phản ứng toàn thân 
Nội tiết tố sinh dục như oestrogen ức chế rõ hoật tính nen hyauronidaza. Cắt bỏ tuyến tuỵ hoạt tính thực bào của bạch cầu giảm. 
Hệ võng mạc nội mô là nơi sinh sản ra kháng thể và các loại thực bào, có chức năng giải độc nên khi chức năng này bị suy yếu cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới phản ứng viêm 
Ảnh hưởng của viêm tới toàn bộ cơ thể 
	 - Rối loạn thần kinh xuất hiện sớm nhất, rồi tới rối loạn tiêu hoá, tiết niệu, điều hoà thân nhiệt và quan trọng nhất là những thay đổi của máu. Các rối loạn này phát sinh do tác dụng của các vi khuẩn, độc tố, các sản phẩm của rối loạn chuyển hoá và tổn thương tổ chức từ ổ viêm vào máu gây ra. 
	- Khi viêm nặng và kéo dài cơ thể suy yếu dần do thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng giảm sút có thể phát sinh những tổn thương thực thể ở những ơ quan xa (tim, gan, thận) 
VIÊM LÀ MỘT PHẢN ỨNG THÍCH ỨNG BẢO VỆ CƠ THỂ. 
Phân tích những biểu hiện chủ yếu trong viêm ta thấy có 2 loại hiện tượng: 
- Hiện tượng phá hoại do các yếu tố gây viêm xâm nhập cơ thể 
- Hiện tượng thích ứng phòng ngự đồng thời xuất hiện dưới nhiều biểu hiện: tăng tiết dịch dỉ, phù viêm có khả năng liên kết, cố định các độc tố vi khuẩn trong ổ viêm không cho hấp thu và lan rộng trong cơ thể. Chức phận thực bào và tăng sinh các tổ chức liên kết nhằm tiêu diệt nguyên nhân gây viêm, khôi phục lại các chức năng sinh lý, hàn gắn tổn thương tổ chức. Tổ chức hạt đào tạo thành hàng rào bảo vệ rất mạnh chống vi khuẩn 
NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ Ổ VIÊM 
Không làm giảm phản ứng viêm bằng corticoid, chườm lạnh, chất ức chế chuyển hòa glucidnếu viêm không gây rối loạn nặng chức năng cơ quan 
- Để viêm diễn biến và kết thúc tự nhiên , đồng thời giúp cơ thể chịu đựng tốt các hậu quả xấu của viêm (nhiễm toan, đau đớn, sốt cao); nếu cần phải giúp cơ thể loại trừ các hậu quả đó 
Điều trị nguyên nhân gây viêm hơn là điều trị triệu chứng viêm. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_ly_benh_qua_trinh_viem_hoang_thi_thanh_thao.ppt
Tài liệu liên quan