Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng tiêu hóa - Hoàng Thị Thanh Thảo

Nêu các rối loạn tiết dịch ở dạ dày

Trình bày các nguyên nhân, diều kiện gây loét dạ dày

Trình bày các nguyên nhân, cơ chế, hậu quả của rối loạn hấp thu

Trình bày các nguyên nhân, cơ chế, hậu quả của rối loạn co bóp ruột

Trình bày cơ chế bệnh sinh của tắc ruột

Trình bày cơ chê bệnh sinh của viêm tụy cấp

 

ppt83 trang | Chuyên mục: Sinh Lý Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng tiêu hóa - Hoàng Thị Thanh Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
iảm tạo secretin gây giảm tiết dịch tụy. Thiếu HCl, vô toan cũng gây giảm tạo secretin. 
- Tắc ống tụy do sỏi, u đầu tụy. 
- Các quá trình viêm ở tụy, tổn thương tuyến do tắc hoặc co thắt dòng máu của tuyến, ức chế thần kinh chức năng tuyến. 
- Chế độ ăn uống: ăn nhiều thịt, mỡ gây tăng tiết dịch tụy và ngược lại chế độ ăn nhiều rau gây giảm tiết. 
Rối loạn tiết dịch tụy 
Giảm dịch tụy gây nhiều rối loạn nghiêm trọng quá trình tiêu hóa ở ruột: 60-80% chất mỡ, 30-40% chất protit và cả chất tinh bột cũng không được tiêu hóa đầy đủ nên đi lỏng dai dẳng, phân có mỡ, nhiều sợi cơ và tinh bột chưa tiêu hết và mùi rất thối. 
Viêm tụy cấp có thể phát sinh do tắc đột ngột ống dẫn dịch tụy, trong trường hợp ngộ độc rượu, nhiễm virut, chấn thương hoặc sau một bữa ăn thịnh soạn do tiết dịch tụy quá nhiều. trong trường hợp bệnh lý các men tụy ứ lại, hoạt hóa tràn vào tổ chức tụy gây hiện tượng tự tiêu hủy tổ chức. Dịch tụy có thể tràn vào máu gây giảm huyết áp động mạch dẫn tới “trụy mạch tụy” có thể tử vong 
Rối loạn tiết dịch ruột  (dịch tràng) 
Trong dịch ruột có 3 loại men tiêu hóa chính: Erepsin tiêu protit; lipaza tiêu mỡ, lactaza và invertaza tiêu đường. Dịch ruột còn có các kích tố: kích dạ dày (secretagogue), kích tụy (secretin), kích mật (cholecystokinin), chất hoạt hóa men tụy (enterokinaza), chất ức chế gastrin (enterogastron) và chất nhày để bảo vệ niêm mạc ruột. 
Rối loạn tiết dịch ruột không còn ảnh hưởng nhiều đến tiêu hóa khi các men tụy bù lại, chỉ ở trẻ con bú có thể gây rối loạn tiêu hóa do thiếu các men tiêu sữa lactaza, invertaza 
Title 
Nguyên nhân của rối loạn tiết dịch ruột thường do: 
- Viêm ruột, các men tiêu hóa và kích tố đều giảm ngược lại, chất nhày tăng tiết co thể tới 80 lần hơn bình thường, gây đi lỏng, phân nhày. 
- Ứ máu thành ruột trong liệt mạch, sốc; thiếu máu thành ruột khi viêm đại tràng do nhiễm độc chì gây co thắt các mạch máu ruột. 
- Cắt đoạn một phần lớn ruột. 
Title 
rối loạn tiết dịch tiêu hóa ở ruột gây rối loạn tiêu hóa và hấp thu chất thức ăn, lâu dài dẫn tới suy dinh dưỡng toàn thân và trạng thái mất nước và muối nghiêm trọng 
Hội chứng tiêu lỏng 
Tiêu lỏng là tình trạng phân chứa nhiều nước, phân ở dạng nhão hay dạng lỏng tùy vào tỷ lệ nước trong phân 
Title 
tiêu lỏng cấp: Nếu đại tiện nhiều lần liên tiếp trong thời gian ngắn, khiến cơ thể mất nhiều nước theo phân 
- Tiêu lỏng mạn: Phân nhão kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng; không mất nước mà hậu quả chủ yếu là kém dinh dưỡng do giảm hấp thu. 
Title 
Nguyên nhân: 
- Tổn thương thực thể ở tế bào niêm mạc ruột như: 
+ Viêm: do ký sinh trùng, vi khuẩn và độc tố của chúng 
+ Độc chất 
- Thiếu dịch và enzym tiêu hóa: thiếu acid (trong vô toan dạ dày), thiếu enzym tụy, thiếu muối mật, thiếu dịch ruột, thiếu bẩm sinh một số enzym tiêu hóa 
- U ruột 
- Bệnh lý ngoài ruột: viêm phúc mạc, viêm ruột thừa 
Cơ chế bệnh sinh của tiêu lỏng 
- Cơ chế tăng tiết dịch: Nước từ niêm mạc ruột tiết ra có thể gấp hàng chục lần so với bình thường trong viêm ruột gây mất nước cấp diễn. 
- Cơ chế tăng co bóp: làm thức ăn qua ruột nhanh khi chưa được tiêu hóa và hấp thu đầy đủ. Dấu hiệu đặc trưng là phân sống, lổn nhổn 
- Cơ chế giảm hấp thu: Khiến lượng nước thải theo phân tăng lên 
Hậu quả 
- tiêu lỏng cấp: Hậu quả biểu hiện bằng hai hội chứng lớn 
+ Rối loạn huyết động học: Máu cô đặc gây giảm khối lượng tuần hoàn gây tụt huyết áp và tạo thêm gánh nặng cho tim. 
+ Nhiễm độc và nhiễm acid: Do mất dự trữ kiềm theo phân, tế bào chuyển hóa yếm khí, thận ngừng đào thải nước tiểu 
- Tiêu lỏng mạn: thiếu protein, thiếu vitamin, thiếu sắt, thiếu canxi 
 Tổn thương thực thể Rối loạn tiết dịch Rối loạn co bóp 
 TIÊU CHẢY 
 Mãn Cấp Mất muối 
   
Giảm hấp thu Mất nước  Máu cô  RLCH  Nhiễm toan 
    
Thiếu vitamin khối lượng tuần hoàn giảm  Thoát huyết tương  Dãn mạch 
đạm , Fe, Ca....  
  Giảm HA 
Suy dinh dưỡng  
Thiếu máu Trụy tim mạch 
 Nhiễm độc thần kinh 
Hội chứng ruột dễ kích thích 
	Là rối loạn chức năng ở ruột mà không có tổn thương thực thể, có các triệu chứng 
+ Cảm giác khó chịu dai dẳng ở cùng bụng, tạm giảm sau khi đại tiện 
+ Có ít nhất 2 trong 5 dấu hiệu sau: - Thay đổi số lần đại tiện trong ngày (>3 lần/ngày hoặc < 3 lần/tuần); - Phân không thành khuôn, nhão hoặc vón cục; - Thay đổi khi tống phân (khẩn, khó hoặc cảm giác chưa hết phân); - Phân có nhầy nhớt, chướng bụng. 
Title 
Những yếu tố có vai trò trong bệnh sinh: 
- Vấn đề tâm lý: Lo lắng, buồn bực 
- Mất thăng bằng thần kinh thực vất tại chỗ 
- tăng độ nhạy các thụ quan hóa học ở niêm mạc ruột 
- Một số trường hợp không có dung nạp với một số thức ăn do bẩm sinh. 
RỐI LOẠN CHỨC PHẬN HẤP THU Ở RUỘT 
Hấp thu là quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa qua niêm mạc ruột vào máu. quá trình hấp thu tiến hành chủ yếu ở ruột khi thức ăn được tiêu hóa thành những chất có trọng lượng phân tử nhỏ, Những chất được hấp thu bao gồm gluxit, lipit, protit, sinh tố, nước, muối nhằm duy trì cân bằng kiềm toan, nước muối cho cơ thể. 
Quá trình hấp thu đòi hỏi niêm mạc ruột phải lành lặn với đầy đủ các men chuyển hóa 
Giảm hấp thu 
Nguyên nhân 
- Nguyên nhân tại ống tiêu hóa 
+ Nguyên nhân tại ruột 
	● Nhiễm khuẩn 
● Nhiễm độc tiêu hóa 
● Giảm tiết các enzym tiêu hóa 
● Giảm diện hấp thu 
+ Nguyên nhân ngoài ruột 
● Bệnh dạ dày 
● Suy gan, suy tụy 
- Nguyên nhân ngoài ống tiêu hóa: Một số bệnh nội tiết Suy cận giáp, suy thượng thận làm giảm canxi huyết gây tăng co bóp ruột 
Hậu quả: 
+ Suy dinh dưỡng 
+ Thiếu vitamin và một số yếu tố vi lượng 
TRIỆU CHỨNG 
CƠ CHẾ 
Tiêu chảy 
2. Sụt cân 
3. Yếu cơ, phù 
4. Chướng bụng, sôi bụng 
5. Dị cảm, co giật 
6. Đau xương 
7. Vọp bẻ, yếu cơ 
8. Xuất huyết dưới da, tiêu ra máu 
9. Tăng sừng hoá, quáng gà 
10. Viêm lưỡi, viêm môi miệng 
11. Thiếu máu 
1. Tăng tiết dịch và giảm hấp thu nước , các chất điện giải . 
2. Kém hấp thu mỡ , protein và carbohydrate 
3. Kém hấp thu protein 
4. Sự lên men các carbohydrates bởi vi khuẩn đường ruột . 
5. Giảm hấp thu vitamin D và calcium 
6. Giảm hấp thu calcium 
7. Mất nhiều Kali 
8. Kém hấp thu Vitamin K 
9. Kém hấp thu Vitamin A 
10. Kém hấp thu Vitamin B12, folic acid, sắt . 
11. Thiếu Vitamin B12, folic acid, sắt 
Tăng hấp thu bệnh lý 
Thường kết hợp với tăng thấm thành ruột (xung huyết chủ động hoặc kích thích biểu mô ruột), đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ chậm lớn. Tăng hấp thu bệnh lý có thể gây nhiễm độc các sản phẩm không tiêu hóa đầy đủ của thức ăn, đôi khi thấm cả chất đạm trứng gà, sữa bò gây mẫn cảm cơ thể và phát sinh dị ứng. 
RỐI LOẠN CHỨC PHẬN CO BÓP Ở RUỘT 
Do ruột co bóp thức ăn có thể vận chuyển nhanh hay chậm, trung bình từ 1,3 đến 3 giờ sau bữa ăn thì thức ăn tới ruột non và nằm tại đó đến giờ 6-7 mới đẩy sang đại tràng và khoảng sau 24 giờ chất cặn bã (phân) được bài tiết ra ngoài. 
Tăng nhu động ruột 
T ăng nhu động ruột làm cho thức ăn chuyển qua ruột nhanh hơn và phát sinh đi lỏng. Nguyên nhân thường do: 
- Viêm ruột với tổn thương niêm mạc ruột do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh 
- tác dụng của các kích thích bất thường như thức ăn xấu. sản phẩm lên men thối, chất độc 
- Loạn sinh các vi khuẩn đường ruột. 
- Rối loạn co bóp ruột trong u manh tràng, viêm phúc mạc, rối loạn thần kinh (lo sợ, cảm động). 
Tăng nhu động ruột, ỉa lỏng ở mức độ nhất định có ý nghĩa thích ứng bảo vệ vì kích thích trung tâm thần kinh phế vị và kích hoạt dạ dày, tạo điều kiện tống ra khỏi cơ thể các sản vật độc không đồng hóa 
 đi lỏng kéo dài kết hợp với rối loạn tiết men tiêu hóa ở ruột dẫn tới rối loạn nghiêm trọng tiêu hóa và hấp thu ở ruột gây suy dinh dưỡng, sút cân, gầy. Do mất nước theo phân nên máu cô, giảm lượng máu tuần hoàn có thể dẫn tới trụy tim mạch và mất muối kiềm của dịch tụy, mặt gây nhiễm toan kéo theo nhiều rối loạn khác nữa. 
Cho nên trong điều trị ỉa lỏng, ngoài vấn đề giải quyết nguyên nhân (chống nhiễm khuẩn, chống dị ứng) phải chuyền trả nước, muối (dung dịch NaCl, NaHCO3, glucoza), chống suy dinh dưỡng 
Giảm nhu động ruột làm thức ăn vận chuyển chậm hoặc ức chế vận chuyển dẫn tới  táo bón . Có thể phân loại: 
- Táo bón co thắt phát sinh do ảnh hưởng của các yếu tố độc (nhiễm độc chì), tác dụng tâm lý (lo nghĩ, buồn phiền), trở ngại hoạt động của ruột (đau do chấn thương, loét thành ruột do lỵ ) và cả những phản xạ nội tạng- nội tạng Tất cả những yếu tố này dẫn tới co thất từng đoạn ruột và gây ứ đọng phân ở đó.  
- Táo bón trương lực phát sinh do những yếu tố tạo điều kiện làm giảm trương lực thành ruột và suy yếu nhu động ruột 
Hậu quả: 
Có thể đưa đến bệnh trĩ, thiếu máu do mất máu 
Sa trực tràng, nứt hậu môn 
Hội chứng tắc ruột 
T ắc ruột là tình trạng bệnh lý xảy ra khi một đoạn ruột bị tắc hoặc không co bóp làm thức ăn không lưu thông được 
Tắc cơ học phát sinh khi ruột bị bịt kín do khối u, giun, sẹo hoặc ruột bị xoắn, thắt, lồng 
 Tắc thần kinh khi cường dây X gây co thắt một đoạn ruột hoặc liệt dây X gây dãn hẳn một đoạn ruột (biên chứng hậu phẫu). 
Diễn biến của tắc ruột 
- Lúc đầu phần trên chỗ tắc tăng cường co bóp gây các cơn đau dữ dội và hiện tượng rắn bò ở thành bụng. Ruột bị tắc, thức ăn không lưu thông được gây xuất hiện các sóng phản nhu động làm bệnh nhân nôn mửa, nếu tắc ở phần dưới có thể nôn ra phân. 
- Nhiễm độc các chất độc ở ruột và mất nước, mất Cl làm cho diễn biến rất trầm trọng, còn có thể do phản xạ thần kinh khi ruột bị căng gây sốc. Tắc ruột ở đoạn cao, hậu quả sẽ nặng hơn, mất nước nhiều có thể gây giảm lượng máu tuần hoàn, hạ huyết áp, trụy mạch, tăng ure máu. 
Hậu quả: tùy vị trí tắc ở cao hay thấp 
+ Tắc cao: biểu hiện nổi bật là mất nước do nôn nhiều 
+ Tắc ở tá tràng: nôn ra dịch ruột kèm với mất nước và nhiễm acid 
+ Tắc ở thấp: Biểu hiện nhiễm độc sớm hơn và nặng hơn so với biểu hiện mất nước 
Biện pháp xử trí chủ yếu là phải truyền dịch, ổn định cân bằng axit bazơ, chống căng ruột bằng hút hơi và nước ở phần trên đoạn tắc. Nếu do nguyên nhân cơ học, phải giải quyết bằng phẫu thuật. 
Thank you! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_ly_benh_chuc_nang_tieu_hoa_hoang_thi_thanh_th.ppt