Bài giảng Quản trị chiến lược - Chương I: Tổng quan về quản trị chiến lược
1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC:
1.1. Đinh nghĩa:
Theo Fred R. David, Quản trị chiến lược là khoa
học và nghệ thuật:
Soạn thảo, thực hiện và đánh giá các quyết định
của các phòng ban chức năng, giúp doanh
nghiệp đạt mục tiêu đề ra.
Quá trình quản trị chiến lược gồm 6 bước:
Xác định mục tiêu
Phân tích môi trường bên ngoài
Phân tích tình hình bên trong
Hình thành chiến lược
Triển khai chiến lược
Kiểm soát chiến
ồng. Lợi nhuận: Coca Cola mang đến lợi nhuận lâu dài tối đa cho các cổ đông,, đồng thời luôn chú ý đến những trách nhiệm khác của hãng. Năng suất: Coca Cola duy trì tính hiệu quả và thích nghi nhanh chóng trong mọi hoạt động. Tuyên bố tầm nhìn của Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Đến năm 2020, Trường Đại học Kinh tế TP. HCM sẽ trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và tư vấn về khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh có uy tín ngang hàng với các cơ sở đào tạo đại học trong khu vực châu Á. Trường cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học tốt nhất, có tính chuyên môn cao; đảm bảo cho người học khi tốt nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh với nền kinh tế tòan cầu. 9. SỨ MẠNG CỦA TỔ CHỨC 9.1. Khái niệm: Sứ mạng (triết lý kinh doanh, nguyên tắc kinh doanh, niếm tin kinh doanh) là một phát biểu có giá trị lâu dài về mục đích. Nó phân biệt doanh nghiệp này với những doanh nghiệp khác. Bản sứ mạng là một bản tuyên bố lý do tồn tại của doanh nghiệp. Nó trả lời câu hỏi trung tâm “công việc kinh doanh của doanh nghiệp là gì”, “chúng ta cần làm gì/ làm như thế nào để đạt được tuyên bố tầm nhìn” Tuyên bố sứ mạng Google Sứ mạng của Google là tổ chức thông tin cho cả thế giới, khiến lượng thông tin này trở nên hữu dụng và có thể dễ dàng truy vấn mọi lúc, mọi nơi. Tuyên bố sứ mạng của Coca Cola Coca Cola luôn suy nghĩ và hành động với mục đích hòan thành sứ mạng của mình, đạt tới sự bền bỉ tuyệt đối trong việc mang đến Sự tươi mới cho toàn thế giới Khơi nguồn những giây phút lạc quan và hạnh phúc Tạo nên những giá trị khác biệt. Tuyên bố sứ mạng của Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Trường Đại học Kinh tế TP. HCM là nơi cung cấp cho người học các chương trình đào tạo chất lượng cao về khoa học kinh tế - quản trị kinh doanh; đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế tòan cấu. 9.2. Vai trò của sứ mạng Đảm bảo sự đồng tâm nhất trí về trí hướng trong nội bộ tổ chức. Tạo cơ sở để huy động các nguồn lực của tổ chức. Đề ra tiêu chuẩn để phân bổ các nguồn lực của tổ chức. Hình thành khung cảnh và bầu không khí kinh doanh thuận lợi. Đóng vai trò tiêu điểm để mọi người đồng tình tình với mục tiêu và phương hướng của tổ chức. Tạo điều kiện chuyển hóa mục đích của tổ chức thành các mục tiêu thích hợp. Tạo điều kiện chuyển hóa mục đích của tổ chức thành các chiến lược và biện pháp hoạt động cụ thể khác. 9.3. Tiến trình phát triển một bản sứ mạng Tham khảo bản sứ mạng của các tổ chức khác; Các nhà quản trị soạn bản sứ mạng của tổ chức; Nhà quản trị cấp cao hợp nhất các bản sứ mạng này thành một bản hợp nhất và gửi lại cho các nhà quản trị xem lại; Các nhà quản trị sẽ xem xét,bổ sung và tổ chức cuộc họp để thống nhất ý kiến. 9.4.Tính chất của sứ mạng kinh doanh Bản tuyên bố thái độ Cho phép tạo ra và xem xét một loạt các mục tiêu và chiến lược khả thi có thể được lựa chọn; Bản sứ mạng điều hòa một cách hiệu quả sự khác biệt giữa các cổ đông, các cá nhân và các nhóm người trong công ty. Giải quyết những quan điểm bất đồng Định hướng khách hàng Tuyên bố chính sách xã hội 9.5. Nội dung của bản tuyên bố sứ mạng Khách hàng Sản phẩm hoặc dịch vụ Thị trường Công nghệ Sự quan tâm đối với vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi Triết lý Tự đánh giá về mình Mối quan tâm đối với hình ảnh của công cộng Mội quan tâm đối với nhân viên 10. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU 10.1. Khái niệm: Mục tiêu là những đối tượng riêng biệt hay kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp muốn đạt tới. 10.2. Phân loại Mục tiêu dài hạn: Thời hạn hòan thành trên một năm; Xuất phát từ bản tuyên bố sứ mạng nhưng đưa ra nhiều nội dung cụ thể hơn; Các vấn đề của mục tiêu dài hạn: Khả năng tìm kiến lợi nhuận; Năng suất, vị trí cạnh tranh; Phát triển nhân viên, quan hệ nhân viên; Dẫn đầu về kỹ thuật; Trách nhiệm với xã hội. Mục tiêu ngắn hạn Thời hạn hòan thành dưới 1 năm; Biệt lập và đưa ra những kết quả nhắm tới một cách chi tiết. 10.3. NHỮNG MỤC TIÊU CỦA DN: 10.3.1.Mục tiêu tăng trưởng nhanh Xác định rõ tốc độ tăng trưởng; Đáp ứng các yêu cầu cơ bản: Phải xử lý rủi ro một cách khôn khéo; Có các nhà quản trị có kinh nghiệm; Hiểu rõ thị trường; Lựa chọn được thị trường mục tiêu và tập trung nguồn lực cho nó; Vạch ra một chiến lược rõ ràng và phù hợp với mục tiêu; Quản trị tài sản một cách thành công và quản trị được may rủi; Chọn đúng thời điểm để thực hiện mục tiêu. 10.3.2. Mục tiêu tăng trưởng ổn định Tăng trưởng cùng với tốc độ của ngành. 10.3.3. Mục tiêu suy giảm Phát triển chậm hơn tốc độ phát triển của ngành một cách có chủ ý. 10.3.4. Lựa chọn mục tiêu Cần xem xét tới những cơ hội và đe dọa đến từ môi trường kinh doanh; Cần xem xét đến điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp; Thái độ của ban lãnh đạo đối với rủi ro; Mục tiêu của những người năm cổ phần. 10.4.TIÊU CHUẨN CỦA MỤC TIÊU - Chuyên biệt. - Tính linh hoạt - Khả năng có thể đo lường - Khả năng có thể đạt tới - Tính thống nhất - Khả năng chấp nhận được Mâu thuẫn giữa các mục tiêu Lợi nhuận ngắn hạn và phát triển dài hạn; Tăng lợi nhuận biên và tăng vị thế cạnh tranh; Cố gắng bán hàng và phát triển thị trường; Thâm nhập thị trường hiện hữu hay phát triển thị trường mới; Có liên hệ và không liên hệ với những cơ hội mới để phát triển dài hạn; Lợi nhuận và không lợi nhuận; Phát triển và ổn đinh; Môi trường rủi ro và không rủi ro. 10.5. Những thành phần ảnh hưởng tới mục tiêu - Chủ sở hữu - Nhân viên - Khách hàng - Xã hội Thảo luận về Tầm nhìn, Sứ mạng của Trường Đại học kinh tế TP. HCM đến 2020. 11.. NĂNG LỰC CỐT LÕI CỦA DN 11.1. Khái niệm: Năng lực cốt lõi là những tài sản và năng lực mà doanh nghiệp dùng làm cơ sở cạnh tranh của nhiều hoạt động kinh doanh của mình. Năng lực cốt lõi là sự thành thạo chuyên môn hay các kỹ năng của công ty trong các lĩnh vực chính trực tiếp đem lại hiệu suất cao. 11.2. Các tiêu chí của năng lực cốt lõi: Đem lại lợi ích cho khách hàng Đối thủ cạnh tranh khó bắt trước Có thể vận dụng để mở rộng cho nhiều sản phẩm và thị trường. 11.3. Nhận diện nguồn gốc của năng lực cốt lõi Các nguồn lực: Các nguồn lực: theo nghĩa rộng, bao gồm một loạt các yếu tố tổ chức, kỹ thuật, nhân sự vật chất, tài chính của công ty. • Các nguồn lực hữu hình có thể thấy được và định lượng được, bao gồm nguồn lực tài chính, tổ chức, các điều kiện vật chất, và công nghệ. • Các nguồn vô hình bao gồm nhân sự, khả năng cải tiến và danh tiếng. Các khả năng tiềm tàng: khả năng của công ty sử dụng các nguồn lực đã được tích hợp một cách có mục đích để đạt được một trạng thái mục tiêu mong muốn 12. LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG 12.1. Khái niệm: Lợi thế do doanh nghiệp tạo ra và sử dụng cho cạnh tranh được gọi là lợi thế cạnh tranh. • Một công ty được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành. • Công ty có một lợi thế cạnh tranh bền vững khi nó có thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong một thời gian dài. 12.2. Các thành phần Cạnh tranh như thế nào: Chiến lược sản phẩm Chiến lược xác định vị trí Chiến lược sản xuất Chiến lược phân phối. Căn bản của cạnh tranh: Năng lực cốt lõi Cạnh tranh ở đâu: Lựa chọn thị trường sản phẩm Cạnh tranh với ai: Chọn đối thủ cạnh tranh 12.3. Các tiêu chuẩn của một lợi thế cạnh tranh bền vững Đáng giá Hiếm Khó bắt trước Không thể thay thế Đủ lớn Đủ lâu dài Trội hơn đối thủ Lợi thế canh tranh lâu dài của 248 doanh nghiệp SCA DN công nghệ cao DN dịch vụ DN khác Tổng cộng 1. Nổi tiếng về chất lượng 26 50 29 105 2. Dịch vụ khách hàng/Hỗ trợ sp 23 40 15 78 3. Tên tuổi, hình ảnh doanh nghiệp 8 42 21 71 4. Đội ngũ quản trị và kỹ thuật giỏi 17 43 5 65 5. Giá thành sản xuất thấp 17 15 21 53 6. Tài nguyên tài chánh 11 26 14 51 7. Hướng đến khách hàng/ nghiên cứu thị trường 13 26 9 48 8. Đa dạng hóa sản phẩm 11 23 13 47 9. Vượt trội về kỹ thuật 30 7 9 46 10. Có sẵn cơ sở khách hàng thỏa mãn 19 22 4 45 11. Phân khúc/ tập trung 7 22 16 45 SCA DN công nghệ cao DN dịch vụ DN khác Tổng cộng 12. Đặc điểm Sp/ sự khác biệt Sp 12 15 10 37 13. Không ngừng đổi mới sp 12 17 6 35 14. Thị phần 12 14 9 35 15. Kích thước/ địa điểm phân phối. 10 11 13 34 16. Giá hạ, cung ứng giá trị cao 6 20 6 32 17. Hiểu biết trong kinh doanh 2 25 4 31 18. Tiên phong/ lão làng trong ngành 11 11 6 28 19. Sản xuất hữu hiệu và linh động/nghiệp vụ được khách hàng chấp nhận 4 17 4 25 20.Lực lượng bán hàng hữu hiệu 10 9 4 23 21. Khéo tiếp thị 7 9 7 23 22. Chung tầm nhìn, chung nền văn hóa 5 13 4 22 23. Có mục tiêu chiến lược 6 7 9 22 SCA DN công nghệ cao DN dịch vụ DN khác Tổng cộng 24. Có công ty mẹ nổi tiếng và hùng mạnh 7 7 6 20 25. Địa điểm 0 10 10 20 26. Quảng cáo hữu hiệu, hình ảnh tốt 5 6 6 17 27. Mạnh dạn, có óc kinh doanh 3 3 5 10 28. Phối hợp tốt 3 2 0 10 29. Nghiên cứu và phát triển công nghệ 8 2 0 10 30. Có kế hoạch ngắn hạn 2 1 5 8 31. Quan hệ tốt với nhà phân phối 2 4 1 7 32. Khác 6 20 5 31 Tổng công 315 539 281 1135 Số doanh nghiệp 68 113 67 248 Trung bình số SCA/doanh nghiệp 4.63 4.77 4.19 4.58 Câu hỏi thảo luận Khi được hỏi về sự cần thiết của quản trị chiến lược, giám đốc một công ty TNHH cho rằng “công ty của ông ta có quy mô nhỏ và hoạt động ổn định, nên không cần chiến lược” Nhóm 1: bảo vệ quan điểm Nhóm 2: phản bác quan điểm 67 Câu hỏi tình huống: Có 5 ngành kinh doanh như sau: Tivi, nước tinh khiết, dầu gội, thời trang, xe hơi Từng cặp nhóm chọn một ngành kinh doanh đưa ra chiến lược kinh doanh Nhóm này phản biện nhóm chiến lược nhóm kia 68
File đính kèm:
- bai_giang_quan_tri_chien_luoc_chuong_i_tong_quan_ve_quan_tri.pdf