Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics theo hiệp định FTA ở Việt Nam - Hai năm nhìn lại

Tham gia Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các nước

thành viên được các nhà kinh tế học của WTO dự báo, khi các nước tham gia triển khai đầy đủ FTA sẽ

cắt giảm trung bình 14,3% chi phí thương mại của các quốc gia thành viên, đặc biệt là các nước đang

phát triển sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Việt Nam đã tham gia Hiệp định TFA và chính thức có hiệu lực

từ ngày 22 tháng 2 năm 2017, để thực hiện Hiệp định này Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 2 năm 2017 về việc phê duyệt kế hoạch hành động, nâng cao năng lực cạnh

tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một kế hoạch

hành động quốc gia về phát triển ngành dịch vụ logistics một cách toàn diện, bản kế hoạch này cũng là

động lực, phương hướng cho việc phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới.

pdf5 trang | Chuyên mục: Quản Trị Chiến Lược | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics theo hiệp định FTA ở Việt Nam - Hai năm nhìn lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 hoạt 
động logistics hiện nay ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức thực 
hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh 
vực logistics còn hạn chế về số lượng và trình 
độ. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ quản 
lý nhiều cán bộ, công chức chưa được đào tạo 
đúng chuyên ngành, vẫn còn phổ biến tình trạng 
hoạt động theo phương thức kiêm nhiệm nên 
công tác quản lý, xây dựng chính sách còn gặp 
nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do chưa có một 
chiến lược tổng thể về phát triển ngành dịch vụ 
logistics, cùng với đó là do số lượng biên chế 
được bố trí cho công tác quản lý đối với lĩnh 
vực này còn hạn chế, thiếu hụt dẫn đến trong 
quá trình thực hiện thường xuyên quá tải làm 
ảnh hưởng đến chất lượng công việc được giao.
Về phía các doanh nghiệp hoạt động trong 
lĩnh vực logistics tại Việt Nam hiện nay cho 
thấy: chi phí dịch vụ còn khá cao, chất lượng 
cung cấp một số dịch vụ chưa cao nên khi tham 
gia vào sân chơi logistics có sự cạnh tranh gay 
gắt của yếu tố nước ngoài sẽ gặp rất nhiều khó 
khăn. Những khó khăn trên bắt nguồn từ quy mô 
doanh nghiệp, từ vốn nội tại của doanh nghiệp 
cũng như kinh nghiệm và trình độ quản lý của 
doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp 
logistics Việt Nam chủ yếu ở quy mô nhỏ, có tới 
90% doanh nghiệp khi đăng ký có vốn dưới 10 
tỷ đồng, 5% có mức vốn từ 10 đến 20 tỷ đồng, 
còn lại 5% có mức vốn từ 20 tỷ đồng trở lên. 
Trong khi đó, số doanh nghiệp logistics tham gia 
Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics mới chỉ 
có gần 400 doanh nghiệp, điều đó cho thấy tính 
liên kết của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, đa 
số vẫn hoạt động đơn lẻ; về khả năng áp dụng 
phương thức, trang thiết bị kỹ thuật, ứng dụng 
công nghệ thông tin cũng như nguồn nhân lực 
chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của chuỗi 
cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, một nguyên nhân 
quan trọng nữa là do trong hoạt động thương 
mại quốc tế ở Việt Nam chủ yếu nhập CIF, xuất 
TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Soá 10 (195) - 2019
29Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
FOB nên rất ít nguồn hàng để thực hiện dịch vụ 
logistics.
Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam đang nắm 
giữ nhiều cơ sở hạ tầng, tài sản phục vụ hoạt 
động logistics như trung tâm logistics, kho, bãi, 
cảng biển, cảng cạn, đường sắt, toa xe, xe tải 
nhưng phần lớn các hoạt động này diễn ra đơn 
lẻ, thường chỉ diễn ra ở từng phân khúc nhất 
định, thiếu sự kết nối xuyên suốt để cung cấp 
dịch vụ logistics tích hợp, tối ưu hóa.
Tại Việt Nam, kết cấu hạ tầng cho hoạt động 
logistics và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ phí 
cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt cũng 
đang là những rào cản rất lớn trong hoạt động 
logistics phát triển. Việc kết nối các phương 
thức vận tải cũng là hạn chế lớn, các hành lang 
vận tải chính, trọng tâm như kết nối đường sắt, 
đường thủy nội địa với cảng biển, với các trung 
tâm đô thị, các trung tâm sản xuất - tiêu thụ hàng 
hóa chính chưa thực sự hiệu quả, đây cũng là một 
trong các nguyên nhân dẫn đến chi phí logistics 
tăng cao. Mặc dù hệ thống đường bộ đã có nhiều 
cải tiến, tuy nhiên số lượng phương tiện vận tải 
chạy rỗng còn khá phổ biến, từ đó làm giảm hiệu 
suất khai thác, tăng cao chi phí mà nguyên nhân 
cơ bản là thiếu sàn giao dịch vận tải.
Giải pháp phát triển dịch vụ logistics 
Thứ nhất, đối với các Bộ, ngành, địa phương 
và Hiệp hội doanh nghiệp có liên quan.
Cần quán triệt sâu sắc quan điểm, định 
hướng, nhận thức chỉ đạo nhất quán, xuyên suốt 
quá trình phát triển ngành dịch vụ logistics, coi 
đây là một ngành dịch vụ cơ sở hạ tầng đóng 
vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng 
trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng 
lực cạnh tranh cũng như nâng cao chất lượng, 
hiệu quả phát triển kinh tế ở nước ta.
Quyết liệt triển khai thực hiện Quyết định 
200/QĐ-TTg, đồng thời cùng nhau triển khai 
nhiệm vụ trong Kế hoạch cải thiện Chỉ số hiệu 
quả logistics của Việt Nam được ban hành kèm 
theo Quyết định số 708/QĐ-BTC ngày 26/3/2019 
của Bộ Công thương. Bên cạnh đó cần tuyên 
truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp 
hoạt động trong lĩnh vực logistics thực hiện có 
hiệu quả các văn bản pháp luật hiện hành có liên 
quan, nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu 
phát triển ổn định và bền vững.
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính bằng 
cách cắt bỏ hoặc đơn giản hóa các thủ tục hành 
chính liên quan, đặc biệt là các thủ tục kiểm tra 
chuyên ngành. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng 
công nghệ thông tin trong các khâu ở các cấp 
quản lý, đổi mới tổ chức hoạt động, chính sách 
về đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng thương 
mại, hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp với 
tình hình thực tiễn của Việt Nam.
Rà soát lại quy hoạch ngành logistics thông 
qua xây dựng các trung tâm logistics có sự kết 
nối hiệu quả với các hệ thống cảng biển, đường 
giao thông trong nước và khu vực tạo thành 
những tuyến, luồng vận chuyển hàng hóa thuận 
lợi, hiệu quả cao. Cùng với đó là xây dựng 
những chính sách khuyến khích việc xã hội hóa 
trong đầu tư, nhưng trước hết cần bố trí nguồn 
ngân sách trung ương và địa phương để đầu tư 
cho các hạng mục công trình trọng điểm, ở khu 
vực được đánh giá là địa điểm kinh tế tiềm năng 
cho phát triển ngành logistics. 
Thứ hai, đối với các hiệp hội doanh nghiệp.
Các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng ở 
Việt Nam hiện nay cần tổ chức, sắp xếp lại quy 
trình sản xuất hợp lý, tối đa hóa các công đoạn 
trong chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao hiệu quả, 
tối giản chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh 
doanh nhằm tăng cao hiệu quả, thúc đẩy sự cạnh 
tranh của hàng hóa và các ngành hàng.
Các doanh nghiệp dịch vụ logistics tích cực 
hơn nữa trong tham gia ký kết các văn bản hợp 
tác ghi nhớ, hợp đồng và các chuyến giao lưu 
hợp tác giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics 
Việt Nam với các hiệp hội doanh nghiệp quốc tế, 
các đơn vị đào tạo.
Kiến nghị các cấp quản lý về việc xây dựng 
sàn giao dịch vận tải điện tử phục vụ cho các 
vùng kinh tế trọng điểm, các tuyến đường trọng 
điểm nhằm tiết giảm tối đa xe chạy rỗng.
TAØI CHÍNH VÓ MOÂSoá 10 (195) - 2019
30 Taïp chí nghieân cöùu Taøi chính keá toaùn
Thứ ba, đối với các doanh nghiệp hoạt động 
trong lĩnh vực logistics
Đẩy mạnh sự liên kết giữa các trung tâm 
logistics và các doanh nghiệp kinh doanh kho, 
bãi, cảng, ngành đường sắt, doanh nghiệp vận 
tải thành một chuỗi liên kết xuyên suốt, từ đó 
cung cấp dịch vụ logistics có sự tích hợp. Đặc 
biệt là việc liên kết các doanh nghiệp logistics 
tạo thành mạng lưới vận tải đa phương thức, 
thông qua việc kết nối giữa các doanh nghiệp 
logistics của Việt Nam với các doanh nghiệp 
trong khu vực và thế giới, nhằm nâng cao hiệu 
quả hoạt động trong thời gian tới.
Cần thiết phải khơi thông, phát triển thị 
trường dịch vụ và tạo điều kiện để doanh nghiệp 
dịch vụ logistics Việt Nam nhanh chóng vươn 
lên, bắt kịp trình độ phát triển của thế giới thông 
qua việc kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, 
doanh nghiệp kinh doanh thương mại với các 
doanh nghiệp dịch vụ logistics. Đồng thời xây 
dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp dịch vụ 
logistics mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động ra 
nước ngoài.
Thường xuyên cử nhân viên công ty tham 
gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, cập nhật văn 
bản quy phạm pháp luật, trao đổi, tọa đàm giữa 
cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị đào tạo và 
doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ 
cán bộ nhân viên trong quản lý, đặc biệt là đào 
tạo về nghiệp vụ, kỹ năng và tiếng Anh chuyên 
ngành.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 
trong lĩnh vực giao nhận vận tải, đặc biệt là ứng 
dụng công nghệ thông tin đối với cả quá trình 
xử lý chuỗi cung ứng dịch vụ, đảm bảo kết nối 
chặt chẽ giữa các bên tham gia cũng như kiểm 
soát hiệu quả về mặt thời gian, chi phí và chất 
lượng dịch vụ.
Phát triển đầu mối nguồn hàng từ bộ phận 
sale trong công ty thông qua các chính sách hỗ 
trợ đặc biệt cho đội ngũ này.
Một thực tế cần thiết và cấp bách là các doanh 
nghiệp phải liên kết với nhau để vừa hỗ trợ, thúc 
đẩy nhau cùng phát triển.
Thứ tư, về đào tạo nguồn nhân lực cho ngành 
logistics.
Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo 4 nghề về logistics 
bao gồm: nhân viên nhà kho, giám sát nhà kho, 
nhân viên logistics và nhận viên giao nhận thông 
qua các chương trình đào tạo liên kết với các 
đơn vị nước ngoài.
Đẩy mạnh hoạt động của Ban tư vấn về đào 
tạo logistics có đại diện của các chuyên gia 
nhiều kinh nghiệm trong quản lý, đào tạo và sử 
dụng lao động thuộc lĩnh vực logistics của Úc 
và Việt Nam.
Thường xuyên tập huấn cho các giảng viên, 
giáo viên về phát triển chương trình và tổ chức 
đào tạo ngành logistics có sự tham gia mạnh mẽ 
của doanh nghiệp theo mô hình của các nước 
phát triển như Úc.
Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề 
cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện liên kết 
trong đào tạo ngắn hạn và dài hạn nguồn nhân 
lực chất lượng cao cho ngành logistics. Cùng 
nhau xây dựng chương trình đào tạo cấp đại 
học và trên đại học, theo chương trình đào tạo 
quốc tế của hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế 
(FIATA) và Hiệp hội giao nhận vận tải ASEAN 
(AFFA). Đặc biệt, trong quá trình đào tạo theo 
chương trình quốc tế cần thống nhất chuẩn đầu 
ra và tiến tới mở rộng, công nhận các học phần, 
tín chỉ của nhau sẽ giúp cơ sở đào tạo nhanh 
chóng mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo 
trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo:
Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng 2 năm 2018.
Báo cáo tổng kết ngành Hải quan các năm 2017, 2018.
Tài liệu Hội nghị toàn quốc về logistics do Thủ tướng 
Chính phủ chủ trì ngày 16 tháng 4 năm 2018 tại Hà Nội.
Tài liệu phục vụ phiên họp của Ủy ban 1899 về Báo cáo 
tình hình phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam, ngày 30 
tháng 7 năm 2019.
Tài liệu Hội nghị về phát triển dịch vụ logistics tại Hải 
Phòng “nâng cao năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh liên 
kết vùng” do Bộ Công thương phối hợp với UBND TP. Hải 
Phòng tổ chức ngày 12 tháng 7 năm 2019.
TAØI CHÍNH VÓ MOÂ Soá 10 (195) - 2019

File đính kèm:

  • pdfday_manh_phat_trien_dich_vu_logistics_theo_hiep_dinh_fta_o_v.pdf
Tài liệu liên quan