Bài giảng Nhóm máu ABO và Rh

Hệ thống nhóm máu là một nhóm kháng nguyên được mã hoá bởi các allele nằm trên một hoặc nhiều locus liên kết chặt chẽ với nhau và hầu như không có phản ứng chéo.

Gen nhóm máu: NST thường

Định luật Menden

Đồng trội.

 

ppt40 trang | Chuyên mục: Huyết Học và Miễn Dịch | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Nhóm máu ABO và Rh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ơn vị máu Rh dương sẽ tạo kháng thể 
Tiếp sau là các kháng nguyên K, c, E, Fy a , Jk a , S, s... 
Cấu trúc kháng nguyên 
Carbohydrat: ABO, Lewis, P 
galactose (Gal), N-acetyl-galactosamine (GalNAc), N-acetyl-glucosamine (GlcNAc), fucose (Fuc), and N-acetyl-neuraminic acid (NeuNAc). 
Protein: Rh, Kidd 
Là các protein xuyên màng (1 lần hay nhiều lần) 
Glycoprotein: MNSs, Kell, Duffy và Lutheran 
Vị trí của kháng nguyên 
Phần lớn kháng nguyên trên màng hồng cầu. 
Một vài loại kháng nguyên tồn tại trong huyết thanh và được hấp thụ lên màng hồng cầu (như kháng nguyên hệ Lewis). 
Một số kháng nguyên chỉ xuất hiện trên màng hồng cầu. Một số khác vừa xuất hiện trên hồng cầu lại vừa xuất hiện trên bạch cầu, tiểu cầu, trong các tổ chức, hay hoà tan trong huyết thanh, trong các dịch tiết (nước bọt, sữa...). 
Có một số KN bình thường bị che lấp bởi màng hồng cầu và chỉ được bộc lộ ra dưới tác dụng của các men tiêu đạm. 
HỆ NHÓM MÁU ABO 
Sơ lược lịch sử 
Hệ ABO là hệ nhóm máu được phát hiện sớm nhất bởi Landsteiner (bác sỹ người Áo, giải Nobel Y học 1930). 
Năm 1901, Landsteiner phát hiện các nhóm máu A, nhóm máu B và nhóm máu O 
Năm 1902, Decastello và Sturli phát hiện ra nhóm máu AB 
Nhóm máu 
KN trên màng HC 
KT trong HT 
Kiểu gen 
A 
A 
Anti-B 
AA/AO 
B 
B 
Anti-A 
BB/BO 
O 
Không có 
Anti-A 
Anti-B 
OO 
AB 
A, B 
Không có 
AB 
- 3 allele A, B, O, nằm trên NST số 9, di truyền theo định luật Mendel 
- allele A và B là trội so với allele O 
- 2 allele A và B là đồng trội 
HỆ NHÓM MÁU ABO 
Bố: A	x	Mẹ: O 
1)Bố AA	Mẹ: OO 
Con: AO: máu A 
2)Bố AO	Mẹ: OO 
Con: 	AO: máu A 
	OO: máu O 
HỆ NHÓM MÁU ABO 
Bố: O	x	Mẹ: AB 
Con:máu AB 
Không phải là con của bố 
Bố đẻ của con là máu A, B hoặc AB 
Con máu O 
Không phải là con của mẹ 
Mẹ đẻ của con là máu A, B, hoặc O 
HỆ NHÓM MÁU ABO 
KN hệ ABO 
Các gen ABO không tạo ra kháng nguyên trực tiếp mà tạo ra men glycosyl-transferase để tổng hợp nên KN 
Gen H: fucosyltransferase 
Gen A: N-acetylgalactosaminyltransferase 
Gen B: galactosaminyltransferase 
Gen O: gen câm 
HỆ NHÓM MÁU ABO 
Tiền chất 
KN H 
KN A 
KN B 
Gal 
Gal 
GlcNac 
Fuc 
Gal 
Gal 
GlcNac 
Fuc 
GalNac 
Gal 
Gal 
GlcNac 
Fuc 
Gal 
Gal 
Gal 
GlcNac 
Glycoprotein/glycolipid 
Tiền chất có 2 type tuỳ theo liên kết giữa Gal cuối cùng và GlcNAc 
Chất nền có thể là chuỗi glycolipid, glycoprotein hay glycosphinglipid 
Gal 
GlcNac 
Gal 
GlcNac 
 1-> 3 
 1-> 4 
 type 1 
type 2 
HỆ NHÓM MÁU ABO 
KN A 
KN B 
KN H 
KN A,B 
KN H 
AA/AO 
OO 
AB 
acetylgalactosaminyltransferase 
BB/BO 
galactosaminyltransferase 
acetylgalactosaminyltransferase 
galactosaminyltransferase 
Tiền chất 
fucosyltransferase 
HH/Hh 
HỆ NHÓM MÁU ABO 
KN hệ ABO (ABH) 
bắt đầu hình thành từ ngày thứ 37 của phôi và phát triển hoàn toàn khi 3 tuổi 
Ngoài hồng cầu, kháng nguyên ABH còn có thể tìm thấy trên các tế bào khác ( tế bào biểu mô, tuỷ xương, thận, tinh trùng, sữa, tế bào nước ối, lymphocyte và tiểu cầu) và trong dịch tiết. Không có kháng nguyên ABH trên bạch cầu hạt . 
Tần suất: O > B > A > AB 
Về mặt sinh học phân tử, 
Gen A và B khác nhau 7 nucleotid 
 do đó enzyme do gen A và gen tạo ra B khác nhau 4 acid amine, 
Gen O bị mất một nucleotid so với gen A 
 làm dịch chuyển bộ 3 mã hoá (codon) tạo ra O-transferase không có khả năng thêm phân tử đường vào chất H. 
Kháng nguyên trong dịch tiết 
KN ABH hoà tan có thể được tiết ra bởi các tế bào mô (tissue cells) 
 có thể tìm thấy chúng trong tất cả dịch tiết (đường tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp) của cơ thể tuỳ thuộc vào gen ABO và gen Se (secretor). 
Gen Se (kiểu gen SeSe, Sese) kiểm soát sự hình thành KN H trên tiền chất type 1 (và gián tiếp là KN ABO) trong tế bào tiết. 
Gen Se không ảnh hưởng đến sự hình thành KN ABH trên hồng cầu. (Có khoảng 80% dân số Mỹ có gen Se). 
Sự di truyền của gen Se là độc lập với gen ABO 
Kháng nguyên trong huyết tương 
Kháng nguyên A, B, H có ở trong huyết tương ở người có gen Se và không có gen Se 
Đối với người có gen Se: type 1 và type 2 
Đối với người không có gen Se: chỉ có type 2 
Kháng nguyên ABO 
Có 4 kháng nguyên chính 
Kháng thể 
Kháng thể tự nhiên 
Kháng thể miễn dịch 
Tự kháng thể 
Kháng thể tự nhiên 
Gồm anti-A ở người máu B, anti-B ở người máu A, anti-A và B ở người máu O, anti-A1 ở người máu A2, A2B, anti-H ở người máu A1, A1B và Bombay. 
Đây là những kháng thể xuất hiện không thông qua một quá trình miễn dịch rõ ràng. 
Có thể được hình thành do tiếp xúc với các chất polysaccaride có cấu trúc gần giống với các chất ABH hiện diện phổ biến ở vi khuẩn, hạt cây. 
Các kháng thể thường xuất hiện sau khi sinh vài tháng, trong khoảng 3 đến 6 tháng đầu các kháng thể này có chuẩn độ rất thấp không thể phát hiện được. 
Đôi khi có thể tìm thấy kháng thể ở trẻ sơ sinh, nhưng phần lớn các trường hợp này là do kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai. 
Sự sản suất kháng thể cao nhất ở 5-10 tuổi, sau đó thì giảm dần theo thời gian. Người trên 65 tuổi thường có chuẩn độ kháng thể thấp nên cũng có thể không phát hiện được. 
Sự vắng mặt anti-A, anti-B ở người bình thường (trừ nhóm máu AB) là rất hiếm, tần suất <0,01%. 
Ngoài sự hiện diện trong huyết tương, còn tìm thấy các kháng thể trong sữa, dịch màng bụng, nước bọt, nước mắt. 
Các kháng thể tự nhiên thường là IgM , 
Hoạt động tối ưu ở 4-20 0 C (nhưng vẫn có thể hoạt động ở 37 0 C) và ở môi trường NaCl 0,9% 
Bị huỷ ở 70 0 C trong 10 phút, 
Không truyền qua nhau thai 
Kết hợp với bổ thể mạnh . 
Đa số anti-A và anti-B là IgM, một phần nhỏ là IgG và IgA 
Trong nhóm máu O không chỉ có anti-A, anti-B mà còn có anti-A,B . 
Kháng thể anti-A,B thường là hỗn hợp IgM, IgG hoặc IgM, IgG và IgA. 
Kháng thể anti-A1 thường không hoạt động ở 37 0 C nên chỉ gây tiêu huỷ một phần nhỏ hồng cầu A1 
Kháng thể anti-H (nếu có) thì thường hiện diện với nồng độ thấp. Anti-H hoạt động ở nhiệt độ thấp, có bản chất thường là IgM. Do đó nó không có vai trò quan trọng trong truyền máu. 
Ý nghĩa về mặt lâm sàng 
Kháng thể tự nhiên hệ ABO là những kháng thể ngưng kết mạnh, làm tan hồng cầu mang kháng nguyên tương ứng, hậu quả là gây nên những tai biến tiêu huyết trầm trọng trong lòng mạch, có thể đưa đến tử vong. 
Trong thực hành truyền máu, phải tuyệt đối tránh không để xảy ra những phản ứng loại này. 
KT ABO có thể gây bệnh lý tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu nhưng thường biểu hiện nhẹ do KN ABO chưa phát triển đầy đủ khi sinh. 
Kháng thể miễn dịch 
Đó là những kháng thể thông qua sự miễn dịch rõ ràng 
Chủ yếu là do mang thai bất thuận hợp (mẹ máu O, con máu A hay B). 
Ngoài ra việc truyền huyết tương hay kết tủa lạnh có chứa chất A hay B có thể gây miễn dịch tạo kháng thể tương ứng. 
Bản chất của kháng thể miễn dịch thường là IgG, chúng qua được nhau thai và không bị huỷ diệt ở 70 0 C trong 10 phút. 
Biểu hiện chứng tỏ có anti-A hoặc anti-B miễn dịch: 
Tăng hiệu giá kháng thể 
Tăng độ nhạy 
Khó trung hòa kháng thể với chất A hay B 
Có tan máu và hoạt động của kháng thể ở 37 o C mạnh hơn 4 o C (ngược so với bình thường). 
Người nhóm máu O vừa có kháng thể tự nhiên vừa có kháng thể miễn dịch gọi là người có nhóm máu O "nguy hiểm". 
Tự kháng thể ABO 
Tương đối hiếm gặp 
Trong 1 nghiên cứu: chỉ có 6 BN có tự KT ABO trong số 4668 bệnh nhân có tự kháng thể 
HỆ NHÓM MÁU Rh 
HỆ NHÓM MÁU Rh 
Hệ Rhesus (Rh) là hệ thống nhóm máu có kiểu hình đa dạng nhất 
Khoảng 50 kháng nguyên khác nhau. 
5 KN chính: D, C, c, E, e 
3 cặp alen D-d, C-c, E-e 
Đồng trội 
Gen d là len câm 
HỆ NHÓM MÁU Rh 
Kháng nguyên hệ Rh 
Là Protein 
Tham gia vào cấu trúc màng hồng cầu 
Không biểu hiện trên các mô khác 
Sau khi sinh đã phát triển hoàn thiện 
KN D tạo miễn dịch mạnh nhất 
Có KN D: D (+) hay Rh dương (VN: >99,9%) 
Không có KN D: D (-) hay Rh âm 
HỆ NHÓM MÁU Rh 
Kháng nguyên hệ Rh 
KN D u : (D yếu) 
Là biến thể yếu của KN D 
Đột biến gen tạo ra gen mã hoá kháng thể D yếu 
Allele D và C ở 2 haplotype khác nhau, ví dụ như Dce/dCe 
Kháng nguyên D dạng khảm (mosaic): trong trường hợp này, một hay nhiều phần của kháng nguyên D bị thiếu hụt 
Phát hiện bằng test coombs gián tiếp 
Có khả năng tạo miễn dịch ở những người Rh âm  Lưu ý khi t ruyền máu 
Phải coi người Du là nhóm máu D(-) khi nhận máu và là nhóm máu D(+) khi cho máu 
HỆ NHÓM MÁU Rh 
Kháng nguyên hệ Rh 
Di truyền: có 2 gen liên kết chặt chẽ (trên NST số 1) 
Gen 1: mã hóa KN D (không có KN d) 
Gen 2: mã hóa các KN C, c, E, e 
Có 8 haplotype: Dce, DcE, dce, Dce, dCE, dCe, DCe, dcE 
D 
D 
CE 
ce 
HỆ NHÓM MÁU Rh 
Kháng thể 
Chỉ có kháng thể miễn dịch 
Do truyền máu 
Mang thai 
IgG: qua được nhau thai 
Không kết hợp bổ thể: tan máu ngoại mạch 
Gây nên bệnh lý tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ con 
Ý nghĩa lâm sàng của hệ nhóm máu Rh 
Phản ứng do truyền máu 
Ở người nhóm máu D(-), khi phát hiện trong cơ thể có anti-D, tức là trong tiền sử đã tiếp xúc với hồng cầu D(+) do mang thai hay truyền máu. Kháng thể xuất hiện khoảng 120 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên và 2- 7 ngày khi tiếp xúc lần hai. 
xảy ra ở ngoài lòng mạch, nên bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, bilirubin máu tăng nhẹ, hemoglobin và haptoglobin giảm, nghiệm pháp Coomb trực tiếp dương tính. 
Bệnh thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh 
Bệnh thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh do kháng thể Rh thường nặng nề, kháng nguyên D chiếm 50% trường hợp. 
Dự phòng nguy cơ tan máu do bất đồng Rh: sử dụng globulin miễn dịch kháng Rh. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_nhom_mau_abo_va_rh.ppt
Tài liệu liên quan